Ký ức Tết xưa – Tiêu hết tiền lì xì vào Rạp Hát, thiên đường của ngày Tết

Sài Gòn trong ký ức những người xưa thì đẹp nhất và vui nhất chính là rạp hát. Những người con xa xứ ngày trở về cùng lủi thủi tìm lại cho mình hình ảnh còn lại của rạp hát xưa.

Những địa điểm mà hiện tại là nhà hàng, nhà văn hóa, khách sạn thì ngày trước chính là rạp hát. Làm sao biết được điều này ư? Đó là dựa vào kí ức của những người đã rời khỏi Sài Gòn từ ngày rạp hát còn phổ biến. Trước những thay đổi của hiện tại, một lần nữa họ chỉ trầm tư, ngắm nhìn, nuối tiếc rồi hiện về trong tâm trí mình những ký ức của ngày xưa.

SAIGON 1967 - Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu
SAIGON 1967 – Rạp Cao Đồng Hưng đường Bạch Đằng, gần chợ Bà Chiểu

Chuyện cái tết của năm xưa cứ như vậy hiện về trong tâm trí. Chính là những mạch kí ức nhỏ bé không có khởi đầu cũng không có kết thúc. Trong dòng suy tư ấy tất nhiên sẽ có câu chuyện liên quan về rạp hát – thiên đường của những ngày tết xưa.

Niềm vui của những đứa trẻ nghèo chính là dành dụm ít tiền rồi cùng nhau đi xem hát bóng, cải lương. Sau thời gian đi học, phụ ba mẹ thì chúng lại quanh quẩn bên các rạp hát Tân Bình, Tân Lạc để xem phim Ấn Độ, phim cao bồi, phim kiếm hiệp,…

Với rạp Vĩnh Khánh, được xem là rạp hát nghèo nhất bấy giờ chuyên hát bóng tuồng võ hiệp Tàu. Ngoài ra còn cho những đoàn cải lương nhỏ thuê để hát cầu vận may không rả đoàn.

Vào những ngày tết, tụi nhỏ có tiền lì xì đầy túi. Trước cửa của đoàn hát luôn có ánh đèn rực rỡ chớp nhoáng cùng những tấm baron vẽ gương mặt diễn viên, tuồng tích trong những ngày tết. Rạp chiếu bóng thì bày ra những bức vẽ hình ảnh trong phim để thu hút sự chú ý.

Trước lúc đó thì báo cũng đã đăng quảng cáo xôm tụ về diễn viên, phim và sự kiện nổi bật, những vở diễn mới, ấn tượng,….Chỉ cần đi ngang qua rạp hát, nhìn mớ bangron dán phía ngoài là cảm nhận được không khí của ngày tết.

Tụi nhỏ bắt đầu nôn nao chờ ngày có tiền để đi xe buýt lên thành đường của cải lương – Chợ Lớn để thưởng thức. Những đoàn nổi tiếng thời bấy giờ có thể kể đến như Thanh Minh – Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Thống Nhất. Rạp có những đoàn này có tên là rạp Thủ Đô. Chỉ cần vào được rạp này xem cải lương là tụi nó đã lấy được số má trong thành tích đi xem cải lương của mình rồi.

Rạp Lê Ngọc là rạp chiếu phim cao bồi, rạp Thành Long thì chiếu phim Ấn Độ. Chỉ cần đi lanh quanh khu vực Chợ Lớn mấy ngày tết là mấy nhóc đã hết nhẵn tiền lì xì.

Rạp LÊ NGỌC, đường Nguyễn Cư Trinh

Vào thời bấy giờ, được đi xem phim ở rạp Đại Nam là điều mơ ước của rất nhiều người. Vào rạp mát lạnh, có mùi thơm, ghế ngồi êm,…Rạp vừa chiếu phim vừa hát cải lương, đúng là một thiên đường của tuổi nhỏ.

Khi tuổi thơ qua đi, đám nhóc lãng quên đi rạp hát mà đi vào Rex, Đại Nam, Vĩnh Lợi,…để xem những thể loại mới như Chuyện Tình, Bố Già, Mùa hè năm 42,…Lâu lắm mới ghé vào Quốc Thanh, Hưng Đạo, Nguyễn Văn Hảo để xem những đoàn lớn: Thanh Minh Thanh Nga, Dạ Lý Hương,….

Rạp REX

Vào giai đoạn cuối những năm 60 đầu năm 70 rạp hát vô cùng phổ biến. Ở quận 1 có thể kể đến là Rex, Casino, Eden, Hưng Đạo, Thanh Bình, Kinh Thành, Quốc Tế, Thành Chung,…Quận 3 có thể kể đến là các rạp Đại Đồng, Long Vân, Minh Châu,…Quận 5 được biết đến các rạp như Oscar, Hảo Huê, Victory,…Quận 6 có Tân Bình, Tân Lạc, Hương Bình,…Quận 11 có rạp Quốc Thái….Lên Đakao, Phú Nhuận có rạp Đại Đồng, Cẩm Vân,…

Có những người trà dư tửu hậu tổng kết lại thời này, tại khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định có khoảng 60 rạp hát, chiếu bóng, cải lương, hát bội,…với lớn nhỏ đầy đủ. Lúc này muốn nghe cải lương, xem đào, xem kép đều có thể thoải mái lựa chọn.

1965 Rạp chiếu bóng CASINO SAIGON – nằm ở góc LÊ LỢI – PASTEUR

Những rạp hát ngày xưa như Đại Nam, Oscar, Rex, Quốc Thanh,…giờ đã thành trung tâm thương mại, nhà hàng, nhà văn hóa,….Những kí ức gắn liền với rạp hát ngày xưa bây giờ muốn ôn lại cùng thật khó. Tất cả chỉ còn trong trí nhớ của vài người cùng thời và mỗi dịp xuân về họ gặp nhau rồi nhắc chuyện xem phim tết trong rạp hát.

Những người con xa xứ nay về thăm quê lại nhận ra mình không còn ký ức. Cái nơi mình nhớ, mình mong ngày trở lại được nắm tay ông bạn già lang thang vào đó xem đào, xem kép giờ chỉ còn là những mảng ký ức mơ hồ. Và một ngày sẽ chẳng còn ai nhớ đến niềm vui của những rạp hát vào xuân ngày xưa.

Viết một bình luận