Huyền thoại về một “kỳ quan bóng bàn thế giới” tại Sài Gòn – Lê Văn Tiết

Trong lịch sử bóng bàn Việt Nam, nếu kể đến một gia đình có truyền thống quần vợt cùng với những thành tích lẫy lừng thì phải nhắc ngay đến gia đình họ Lê: Lê Văn Tiết là người anh cả trong gia đình có nhiều tuyển thủ từng là vô địch bóng bàn Việt Nam bao gồm Lê Văn Inh và Lê thị Kim Tuyến và các kiện tướng như Lê Văn Tân và Lê Thị Kim Hoàng. Ông Hasegava – Trưởng đoàn Bóng bàn Nhật những năm thập niên 1960 đã từng nói: “Nếu Việt Nam có thêm 3 – 4 Lê Văn Tiết nữa thì chắc chắn là đoạt được chức vô địch bóng bàn hoàn cầu”.

Lê Văn Tiết sinh năm 1939 tại Gia Định, ông đến với bộ môn bóng bàn khi chỉ mới 8 tuổi. Năm 11 tuổi, khi vẫn còn đang là học sinh của trường Taberd Sài Gòn, Lê Văn Tiết đã cùng với một số thành viên thuộc đội tuyển thủ miền Nam (sau này là Huỳnh Văn Ngọc và Trần Cảnh Đến) được sư huynh của dòng La San Gaetan tạo điều kiện để tiếp tục tập luyện bóng bàn ngay tại trường. Nhờ lực đánh rất mạnh, ông đã trở thành tay vợt số một trong giới học sinh và rồi Vô địch học sinh toàn quốc 1954 – 1955.

Tận dụng ưu thế của bản thân, ông càng thêm chăm chỉ luyện tập và thậm chí còn tự nghiên cứu cho bản thân những miếng đánh độc đáo. Và “trời không phụ kẻ có lòng”, chính Lê Văn Tiết là người đầu tiên trên thế giới sử dụng cứ phản công để đánh bại nhiều đối thủ hàng đầu thế giới trong những năm thập niên 1950 như Tiết Thủy Sơ (vô địch châu Á năm 1952), Lý Quốc Định (vô địch Asiad năm 1958), các nhà vô địch thế giới đơn nam Bergmann (năm 1948 và năm 1950),….

Khi chỉ vừa 18 tuổi, ông đã dành lấy giải vô địch bóng bàn về cho nước Việt Nam Cộng hòa. Khi trong 19 tuổi, Lê Văn Tiết cùng với những đồng đội của mình là Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Trần Văn Liễu đoạt được chức Vô địch châu Á (tổ chức lần 3 tại Tokyo, Nhật Bản năm 1958). Trong trận thị đấu đó, cả ba người đều giành được chiến thắng vẻ vang là chức đương kim vô địch thế giới Toshiaki Tanaka. Suốt thời gian tham gia, đội tuyển của Nhật được xếp là đội mạnh nhất thế giới, còn trên cả đội tuyển của Trung Quốc. Trong 15 trận đấu, ông thắng được 14 trận và chỉ thua duy nhất 1 trận khi đấu với Ichirō Ogimura (2 lần vô địch đơn nam thế giới).

Sau đó, ông còn đoạt được chức vô địch cá nhân giải bóng bàn quốc tế Pháp mở rộng (Open de France de Tennis de Table 1959) khi chỉ mới 20 tuổi. Trong giải vô địch Pháp, ông là người Việt Nam đầu tiên hạ được tay vợt số 1 thời bấy giờ là Teruo Murakami (vô địch Nhật Bản) trong trận chung kết. Với chiến thắng này, Lê Văn Tiết được xếp vào tay vợt thứ sáu của thế giới năm 1959 và hạng 3 đồng đội nam thế giới. Cũng trong cùng năm đó, ông đã cùng với đội tuyển bóng bàn Việt Nam Cộng hòa đoạt được giải 3 Vô địch Bóng bàn Quốc tế tại Dortmund năm 1959.

Sau năm 1975, Lê Văn Tiết lựa chọn trở thành huấn luyện viên bóng bàn cho đội tuyển quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến năm 1986 thì ông quyết định rút lui khỏi ngành. Hiện nay, ông chỉ làm gia sư bóng bàn cho thiếu nhi và tham gia viết sách truyền thụ kĩ thuật.

Lê Văn Tiết – Người đầu tiên trên thế giới sử dụng lối đánh tấn công

Lê Văn Tiết là một cựu tuyển thủ bóng bàn xuất sắc của Việt Nam và nổi tiếng với lối phản công độc đáo và được báo chí Nhật Bản gọi là “kỳ quan của bóng bàn thế giới”.

Đầu năm 1956, sau 3 ngày thi đấu căng thẳng cho cuộc tuyển chọn trong số các vận động viên đẳng cấp cao, Lê Văn Tiết xuất sắc khi được cả những danh thủ kỳ cựu chỉ mới 17 tuổi, lần đầu tiên khoác lên mình chiếc áo của đội tuyển bóng bàn miền Nam để tham dự giải Vô địch Thế giới lần thứ 23 được tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 1956. Cũng bắt đầu tại thời điểm này, Lê Văn Tiết tiếp tục tỏa sáng khi vô địch đơn nam và đôi quốc gia năm 1957, giành chiến thắng vang dội tại giải Vô địch đồng đội nam Asiad năm 1958, giải ba đồng đội trận thế giới năm 1959,…

Tại giải thi đấu Asiad năm 1958, ngoài chiến thắng vô địch trong nội dung đồng đội nam, ông Lê Văn Tiết còn làm nên một điều hãnh diện cho Việt Nam khi ông trở thành người đầu tiên trên thế giới đưa ra lối đánh phản công (trước đó, trong bóng bàn chỉ có 2 trường phái: một là tấn công, hai là cắt bóng để phòng thủ). Và cũng chính nhờ khả năng này mà ông giành được chiến thắng 14 trận trong 15 trận trong nội dung đồng đội. Bàn thua duy nhất trong lần chiến đấu đó là khi ông Tiết gặp tay vợt người Nhật Bản – Ogimura với 2 lần vô địch thế giới giải đơn nam bằng tỉ số chung cuộc là 1-2 (nguyên do là vì tay vợt này đã có quá nhiều kinh nghiệm trong thi đấu quốc tế, nên khó lòng nào đánh bại một cách dễ dàng bởi một “tiểu tướng”). Và sau đó, ông Tiết đã gặp ngay trở ngại với giới truyền thông Nhật Bản:

“Khi vừa thi đấu xong giải đồng đội, tôi giật mình khi thấy đài truyền hình Nhật ngay lập tức phát đi phát lại hình ảnh tôi vừa thi đấu, các chuyên gia hàng đầu của bóng bàn Nhật Bản tập trung phân tích rất kỹ lối đánh của tôi để đề ra biện pháp khắc phục. Vì vậy khi vào tranh nội dung đơn nam các ngày tiếp theo, họ đã gây khó dễ cho tôi rất nhiều”.

Năm 1957, báo chí Philippines đã phong cho “tiểu tướng” Lê Văn Tiết một danh hiệu lớn: “Hung thần bóng bàn của Việt Nam” khi ông có thể đánh bại được Aguasin – Á quân châu Á của nước chủ nhà với tỉ số chung cuộc là 3 – 2 và giành lấy ngôi vô địch nội dung đơn nam trong giải quốc tế Philippines. Một điều thú vị diễn ra sau 2 năm ở giải đấu của Pháp quốc mở rộng là: Có tổng cộng 70 tay vợt xuất sắc đến từ 18 quốc gia tham dự để tranh đấu, trong đó có các nhà vô địch thế giới của giải đơn nam như Ogimura, Sido, Leach… đều bị loại khỏi vòng ngoài, còn riêng “tiểu tướng” Lê Văn Tiết lại thành công mà tiến thẳng vào vòng chung kết.

Thiếu tướng Phạm Văn Miêu và Danh thủ Lê Văn Tiết

Cú lật bàn ngoạn mục khi lúc đầu của trận chung kết đơn nam giữa Lê Văn Tiết và Murakami (Tuyển thủ Nhật Bản, và cũng là á quân đôi nam giải thế giới năm 1959), ông đã bị đối thủ dẫn trước với tỉ số 2 – 0 (gần giống với trận thi đấu giữa ông và Aguasin) nhưng sau đó lại quật khởi khi 3 ván còn lại ông đều giành thắng lại. Thay đổi phương thức cùng lối đánh, kết hợp thêm khả năng tấn công và phản công, Lê Văn Tiết đã không làm thất vọng khi giành lấy phần thắng ở 2 ván liên tiếp để đưa trận đấu trở về thế cân bằng 2 – 2. Đến ván cuối cùng, cũng là ván quyết định, Murakami lại tiếp tục dẫn trước với số điểm là 5/0 rồi tới 10/5 nhưng vẫn bị Lê Văn Tiết gỡ hòa 10/10 rồi dứt điểm với tỉ số chung cuộc là 21/17 và giành được chức vô địch quốc tế Pháp Quốc. Với chiến thắng này, Lê Văn Tiết đã thành công đứng vị trí thứ 6 nội dung đơn nam thế giới.

Đã từng có một bài phỏng vấn ngay tại nhà riêng của ông Lê Văn Tiết ở quận Tân Phú, ông Tiết đã chia sẻ rằng: “Vì bị án treo giò một cách oan ức, suýt nữa thì tôi không được có mặt tại Nhật Bản năm 1958 để cùng với anh Hòa và anh Được lập nên chiến tích vô địch Á vận hội 1958 và xếp hạng 3 giải VĐTG 1959. Cuối tháng 9.1956, trong trận đấu chính thức với Liên quân Hồng Kông – Nhật Bản, tôi lại được nổi danh nhờ 3 trận toàn thắng trước 2 VĐV người Nhật Bản Fujii – Hayashi cựu vô địch đôi nam thế giới và Tiết Thủy Sơ (Hồng Kông) vô địch Á châu 1952, giúp đội Việt Nam thắng 5 – 3”.

Sau trận thua, các đối thủ người nước ngoài không cam tâm nên xin thêm một trận đấu nữa để phục thù. Ở thời điểm đó, bản thân ông Tiết gần như là dành toàn lực cho cuộc thi đấu chính thức, cộng thêm việc cảm lạnh do dầm mưa khi chạy xe Mobylette khoảng hơn 20km để trở về nhà ở Hóc Môn nên không thể nào tiếp tục cuộc đấu. Sự vắng mặt của ông ở trận đấu bổ sung đã khiến ông bị phạt treo vợt trong vòng 1 năm. Chán nản, ông ra Huế hoạc văn hóa ở trường dòng Pellerin, tại đây, không có điều kiện nào thuận lợi để ông tập luyện bóng bàn đỉnh cao nên đành trượt luôn suất tham dự giải Vô địch Châu Á lần 4 tại Philippines vào tháng 1 năm 1957 và giải Vô địch Thế giới lần 4 tại Thụy Điển vào tháng 3 năm 1957. Nhưng may mắn, sau khi bị phạt treo 6 tháng, ông đã được ân xá và đội tuyển bóng bàn Việt Nam đã tiếp nhận Lê Văn Tiết trở về Sài Gòn tiếp tục tập luyện. Trong giải quốc tế với đội tuyển Hồng Kông được tổ chức tại Sài Gòn năm 1957, Lưu Đức Phương bại trận trước Lê Văn Tiết 2 lần trong trận đồng đội và thua Lê Văn Tiết trong trận chung kết nội dung đơn nam.

Trong bộ ba bóng bàn lừng danh Tiết – Hòa – Được (tức là Lê Văn Tiết, Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được) thì chỉ duy nhất mình ông Lê Văn Tiết là còn gắn bó với sự nghiệp bóng bàn trong nước, trong đó ông Mai Văn Hòa đã qua đời năm 1971 khi đang định cư tại Mỹ. Trước đây, cứ mỗi lần có trận thi đấu lớn, người ta luôn thấy sự có mặt của ông để làm nguồn động viên cho các tuyển thủ, cũng như đưa ra những góp ý để các vận động viên trẻ có thể khắc phục nếu thiếu sót. Hiện nay, tuổi của ông có phần lớn, tuy là chưa yếu nhưng ông vẫn lựa chọn giảm bớt nhịp độ hoạt động bên ngoài, tập trung nhiều thời gian cho nghỉ ngơi tại nhà, đọc sách hoặc tập thể dục để duy trì sức khỏe.

Viết một bình luận