Kí ức về khu vực Chợ Lớn xưa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Phần 1)

Trước đó, Chợ Lớn nay đã từng là nơi ở của làng Minh Hương (người Hoa di cư từ Trung Quốc sang Đàng Trong, chống đối lại nhà Thanh), họ gọi nó là vùng đất Đề Ngạn. Xoay quanh cái tên gọi Đề Ngạn này cũng nổ ra không ít sự tranh cãi! 

Theo giáo sư Trần Chính Hoằng – Sở Nghiên cứu chỉnh lý cổ tịch tại Đại học Phục Đán (Trung Quốc) có viết: “Như chúng ta đã biết, Đề Ngạn 堤岸 chính là bờ đê (đê Ngạn) Sài Gòn, xưa nay vốn là khu tụ cư của Hoa kiều.”

Tuy nhiên, học giả An Chi đã lên tiếng để phủ nhận quan điểm này, bởi ông cho rằng đó là một cách giải thích vô cùng ngớ ngẩn khi Sài Gòn hoàn toàn không hề có con đê nào cả. Theo ông thì chữ Đề Ngạn ban đầu được người Hoa Kiều viết là 提岸 với chữ Đề (提) có bộ “thủ” 扌, nhưng sau này vì cố tình muốn hiểu theo nghĩa là bờ đê nên người ta cố ý đổi cách viết thành Đê Ngạn (堤岸) với chữ Đê (堤) có bộ “thổ” 土. Cả hai cụm (提岸) và (堤岸) đều đồng âm nhau và đọc là “Thầy Ngòn” trong tiếng Quảng Đông và đều mang theo cách phát âm là địa danh “Sài Gòn” trong tiếng Việt. Học giả An Chi cũng cho rằng, trước khi khu vực Sài Gòn xưa được thành lập (tức là khu quận 1 và quận 3 ngày nay) thì Sài Gòn chỉ là tên của một khu vực thuộc trung tâm của Chợ Lớn. Còn khu vực Sài Gòn bây giờ thật chất đã từng mang tên “Bến Nghé”. 

Những trò chơi được tổ chức trong ngày lễ Quốc Khánh Pháp tại Chợ Lớn ngày 14 tháng 7

Ngày Bastille hay Ngày Quốc khánh Pháp, Ngày lễ quốc gia Pháp – Ngày 14 tháng 7 là ngày kỷ niệm sự kiện chiếm ngục Bastille diễn ra vào 14 tháng 07 năm 1789 trong thời kỳ Cách mạng Pháp.

Người bán thơm (dứa) trên cầu Malabars, đầu cầu phía Quận 8.

Xe ngựa malabar 4 bánh, người Sài Gòn hồi đó gọi là “xe kính” để phân biệt với xe ngựa 2 bánh của Việt Nam (vì thùng xe có cửa kính, như trên xe hơi ngày nay)

Quai de Mytho – Bến Mỹ Tho, trước năm 1975 là Bến Lê Quang Liêm, nay là đường Võ Văn Kiệt (hay còn gọi là Đại lộ Đông – Tây ngày nay)

Ghe thuyền di chuyển trên kinh Tàu Hủ

Bốc dở hàng hóa lên những ghe thuyền đang cập bến trên kinh Tàu Hủ

Cầu Vạn Kiếp bắc ngang qua con kinh Vạn Kiếp, ngày nay con rạch ấy đã được lấp lại tạo thành con đường Vạn Kiếp – Bìa trái bờ đá của đường dốc lên cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu, bên phải hình là bến Mỹ Tho (Trước năm 1975 thì bến có tên là Lê Quang Liêm, nhưng sau này đã được đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt hay còn gọi là đại lộ Đông – Tây)

Kinh Tàu Hủ – Bìa phải là đường lên cầu Malabars phía Xóm Củi, cạnh bên rạch Xóm Củi. Hình chụp từ trên cầu Malabars

Cầu Malabars – Bên trái là phía Xóm Củi thuộc Quận 8 ngày nay, bên phải là Quận 5 khu vực Chợ Lớn.

Kinh Tàu Hủ, cầu Malabars – Bên phải là Cholon, bên trái là Xóm Củi

Kinh Tàu Hủ – Là một con kênh nối từ ngã tư nơi giao với rạch Bến Nghé, kênh Tẻ, kênh Đôi đến ngã ba nơi giao với kênh Đôi và sông Bến Lức (Chợ Đệm).

Quang cảnh lối vào chùa người Hoa (Chợ Lớn)

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn – Miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu, tọa tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5. Do bên cạnh miếu có Hội quán Tuệ Thành – nơi quy tụ của nhóm người Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán.

Thất Phủ Võ Miếu, nằm trên đường Triệu Quang Phục, từ lâu đã không còn. Được xây năm 1775 thờ Võ Đế (Quan Công), cùng thời với Thất Phủ Thiện Hậu Cung, đều được xếp vào loại đền miếu cổ xưa nhất của Sài Gòn – Chợ Lớn. Nhưng đến cuối năm 1975, miếu đã bị phá đi, bàn thờ Quan Công đã được dời qua đền Tam Sơn (chùa bà chúa Thai Sanh) cạnh đó.

Thất phủ Thiên Hậu cung ở sân Tinh Võ, cạnh bên có lẽ là các nhà phụ phía bên hồ phóng sanh của hội quán Hà Chương

Hà Chương Hội Quán còn có tên là Hội quán Chương Châu, hay còn được gọi là chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương; hiện tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5. Một nhóm người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến đã sang vùng Chợ Lớn định cư, vì để có nơi thờ tự cùng sinh hoạt giữa những người đồng hương nên đã lập nên miếu Nhị Phủ vào cuối thế kỷ XVII. Nhưng sau đó vì bất đồng quan điểm nên tách ra, nhóm Tuyền Châu lập thêm Hội quán Ôn Lăng vào năm 1740, nhóm Chương Châu thuộc 7 huyện của phủ Chương Châu, lập thêm Hội quán Hà Chương vào năm 1809.

Một con đường ở Chợ Lớn, ngày nay là đường Trịnh Hoài Đức

Một nhóm người đứng trước một Tòa Tham biện có treo cờ Pháp ở Chợ Lớn. Trong số đó, có khoảng mười lính tập Đông Dương, có thể nhận ra bằng những chiếc mũ tròn bằng tre, chiếc mũ salacco. Đây có thể là ảnh chụp nhanh của Gsell. Trong danh mục các bức ảnh của Gsell do Terry Bennett biên soạn, bức ảnh số 654 có tiêu đề : “Poste d’inspection de Cholon, près de Saigon”, tương ứng với những gì thấy trong hình này.

Đám rước của người Hoa trước Tòa bố tỉnh Chợ Lớn

Hình ảnh tiếp theo của đám rước của người Hoa trước Tòa bố tỉnh Chợ Lớn

Tòa Tham biện Thành phố Chợ Lớn, về sau tòa nhà này là Tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn

Múa rồng phía trước Tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn, được diễn ra trong một đám rước của người Hoa.

Tòa Thị Chính Thành phố Chợ Lớn

Tòa thị chính (dinh Xã Tây) của Thành phố Chợ Lớn và Tòa tham biện tỉnh Chợ Lớn, tọa lạc tại khu vực trường Đại học Y Khoa Sài Gòn ngày nay. Cổng chính thằng ngay Đại lộ Jaccaréo, sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Tản Đà

Tòa Thị sảnh Chợ Lớn, nằm trên khu đất ngày nay là Đại học Y Khoa Sài Gòn, mặt chính tòa nhà nhìn thẳng ra Đại lộ Jaccaréo (ngày nay là đường Tản Đà). Đường bên trái khu đất là Rue des Clochetons (nay là đường Phù Đổng Thiên Vương) và đường phía sau là Đại lộ Charles Thomson (nsau này được đổi tên là đường Hồng Bàng). Gần bên phải Tòa Thị sảnh Chợ Lớn là tòa nhà của Tòa Tham biện Chợ Lớn mà hình ảnh được lưu lại trên rất nhiều bưu thiếp khoảng đầu thế kỷ 20. Nằm bên kia đại lộ Hồng Bàng phía sau khu đất Tòa hành chánh Chợ Lớn, ngay góc Hồng Bàng – Lý Thường Kiệt ngày nay (cạnh bên bệnh viện phụ sản Hùng Vương) là vị trí của Chùa Kiểng Phước, mà khi chiếm đóng Sài Gòn người Pháp gọi là Pagode des Clochetons (chùa các tháp chuông). Có lẽ nơi này xưa kia là một ngôi chùa Miên mà xung quanh vườn chùa thường có nhiều bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư, có hình dáng như những chiếc chuông.

Tòa Thị sảnh Chợ Lớn cũng nằm cạnh Văn phòng Tham biện và Nhà của tham biện tỉnh Chợ Lớn trong khuôn viên giữa hai đường Nguyễn Trãi và Hồng Bàng. Ngày nay tất cả không còn sau khi đường Tản Đà từ kênh Tàu Hủ chạy lên xuyên qua khuôn viên nối hai đường Nguyễn Trãi và Hồng Bàng.

Tòa Hành chánh Chợ Lớn – Đây là Dinh Xã Tây của thành phố Chợ Lớn, mà dấu vết ngày nay không còn để lại gì. Chỉ còn một bằng chứng về địa điểm này, đó là cái chợ nhỏ tên là Chợ Xã Tây ở cuối con đường Phù Đổng Thiên Vương, nơi giao nhau với đường Nguyễn Trãi

Dãy nhà nơi góc đường Nguyễn Thi – Hải Thượng Lãn Ông ngày nay được ghi nhận vào năm 1885 – 1890

Gánh hàng rong năm 1885 – 1890, tấm ảnh này rất xưa, trên 130 năm rồi

Hội Quán Quảng Triệu nằm ở Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh năm 1890 –

Ngôi miếu ở vùng Lò Gốm năm 1890

Trên cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu năm 1895 – Phía xa nhìn thấy Chợ Cá trên đường Tổng Đốc Phương. Cột đèn đường chiếu sáng vẫn còn dùng đèn dầu, có một ông vác thang đứng cạnh bên, có lẽ là để châm dầu. Trụ điện sắt cao trong hình là trụ đường dây điện tín (trên đường Bến Mỹ Tho, trước năm 1975 còn có tên gọi là Bến Lê Quang Liêm, sau này mới được đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt hay còn được biết đến là đại lộ Đông Tây ngày nay) .

Chợ Lớn năm 1895 – Nay là góc đườngNguyễn Thi – Hải Thượng Lãn Ông hiện nay

Bán hàng trên sân trước chợ trung tâm của Chợ Lớn – Nay là góc đường Nguyễn Thi & Hải Thượng Lãn Ông

Quán trà bên vệ đường của người Hoa ở Chợ Lớn năm 1895

Một góc cửa hàng khang trang ở chợ

Kinh rạch và ghe thuyền trong Thành phố Chợ Lớn năm 1895

Một góc chợ ở Chợ Lớn năm 1895

Bán hàng ngoài trời phía trước chợ cũ của Chợ Lớn (vị trí này ngày nay là Bưu Điện Quận 5) năm 1897 – 1898. Dãy phố góc Nguyễn Thi – Hải Thượng Lãn Ông ngày nay

Một người Hoa bán rong phía trước dãy phố góc Nguyễn Thi – Hải Thượng Lãn Ông ngày nay

Chiếc xe Malabar hay còn gọi là “xe kính”, khác hoàn toàn với chiếc xe thổ mộ chỉ có 2 bánh của người Việt

Phu xe kéo năm 1897 – 1898

Ghe thuyền trên kinh rạch Chợ Lớn ngày xưa

Bán hàng trên sân phía trước Chợ cũ trong Chợ Lớn năm 1897 – 1898

Cảnh trên cầu Malabars Chợ Lớn, nhìn về phía chợ cá trên đường Tổng Đốc Phương

Một con kênh nhỏ trên khu vực Chợ Lớn đổ thẳng ra lênh Tàu Hủ năm 1901

Thuyền tam bản đang neo đậu trên con kênh ở Chợ Lớn

Phú Tánh năm 1901

Viết một bình luận