Không khí lễ hội vui tươi và đông đúc của các đám rước Người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn khi xưa

Từ xưa, khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn đã có rất nhiều người Hoa làm ăn sinh sống mà đa số là từ Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Ngay trung tâm Saigon gần sông Saigon, trên các con đường dọc các kênh rạch như Kinh Chợ Vải, kinh Cầu Sấu, v.v. là những gia đình thương gia người Hoa sinh sống. Dọc kinh cầu Sấu có đường “rue de Canton” (đường Quảng Đông, ngày nay la Hàm Nghi) để chỉ là nơi này có rất nhiều người Quảng sinh sống làm ăn.

Đám rước của người Hoa trước Tòa bố tỉnh Cholon, cuối thế kỷ 19

Vì thế ta không lạ gì khi trong giai đoạn thuở ban đầu ở trung tâm thương mại Saigon quanh Chợ Cũ có nhiều hoạt động văn hóa của người Hoa. Ông Charles Lemire có tả cảnh Hội thuyền rồng, phong tục của người Quảng Đông, nhân dịp tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 âm lịch) như sau:

“Ở Saigon mỗi năm đến ngày 15 tháng tám có cuộc đua xuồng rất lý thú. Trên sông Sài Gòn, rộng từ 300 đến 400 mét chảy qua thành phố, hai mươi chiếc thuyền dài xếp thẳng hàng, nhọn và được trang trí với lá cờ; phía trước thuyền là một đầu rồng bằng carton vẽ sừng hoặc dây râu antenne dài bằng sắt; đằng sau (desinit in piscem, như một người đàn bà đẹp có đuôi cá) là đuôi của con quái vật. Những chiếc xuồng rất hẹp mà hai người đàn ông khó có thể ngồi vừa trên cùng một hàng ghế trước. Các thuyền này được làm nguyên mảnh từ một thân cây, và các cạnh thuyền chỉ vừa cao hơn mặt nước.

Đám rước rồng của Bang Quảng Đông tại Saigon năm 1865

 Ba mươi người đàn ông được dồn chặt chẽ trong những chiếc thuyền mỏng manh và chờ đợi các tín hiệu. Một tiếng đại bác nổ từ tàu đô đốc, các trống và cồng chiêng lập tức đáp ứng và các ghe đã miệt mài thi nhau vượt sóng, tranh vận tốc. Bạn sẽ tin rằng mình đã nhìn thấy các con rắn, các con rết kỳ thần trượt nhanh trên mặt nước. Các tay đua chèo thuyền ở trần đến thắt lưng, da của họ tái xám, cơ bắp căng phồng; họ được trang bị với các mái chèo ngắn và khi chèo làm nước sông sủi bọt. Những âm thanh từ các nhạc cụ kỳ lạ, những tiếng kêu hoang dã làm ta mơ tưởng như cuộc tấn công của hải tặc, thường rất phổ biến ở các vùng biển này.

Múa rồng trên đường Charner

Nhưng đây này, một chiếc xuồng không may đụng phải một cột buồm của tàu Duperré, lật úp, và tất cả các thủy thủ đoàn lõm bõm trong nước. Người ta nói rằng các quái vật ở biển gặp phải con rắn biển lớn; người ta nghĩ đến họ là những người chìm tàu chiến đấu chống lại một con cá voi.

Chỉ trong vòng một giây thuyền được lật ngửa lại, trên gợn sóng, mọi người leo nhanh lên thuyền và các người chèo thuyền tiếp tục tranh đua, một trong số họ dùng xô nước lá cọ múc nước đổ ra khỏi thuyền. Các thuyền bắt đầu quay lại, các tiếng đập trống tăng gấp đôi. Một chiếc đến cột cờ, được dùng làm điểm đích kết của cuộc đua và là nơi mọi người tập hợp: chiến thắng, chiến thắng vòng đua ! các thị trưởng người An Nam, đứng trên nóc ghe của họ hay ở trên bến hỗ trợ cuộc đua và cổ động người của họ.

Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON

Các người Hoa châm lửa đốt các bánh pháo treo trên cột cây tre. Trống, cồng chiêng, pháo nổ, các tiếng kêu gọi lạ kỳ, đây là sự biểu hiện niềm vui cũng như đau khổ của các dân tộc này”.

Theo tập san “Le Monde Illustré” trong một bài của tác giả ký tên là Julien, có nói về một đám rước hội lễ rồng vào năm 1865 ở Saigon như sau: “Mỗi năm ở tất cả các nước nơi có người Trung Quốc sinh sống, đều có diễn hành lễ rước Rồng. Lễ hội này được tổ chức tại Sài Gòn bởi mỗi bang hội của người Hoa, các bang hội này được thành lập ở ngay tại xứ Saigon này, lễ rước rồng của bang Quảng Đông không nghi ngờ gì nữa là lễ rước rồng đẹp nhất, và vì thế là đại diện tiêu biểu cho những gì ghi trong bài viết này.Những đám rước này rất đáng chú ý bởi sự phô trương của những bộ trang phục, dụng cụ và trang trí đủ các loại; người Hoa chủ yếu muốn người châu Âu thấy được sự phong phú của các ngày lễ của họ và họ không ngần ngại chi tiêu hết sức để cho người khác thấy được sự rực rỡ hào quang của ngày lễ của họ: ngày hôm đó họ mặc đồ phù hợp cho nhân vật mà họ đại diện, và những bộ trang phục, lụa vải cải hoa và vàng, rất đắt tiền, và chỉ một đám rước này thôi chi phí của họ đã lên đến 8000 piastres, tương đương với 48000 tiền franc của chúng ta. Các bà chúa thần nữ tôn thờ được đóng bởi các cô gái trẻ, họ mặc những gì mang đặc tính của vai trò mà họ đại diện và gắn kết, có người thì ngồi ở trên kiệu, hoặc có người đứng trên cây, ở những vị trí rất độc đáo. Hình vẽ (trong bài này) sẽ cho bạn thấy hai trong số các vị trí của các cô này: cô đầu tiên, một cô gái trẻ được đặt ở cuối một nhánh cây mà không thấy có phương tiện hỗ trợ nào rõ ràng và người thứ hai, một cô gái trẻ cầm ở tay một thanh gậy dọc ngang trước mặt mà ở cuối thanh gậy cân bằng một đứa trẻ; tất cả điều này là hoàn toàn sắp xếp và làm thích thú các khán giả người Á châu.

Điều mà bạn cho là những tiếng ồn chói tai của pháo nổ, tiếng trống, chiêng, tù và, và nhiều thiết bị khác, là điều không thể có. Nhưng người Hoa thực sự sinh ra tiếng ồn và khi mà họ muốn bày tỏ niềm vui của mình hay cảm xúc nào, thì họ cầm một cặp chũm chọe khoảng 50cm đường kính, một cây đàn guitar và sáo hay một trống nhỏ và sử dụng với tất cả sức mạnh của mình để tạo ra âm nhạc du dương này, mạnh nhất và quan trọng hơn hết là đánh càng lâu càng tốt.

Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON

Ở đầu đám rước rồng có rất nhiều người Hoa mang cờ hiệu hình tam giác và các lộng che hình trụ. Các lộng dù che này là thiêng liêng và chỉ các quan hạng cao nhất mới có quyền được dùng; đi sau những người hầu mang lọng che này là một đám đông chơi âm nhạc cuồng nhiệt mà tôi đã nói ở trên và các kiệu mang đầy đồ ăn, như nguyên cả con heo rô ti để ăn trong chùa, trái cây đủ các loại hoặc bánh mứt.

Đằng sau những lương thực là những người mang vũ khí, đủ các loại vũ khí cũ và mới được dùng ở Trung Quốc như giáo, mâu, cung, tên, dao lớn, chùy, cây đinh ba, vv, vv

Tất cả đám đi rước này được xen kẽ với các cá nhân luôn tay đốt pháo nổ, những đứa bé người An Nam muốn nhìn thấy đám rước cho thật gần và vì thế nhận các pháo nổ vào người nhưng tất cả đều không làm chúng sợ; tinh thần Pháp chắc đã thâm nhập vào chúng trước khi vào gia đình của chúng nên chúng làm mặt nhăn nhó và làm cử chỉ chọc các người Hoa mà có thể được trẻ em của chúng ta ở Paris đồng chấp thuận.

Đám rước của một bang người Hoa năm 1895

Tôi sẽ không kể cho bạn một dãy các ông thần và bà thần sau đám rước, tôi sợ là sẽ kể quá dài và vì thế tôi đi ngay đến phần cuối cùng của đám rước, đó là con rồng vĩ đại, con rồng dài khoảng 30 đến 35 mét chiều dài, nếu không nói là dài hơn, và con rồng được khoảng hai mươi người Hoa khiêng mang; ở phía trước, người ta nhử con rồng với một quả cầu bằng thép bóng láng, mà con quái vật này cố làm hết sức mình để nuốt quả cầu này bằng cách lắc qua lại lúc phía bên phải lúc phía bên trái, nhưng người khiêng quả cầu biết tránh được cái chụp của con rồng và liệng quả cầu qua phía khác cùng lúc lè lưỡi mình chọc con rồng. Những người khác khiêng rồng chỉ bắt chước sự uốn lượn của con rồng theo phong cách để làm sao mà từ xa khán giả tin rằng con rồng đi theo đám rước như đi dạo bộ.

Đám rước Rồng từ trong sân Tòa Tham biện ( Tòa Bố ) Chợ lớn.

Hai người Hoa mang quả cầu và đầu rồng được thay thế cứ mỗi 15 phút; Tôi có thể đảm bảo với bạn là hai người này rất cần và có nhu cầu lớn để được thay thế.

 JULIEN.”

Một số hình ảnh về đám rước của Người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn khi xưa:

Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON (Lễ vía bà Thiên Hậu, vào 23 tháng 3 âm lịch)
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON. Trong hình nhìn thấy Tòa Hòa Giải (Justice de Paix) nằm ở khoảng giữa dãy nhà dài và mái nhà bánh ú.
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON. Trong hình nhìn thấy Tòa Hòa Giải (Justice de Paix) nằm ở khoảng giữa dãy nhà dài và mái nhà bánh ú.
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đường dẫn lên cầu Malabars
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Đám rước của người Hoa ở SAIGON – CHOLON
Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON
Dấu bưu điện CHOLON 1906, 110 năm trước đây. Trong hình là cột đèn đường thắp bằng đèn dầu.
Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON
Đám rước trong sân khu Tòa Hành Chánh Chợ Lớn. Tòa nhà góc trên bên phải hình này là Tòa tham biện (Inspection), ở phía bên phải của Tòa Hành Chánh Chợ Lớn.
Lễ vía bà Thiên Hậu, vào 23 tháng 3 âm lịch, kiệu có tượng bà, theo sau là thuyền rồng .
Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON
Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON
Một đám rước của người Hoa Tại SAIGON
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Đám rước rồng Chợ Lớn năm 1903
Rước rồng năm 1954
Rước rồng năm 1955
Múa rồng ở Sài Gòn

 

 

 

Viết một bình luận