“Lính Trận Miền Xa” – Sự rụt rè của người lính anh hùng trong tình yêu thời chiến

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.

Đó là hai câu thơ mà nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả về cuộc đời người lính trong bài thơ “Tây tiến”. Cuộc đời người lính là cuộc phiêu lưu đánh đổi tuổi trẻ, χươиɢ мáυ của bản thân để đổi lấy tấc đất, thửa ruộng quê nhà, đổi lấy hòa bình của dân tộc. Vậy còn họ, những người lính quả cảm ấy còn lại gì? Họ đã quên mình vì quê hương xứ sở, vì nụ cười của đàn em mai sau, họ đã chấp nhận đánh đổi hạnh phúc bản thân đổi lấy hạnh phúc cho mọi người. Thấu hiểu điều đó, thấu hiểu cho nỗi lòng những người lính trẻ khi phải chia xa người yêu lên chiến tuyến mà nhạc sĩ Bằng Giang và Châu Kỳ đã sáng tác ca khúc “Lính trận miền xa”. Ca khúc “Lính trận miền xa” là tiếng lòng của những chàng lính trẻ khi chia xa người yêu để lên đường hành quân, là nỗi nhớ triền miên. Và qua ca khúc này, nhạc sĩ Bằng Giang còn muốn ngợi ca phẩm chất, tinh thần bất khuất của người lính thời chiến.

Nhạc sĩ Bằng Giang

Bằng Giang tên thật là Trần Văn Khôi. Ông là một nghệ sĩ Việt Nam sinh ra vào những năm 1939 tại vùng quê Biên hòa. Bằng Giang đam mê âm nhạc từ khi còn rất nhỏ, ông cùng nhạc sĩ Chế Linh đồng sáng tác hai nhạc phẩm là: Đêm buồn tỉnh lẻ và Bài ca kỷ niệm. Bên cạnh đó, Bằng Giang độc lập sáng tác một số ca khúc làm nên tên tuổi ông như: : Thành phố mưa bay, Người em xóm đạo, Người về đơn vị mới,…

Mở đầu nhạc phẩm là lời tự giới thiệu “Tôi lính trận xa nhà” để hằng đêm gửi niềm vui cho gió mang đi.

Tôi lính trận xa nhà
Từng đêm từng đêm
Phút vui quyện theo gió
Muốn biết ai yêu hẹn hò.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do danh ca Chế Linh trình bày.

“Lính trận miền xa” ca từ gần gũi, mộc mạc mà như chạm đến trái tim người nghe. Phải chăng đó cũng là một lời thở than, một niềm nhớ nhung quê nhà mà người lính luôn canh cánh bên lòng. Xa rời quê hương xứ sở, cuộc viễn chinh đầy sương gió, khó khăn, người lính chỉ biết góp nhặt những niềm vui trên chặng đường hành quân để rồi khi đêm về, anh gửi gió mang theo phút vui ấy đến quê nhà.

Lòng người hay đắn đo
Đời đã ban cho
Bạn đường là tay ѕúиɢ
Mến yêu tôi thuỷ chung.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Khánh trình bày.

Những người lính trẻ với trái tim nhiệt thành cho đất nước nhưng họ vẫn khát khao được tình yêu đôi lứa. Rồi hiện thực khốc liệt, cнιếɴ тʀᴀɴн tàn phá nước nhà, họ phải cầm ѕúиɢ lên đường bảo vệ đất nước và đành gác lại ước muốn của bản thân. Họ lại tự an ủi mình đường hành quân họ không cô đơn, vì “bạn đường là tay ѕúиɢ”. Họ không sợ giặc tàn bạo, chỉ sợ phụ lòng người họ yêu  “lòng người hay đắn đo”. Phải, họ sợ hãi người họ yêu rồi sẽ nản lòng, chùn chân, họ sợ bản thân có đi không về để người ở lại mãi chờ mong. Nên người lính luôn tự an ủi bản thân sẽ chỉ làm bạn với ѕúиɢ, sẽ mãi thủy chung cùng tay ѕúиɢ.

Đi đánh trận trăm miền
Miền xa thật xa
Có ai còn yêu lính
Như những khi yêu người tình

Đánh trận trăm miền xa xăm, người lính luôn tự ti, họ tự ti vì không biết liệu người yêu có thể chờ,liệu có còn giữ mãi tình yêu cho người lính. Bởi người ta thường nói “xa mặt cách lòng” nên người lính luôn e dè, ngại ngần. Qua đây ta mới càng thêm thương và yêu người lính. Những người lính anh hùng trước mưa ʙoм ʙão đạɴ của quân thù, người lính can trường trên chiến trường cũng có những giây phút yếu đuối. Họ cũng như chúng ta, cũng khát khao tình yêu, nên họ mới sợ hãi. Không phải họ sợ cнếт, cũng không phải họ sợ vất vả chinh chiến. Họ sợ cái cнếт chia cắt tình yêu, sợ khoảng cách ngăn lòng người thương.

Gọi rằng em nhớ anh
Trọn kiếp xuân xanh
Để dành riêng cho lính
Với tất cả hồn trinh.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Trường Vũ trình bày.

Và như lời khẳng định để đáp lại nhưng e dè, nhưng bâng khuâng của người lính là câu hứa “ em nhớ anh, trọn kiếp xuân xanh”. Cả cuộc đời này em sẽ luôn nhớ anh, tấm lòng này em chỉ dành cho anh, dành cho anh “với tất cả hồn trinh”. Nếu người lính từng bâng khuâng, đắn đo bao nhiêu thì nay sự khẳng định này như một bùa chú hóa giải tất cả. Anh cứ an tâm chinh chiến, em ở quê nhà luôn chờ anh, và sẽ mãi chờ mỗi anh thôi!

Tôi nơi biên trấn xa xăm
Em phòng kín khuê phòng
Tôi và em đêm từng đêm
Dặn lòng xin chớ quên
Hai đứa ở hai miền.

Hai người dù ở hai nơi, kẻ “biên trấn xa xăm”, người “phòng kín khuê phòng” nhưng tấm lòng họ ở cạnh nhau, luôn hướng về nhau. Để đêm từng đêm nhìn trăng kia trên cao, họ luôn tự nhớ về hình bóng đối phương, luôn nhớ về câu thề nguyện ban đầu, sẽ mãi chờ nhau dù có cách xa bao lâu.

Tôi lính trận bưng biền
Nguyện đem bình yên
Hiến quê nhà tôi luyến mến
Hỡi em yêu dịu hiền.
Lời thề khi mới quen
Đừng chóng lãng quên
Cuộc đời tôi lính chiến
Nhưng vẫn mộng về em.

https://www.youtube.com/watch?v=b7sUcsCaL5M

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Duy Quang trình bày.

Câu ca  “Tôi lính trận bưng biền. Nguyện đem bình yên. Hiến quê nhà tôi luyến mến” như một sự thầm khâm phục của nhạc sĩ Bằng Giang dành cho người lính. Khâm phục trước nghĩa cử cao đẹp của họ, khâm phục trước tấm lòng yêu quê hương đất nước trên cả tình yêu cá nhân của bản thân. Họ cũng sợ hãi, cũng khao khát được sống yên bình, được yêu trong nền trời hòa bình. Nhưng khi giặc đến, họ quên đi lợi ích của bản thân, họ chỉ nghĩ cho quê hương, họ chấp nhận hiến dâng tuổi trẻ, sức lực và cả sinh mạng cho bình yên quê nhà. Và họ chỉ mong người họ yêu có thể hiểu cho cuộc đời người lính trận xa nhà. Họ mong người con gái họ yêu có thể chấp nhận họ, có thể giữ nguyên lời hẹn ước thuở ban đầu. Và bằng tất cả danh dự cũng như tinh thần của người lính, cái họ có thể cho người yêu là sự thủy chung, là sự khẳng định dù anh có chinh chiến bao miền, anh vẫn mộng về em, vẫn sẽ luôn nhớ em, chờ anh nhé!

Nhạc khúc “Lính trận miền xa” như một câu chuyện của chàng lính trận xa nhà về tình yêu. Cho dù người lính có dung cảm thế nào trước quân thù thì trong tình yêu anh vẫn người tự ti. Người lính hy sinh tất cả vì đất nước nhưng sâu thẳm bên trong trái tim anh luôn khao khát tình yêu, anh muốn yêu và được yêu. Mong muốn một tình yêu trường tồn, một tình yêu không phai nhòa dù sự ngăn cách của hai miền. Qua đó, chúng ta phần nào có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống của người lính. Cũng như càng khâm phục trước tấm lòng của họ dành cho đất nước. Vì vậy, hãy biết ơn, hãy trân trọng và tôn vinh những người lính dũng cảm ấy đã hy sinh để chúng ta có một cuộc sống ấm êm. Họ xứng đáng được tôn vinh là “Anh hùng”!

Viết một bình luận