Kí ức về đại lộ Chi Lăng (Gia Định) nay là đường Phan Đăng Lưu

Thời gian phủ bụi những niệm xưa, con đường ngày ấy nay đã thaY tên đổi họ. Cái còn lại trong miền ký ức cảu chúng ta là những năm tháng tuổi trẻ, dạo quanh đường phố Sài Gòn xưa, một Sài Gòn đẹp mãi trong ký ức.

Cùng Góc Xưa nhớ lại một tuyến đường thân quen – Đại lộ Chi lăng ngày ấy nay là đường Phan Đăng Lưu. Dưới thời Pháp thuộc đường này lúc đầu mang tên Avenue de I’Inspection, rồi liên tỉnh lộ 22 vào thập niên 1930.

Ngày 8-2-1955 đường đổi tên là đường Chi Lăng.

Ngày 14-8-1975 đổi là đường Phan Đăng Lưu – đường bắt đầu từ ngã tư Lê Quang Định – Bùi Hữu Nghĩa đến ngã tư Phú Nhuận. Đường Phan Đăng Lưu nằm trên địa bàn quận Bình Thạnh và các phường 1, 2, 3, 5, 7 quận Phú Nhuận, dài khoảng 2200 mét, lộ giới 30 mét, qua ngã ba Đặng Thai Mai, Lam Sơn, Trần Kế Xương, Cầm Bá Thước, Nguyễn Văn Đậu, Thích Quảng Đức, ngã tư Phan Xích Long (trên địa bàn quận Phú Nhuận).

Mời các bạn đọc cùng Gocxua ngắm nhìn lại những hình ảnh về đường Chi Lăng qua loạt ảnh sau:

Ngã tư Phú Nhuận những năm 1960
Đai lộ Chi Lăng, nay là Phan Đăng Lưu
Đại lộ CHI LĂNG, Gia Định năm 1965 (nay là đường Phan Đăng Lưu)
Đại lộ Chi Lăng (tỉnh Gia Định) năm 1965, với TY CÔNG CHÁNH nằm ở góc đường Chi Lăng-Hoàng Hoa Thám
TY CÔNG CHÁNH tỉnh Gia Định, góc Chi Lăng-Hoàng Hoa Thám. (Dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Ty Công chánh: thực hiện công trình đào giếng, ống nước máy, cống nước, đắp đường, bắc cầu)
Đường Chi Lăng năm 1965
Đường Chi Lăng năm 1965
Một quán tạp hóa trên Đường Chi Lăng năm 1965
Đường Chi Lăng năm 1965
Đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) 1965-1967. Trong hình là đoạn đường Chi Lăng chạy gần tới đường Ngô Tùng Châu rồi cong sang phải. Các xe vespa đang đi về phía Ngã tư Phú Nhuận.
Đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) năm 1965 dưới ống kính Jerry Cecil
Đây là đoạn đường Chi Lăng khi chạy gần tới đường Ngô Tùng Châu ở xa phía trước thì cong sang phải. Xe vespa đang đi về phía Ngã tư Phú Nhuận.
Ngã tư Phú Nhuận năm 1965
Đường Chi Lăng năm 1965 – Trường Trung Học Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định (ngay ngã ba Chi Lăng-Nguyễn văn Học)
Đại lộ Chi Lăng, Bà Chiểu năm 1965
Ở chỗ người băng qua đường phía bên phải ảnh là Ty Bưu Điện Gia Định
Đường Chi Lăng năm 1965-1966 dưới ống kính Dale Ellingson
Cổng sau Lăng Lê Văn Duyệt, Đại lộ Chi Lăng
Góc Lê Văn Duyệt – Chi Lăng, Gia Định (đối diện khu vực Lăng Ông ở phía bên trái hình) nay là góc Đinh Tiên Hoàng – Phan Đăng Lưu
Nữ sinh Lê Văn Duyệt, góc Lê Văn Duyệt – Chi Lăng
Nay là góc Đinh Tiên Hoàng-Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh năm 1965
Đại lộ Chi Lăng, tỉnh Gia Định năm 1965 dưới ống kính Ed Sutkas
nay là đường Phan Đăng Lưu, Q Bình Thạnh. Ngã ba phía trước là khu vực Lăng Ông, phía xa là chợ Bà Chiểu.
Ngã ba Lê Văn Duyệt – Chi Lăng (phía trong tường rào là trường Nam sinh Lê Quang Định) năm 1967-1968
Ngã ba Lê Văn Duyệt-Chi Lăng, Gia Định năm 1967
nay là ngã ba Đinh Tiên Hoàng – Phan Đăng Lưu
Ngã ba Chi Lăng – Lê Văn Duyệt năm 1968
Ngã tư Phú Nhuận năm 1968
Đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) nhìn từ đường Võ Tánh (nay là Hoàng Văn Thụ). Cột đèn giao thông gần bìa phải hình là tâm điểm của giao lộ ngã tư Phú Nhuận.
Ngã tư Chi Lăng – Lê Quang Định phía trước chợ Bà Chiểu năm 1969
Đường Chi Lăng & Ngã tư Phú Nhuận ở phía trước (năm 1969-1970), nay là đường Phan Đăng Lưu
Ngã tư Phú Nhuận nhìn về Đại lộ Chi Lăng
Đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) cạnh ngã tư Phú Nhuận
Không ảnh khu vực Ngã tư Phú Nhuận (1966-67)
Không ảnh khu vực Ngã tư Phú Nhuận năm 1970
Đường từ dưới đến ngã tư Phú Nhuận là Đại lộ VÕ TÁNH, nay là Hoàng Văn Thụ. Từ ngã tư Phú Nhuận lên trên là Đại lộ CHI LĂNG, nay là Phan Đăng Lưu.
Ngã tư Phú Nhuận 1970
Bên phải là đường VÕ TÁNH, nay là Hoàng Văn Thụ. Bên trái là đường CHI LĂNG nay là Phan Đăng Lưu.
Đường Chi Lăng, bên trái là ngã ba Chi Lăng-Lê Văn Duyệt năm 1971. Nay là ngã ba Phan Đăng Lưu-Đinh Tiên Hoàng
Những học sinh xưa tan học về trên đường về ngã ba Chi Lăng – Lê Văn Duyệt năm 1971
Đường Chi Lăng, nay là Phan Đăng Lưu năm 1971
Đường Chi Lăng, nay là Phan Đăng Lưu năm 1971
Đường Chi Lăng năm 1971-1972
Ngã ba Trường Vẽ (ngã ba Nguyễn Văn Học-Chi Lăng, nay là ngã ba Nơ Trang Long-Phan Đăng Lưu). Bên phải là Trường Vẽ (trường QG Trang Trí Mỹ Thuật).
Đường Chi Lăng, ngã ba Chi Lăng-Nguyễn Văn Học (ngã ba trường Vẽ)
Ngã ba Chi Lăng-Lê Văn Duyệt
Góc bên trái là khu vực Lăng Lê Văn Duyệt
Nay là ngã ba Phan Đăng Lưu-Đinh Tiên Hoàng.. Xe hơi đang trên đường Chi Lăng quẹo trái qua Lê Văn Duyệt. Phía bên phải của hình này là khu vực Tòa Hành Chánh Tỉnh Gia Định năm 1972
Chợ Bà Chiểu – Đại lộ Chi Lăng, đi tiếp là Bạch Đằng
Đường Chi Lăng, gần phía trước chợ Bà Chiểu
Đường Chi Lăng, chợ Bà Chiểu

Viết một bình luận