Khắc họa Sài Gòn thập niên 1960 với những bức ảnh màu đẹp – độc – lạ

Nếu nói Hà Nội là Paris thu nhỏ của châu Á thì Sài Gòn cũng là hòn ngọc của xứ Đông Dương. Phố thị ở Sài Gòn lúc nào cũng nhộn nhịp và tấp nập ngựa xe, người người lúc nào cũng tất bật với công việc mưu sinh hàng ngày. Và Sài Gòn của những năm 1960 cũng như thế! Cũng đông đúc xe cộ, cũng có những người bận rộn với công việc, cũng có những bóng hồng thướt tha trong tà áo dài duyên dáng, cũng có những công trình kiến trúc mang đậm phong cách phương Tây,…Tất cả đều là những hình ảnh đẹp được lưu giữ mãi trong dòng chảy của ký ức.

Công trường Lam Sơn và Tòa Đô Chánh Sài Gòn – Hay còn được biết đến là bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi)

Đường Hùng Vương, đoạn ngã ba Hùng Vương – Trần Bình Trọng, ở bên trái là biệt thự của gia đình Chú Hỏa đối diện với đường rầy xe lửa tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho đã ngừng hoạt động từ lâu.

Một đoạn khác của đường Hùng Vương và đường rầy xe lửa tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho đã ngừng hoạt động từ lâu.

Đám tang trên đường Trình Minh Thế, Khánh Hội

Đoàn dài của người đưa tang trên đường Trình Minh Thế, Khánh Hội

Phong tục về tang lễ ở Sài Gòn có rất nhiều nét độc đáo, xen lẫn một chút phong tục của người Hoa. Việc động quan phải được xem xét và chọn giờ trước, và tiến hành nhiều nghi thức khác nhau. Khi linh cửu di chuyển chậm rãi trên đường thì con cháu,…sẽ bấu víu vào quan tài mà khóc thương thảm thiết để tiễn người đã mất. Còn những bạn bè thân hữu sẽ từ từ di chuyển phía sau.

Chiếc xe tang của người Hoa gây nên rất nhiều sự tò mò trong quá trình tìm hiểu của người phương Tây, bởi nó được trang hoàng rất lộng lẫy, đến nỗi, người phương Tây còn nhầm tưởng đấy là “xe hoa” phục vụ cho lễ cưới.

Theo phong tục của người Phúc Kiến, nếu người mất trên 80 tuổi thì đây gọi là “tang vui” – con cháu phải đi trước xe tang, còn nếu người mất dưới 80 tuổi thì gọi là “tang buồn” và mọi người phải di chuyển theo phía sau của xe tang.

Theo phong tục, con trai sẽ cầm bát nhang và cây dong, con trai thứ sẽ cầm di ảnh của người quá cố, còn cháu thì phải bò từ nhà ra đến chỗ xe tang. Tất cả đều chung một ý nghĩa là nói lên lòng hiếu thảo của con cháu đối với người đã mất.

Có một điểm đặc biệt trong phong tục tang lễ của người Triều Châu là khi xe tang di chuyển trên đường, người ta sẽ rắc thêm những thỏi vàng mã bằng giấy hoặc tiền giấy xuống đường. Bởi họ tin, những thứ này sẽ giúp người mất cản lại những ma quỷ bu quanh.

Nghi lễ quan trọng nhất của người Triều Châu là nghi thức qua cầu – Người ta sẽ làm một chiếc cầu bằng giấy, dùng một thau nước để tượng trưng cho con sông cùng với một rương quần cáo. Từng người một cầm lư hương làm động tác qua cầu….cứ thế cho đến người cuối cùng. Trong lúc “qua cầu” người ta sẽ rác thêm giấy tiền vàng mã xuống sông và cầu. Điều này được lý giải là rửa tội cho người đã khuất, tiễn đưa họ lần cuối cùng, còn những đồng tiền ấy sẽ để họ dùng sau khi xuống dưới hoàng tuyền.

Ngoài ra còn có nghi thức hạ nguyệt, mở cửa mả (mở vào ngày thứ ba sau khi chôn cất), tụng kinh xám hối 49 ngày, cúng cơm 100 ngày, để tang người mất (3 năm đối với con trai và 1 năm đối với con gái), làm đám giỗ (với ý nghĩa tưởng niệm về người đã khuất)…

Tóm lại, trong quan niệm và tư tưởng của người Hoa thì tang lễ được xếp vào sự kiện rất quan trọng trong gia đình.

Tàu bệnh viện Helgoland trên sông Sài Gòn – Đây là con tàu được gửi từ chính phủ Tây Đức với 145 giường và khoảng 60 vị bác sĩ để hỗ trợ chữa bệnh cho dân chúng Việt Nam.

Một cái miếu thờ nho nhỏ bên đường của vùng lân cận Sài Gòn với ý nghĩa cầu bình an cho người di chuyển lưu thông trên con đường này

Những cô nhân viên sở Mỹ trong tà áo dài thướt tha và duyên dáng Việt Nam

Trang phục công sở thời xưa của Việt Nam tuy chỉ đơn thuần là tà dài dài truyền thống, nhưng vẫn tôn lên được nét duyên dáng cùng sự chuyên nghiệp trong tác phong của người phụ nữ.

Những cô nhân viên sở Mỹ chụp ảnh cùng quân lính Mỹ

Sự điệu đã và duyên dáng trong cách tạo dáng chụp hình của những cô nàng nhân viên sở Mỹ

Văn phòng tiếp liệu của Quân đội Mỹ tại cảng Sài Gòn, phía trước là đường Trình Minh Thế, Quận 4 – Khánh Hội

Những cô nhân viên sở Mỹ

Những cô nhân viên sở Mỹ trong tà áo dài duyên dáng chụp hình bên cạnh những quân lính Mỹ

Trong văn phòng làm việc của những cô nhân viên sở Mỹ

Văn phòng tiếp liệu của Quân đội Mỹ tại cảng Sài Gòn

Một giấc ngủ trưa vội của nhân viên trong văn phòng tiếp liệu

Giờ nghỉ trưa của nhân viên sở Mỹ ở một tiệm cà phê gần cơ quan

Nghỉ trưa ở tiệm cà phê gần cơ quan

Toàn cảnh cơ quan làm việc của quân đội Mỹ tại Cảng Sài Gòn

Hình ảnh cô nhân viên sở Mỹ tỏng chiếc nón lá truyền thống Việt Nam

Khung cảnh bận rộn, luân chuyển hàng hóa trong cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn nhìn từ cầu Tân Thuận tại kênh Tẻ

Cảng Sài Gòn năm 1960

Viết một bình luận