Hoài Nam nghĩa sĩ miếu hay còn gọi là Đền tưởng niệm người Đông Dương – Đây là một ngôi miếu thờ do chính phủ Pháp xây dựng tại Nogent-sur-Marne (Paris, khánh thành ngày 09 tháng 06 năm 1920) để tưởng niệm những người Việt Nam hy sinh trên đất Pháp trong Thế chiến thứ Nhất.
Thật chất, ngôi đền đã được xây dựng vào năm 1905, nhưng thời điểm đó chỉ là một ngôi nhà bằng gỗ dựa theo kiểu thức của đình Bà Lụa, sau đó thì được chuyên chở sang Pháp để tham dự triển lãm năm 1906. Đến năm 1907, Pháp lại tiếp tục đem công trình này triển lãm lần hai tại khu vườn Thuộc địa, cũng chính là vị trí ngôi miếu thờ ngày nay.
Ngày 9-6-1920, Đền Kỷ niệm Đông Dương đã được khánh thành. Do chất lượng nghệ thuật của tòa nhà, năm 1965 công trình đã được đưa vào danh mục các công trình lịch sử, nhưng vì công việc bảo trì không được làm đầy đủ, sau một thời gian dài tòa nhà đã bị hư hỏng đáng kể.
Trong chiến tranh thế giới thứ Nhất, phần lớn lính hỗ trợ Pháp chống quân Đức là người Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết thúc, có đến hơn 1.500 lính, thợ Việt Nam hy sinh. Do đó, chính phủ Pháp mới dành một phần trong Vườn thuộc địa để xây dựng nên một Đền tưởng niệm các binh lính trận vong Việt Nam. Việc này được giao cho Thống sứ Bắc Kỳ, sau đó báo lại cho Tòa Khâm sứ để xin một đạo sắc văn gửi tới đặt trong Nghĩa sĩ miếu để an ủi hồn thiêng.
Nội dung của sắc văn như sau: “Đại Nam hoàng đế sắc ban cho lính chiến, lính thợ qua Tây: Ngày trước vâng lời dụ của trẫm ứng mộ qua quý quốc, có người làm việc lập công không nề lao khổ, có người cầm gươm khoác giáp dũng cảm xông lên, nhiệt thành với lân bang, hết lòng trong nghĩa vụ, không may mà chết. Người đời từ trước ai không chết, chết vì việc nước chết cương thường là chết được đúng chỗ, chết có tiếc gì. Nhưng hồn côi đất lạ, thân quyến ngóng trông, nhắc tới việc ấy, trẫm rất thương xót. Nay võ công cáo thành, lập đền kỷ niệm ở quý quốc để thờ cúng, linh sảng ngàn thu nhờ đó được cúng tế tiếc thương. Anh hùng muôn thuở ngang qua nơi ấy ngẫm nghĩ nhớ nhung, nếu có thiêng thì nơi chín suối cũng được an ủi. Kính thay!”
***Tổng hợp những hình ảnh nội thất phía bên trong Đền tử sĩ Đông Dương:
Nội thất Đền tử sĩ Đông DươngHành lang nơi đền kỷ niệm
Đây đều là những bức ảnh đẹp và hiếm có
Đền Tưởng niệm – Lối vào chính
Sắc chỉ của vua Khải Định cung hiến “Nghĩa Sĩ Từ,” ngôi đền kỷ niệm những người Đông Dương chết vì nước Pháp trong Đệ nhất Thế chiến 1914-1918.
***Những hình ảnh phía bên ngoài và xung quanh của Đền Tưởng niệm Tử sĩ Đông Dương:
Đền Tưởng niệm ở một góc chụp tổng quan bên ngoài
Đền Tưởng niệm – Mặt sau bên hồ bơiNhững chi tiết cận cảnh của Đền tưởng niệm ở mặt chínhVườn Thuộc địa – Cây cầu CampuchiaTrong Vườn Thuộc địa (Viện Nông học Thuộc địa Quốc gia)Sân vào của Đền tưởng niệmHiên ngoài của Đền tưởng niệm và Nhà tang lễGóc chụp xa hướng về Đài tưởng niệm chiến tranh Campuchia và LàoLăng Aix-en-ProvenceĐài tưởng niệm chiến tranh Campuchia và LàoLăng MarseilleLăng MontpellierTượng đài người chết Công giáo Tượng đài người chết Công giáoTrong vườn thuộc địa – Ngõ của giá treoTrong vườn thuộc địa – PagodonLăng BergeracĐài tưởng niệm người lính An Nam chiến thắng ở ToulouseChùa lưu niệm ở FréjusPortico ở lối vào lối đi dẫn đến Đền tưởng niệmVườn thuộc địa Nogent-sur-Marne : Ngôi nhà xứ Nam Kỳ hay “nhà các hương chức nam Kỳ”, trong thời gian Đệ nhất Thế chiến.Sau này là Đền kỷ niệm Tử sĩ Đông Dương hy sinh vì nước Pháp trong Đệ nhất Thế chiến (1914-1918). Bị đốt cháy rụi năm 1984.Đền tử sĩ Đông DươngMột góc chụp cận cảnh ngôi đền – Cổng phía namĐền tử sĩ Đông Dương, mặt tây nam (hồ nước và mặt đứng phía sau)Đền tử sĩ Đông Dương. Hồ nước và mặt đứng phía sau.Đền tử sĩ Đông Dương – Sân phía trước.Sân chính của Đền tưởng niệm Đông DươngĐỉnh đồng trên sân Đền Tử sĩ Đông DươngSân danh dự phía trước Đền kỷ niệm tử sĩ Đông DươngNgôi nhà Nam KỳNhà Nam Kỳ nhìn từ hướng Tây BắcNhững quan chức Pháp cũng thường đến đây để ghi lại những bức ảnh kỷ niệmĐài tưởng niệm riêng dành cho các tử sĩ An Nam theo Công giáo được xây dựng gần phía góc phải của Đền Tử Sĩ