Hủ tiếu Sài Gòn – Hủ tiếu gõ năm ấy và những quán 3 đời bán hủ tiếu tại Sài Gòn

Hủ tiếu là một trong những món ăn đường phố quen thuộc nhất của người Sài Gòn trong hàng thế kỷ qua. Cho đến ngày nay, hủ tiếu vẫn luôn món ăn dân dã và dễ tìm trên đường phố Sài Gòn, đi đâu người ta cũng có thể ghé lại bên những xe hủ tiếu gõ và tự thưởng cho mình một tô thơm ngon. Hủ tiếu gõ thường được dân Sài Gòn trước 1975 thường hay gọi kèm theo chữ “xực tắc”, là món ăn hết sức bình dân chỉ bán về đêm. Chỉ đơn giản là một chiếc xe đẩy được trang bị lò bếp, một thùng nước lèo luôn bốc khói nóng hôi hổi. Trong  xe có ngăn để tô, muỗng đũa, rau hành, gia vị… Thông thường sẽ có một người đẩy xe và một cậu bé đi theo cầm hai thanh tre đã lên nước đen bóng gõ vào nhau tạo ra những âm thanh liên tục như “xực tắc! xực tắc!”. Chính tiếng gõ “xực tắc, xực tắc” ấy mà người ta gọi những chiếc xe bán hủ tiếu với cái tên “Hủ tiếu gõ”. Sau này chúng ta không còn được nghe những tiếng ấy nữa, cũng không ai biết từ bao giờ hủ tiếu gõ lại không còn gõ… ,Mặc dù có một chút nuối tiếc và nhớ thương về âm thanh đó, nhưng hương vị đậm đà của của món ăn ấy thì chưa bao giờ khiến thực khách quên đi.

Gánh hủ tiếu ngày ấy
Xe bán hủ tiếu khi xưa ở Sài Gòn

Và một điều đặc biệt với thực khách nơi xa là những “quán” hủ tiếu gõ rất đơn sơ, chỉ có vài cái bàn kèm theo đôi ba cái ghế cóc con con. Khách ghé ăn ngồi ngay bên xe hủ tiếu bốc khói, nghe thoang thoảng mùi thơm của nước lèo của hành phi, dưới cái tấm bạt che nho nhỏ không đủ trốn mỗi khi mưa và luôn ngồi ăn trong tình trạng lộ thiên. Hủ tiếu gõ là vậy đó, đơn sơ và mộc mạc nhưng vẫn trọn vị của một món ăn được mọi người yêu thích.

Hủ tiếu Sài Gòn- món ngon bất cứ nào cũng có tại thành phố
Xe hủ tiếu và những chiếc bàn cái ghé đơn sơ
xe hủ tiếu gõ dưới cái tấm bạt che nho nhỏ không đủ trốn mỗi khi mưa
Xe hủ tiếu mọc mạc giữa thành phố Sài Gòn

Cùng với những xe hủ tiếu trên từng chặng đường Sài Gòn. Ngày nay dù đã qua hàng năm nhưng tại mảnh đất Sài Thành vẫn còn lại những quán hủ tiếu truyền thừa nhiều đời và níu chân thực khách gần xa mỗi dịp ghé thăm thành phố mang tên Bác.

Hủ tiếu Thanh Xuân 70 năm

Món hủ tiếu khô chan nước sốt ăn kèm với bánh Pate chaud giòn rụm vừa quen vừa lạ khiến không ít người Sài Gòn mê mẩn. Dù đã hơn 70 năm trôi qua, quán Thanh Xuân vẫn luôn giữ được nét riêng không lẫn với bất cứ quán ăn nào ở thành phố này.

Hủ tiếu Thanh Xuân 70 năm tại Sài Gòn

Hơn 70 năm trôi qua, nhưng cái hương vị đặc trưng của hủ tiếu Thanh Xuân vẫn cứ mê hoặc người ta mãi. Để rồi dù có đi đâu đó lâu lắm mới về Sài Gòn, người ta cũng phải tìm bằng được cái quán hủ tiếu nhỏ kế bên chùa Chà năm xưa. Một điểm thú vị nữa là món hủ tiếu khô ở đây được ăn kèm với bánh Pate chaud. Sợi hủ tiếu dai dai đậm đà hoà với bánh Pate chaud bùi bùi giòn rụm khiến thực khách thật sự thích thú với cách chế biến rất Sài Gòn này.

Món món hủ tiếu khô tại quán

Một điều mà ít người biết đó là bánh Pate chaud có tên tiếng Pháp nhưng là một sáng tạo của ẩm thực Việt Nam. Bánh được biến tấu từ bánh Pâte feuilletée của Pháp, vỏ bánh làm từ bột nghìn lớp (puff pastry dough) và nhân là một món pate gồm có thịt băm, gan heo, hành tây, gia vị và một ít hạt tiêu.

Người Việt thường đọc tên bánh là Pateso. Pate ở đây chỉ đơn thuần là nhân bánh sẽ có mùi thơm của pate và chữ “sô” là cách đọc từ chữ “chaud” từ tiếng Pháp. “Chaud” có nghĩa là nóng. Có lẽ vì vậy mà bánh ăn ngon nhất khi vừa mới nướng.

Bánh là Pateso mỗi ngày chỉ làm đúng 100 cái

Dù đã qua cái thời vàng son huy hoàng, nhưng tiệm Thanh Xuân vẫn cứ lặng lẽ tồn tại trong lòng những người con đất Sài thành. Nhiều người yêu thích món Âu, món Nhật, thích ngồi ăn trong những quán sang trọng có máy lạnh phả phà phà mát rượi.

Vẫn trọn vẹn một vị ngon sau hơn 80 năm

Có một quán hủ tiếu nhỏ ở Sài Gòn tuổi đời đã hơn 80 năm. Trải qua 3 thế thệ, quán vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng thuở ban đầu khiến nhiều thực khách vấn vương.

Ở địa chỉ 406 Điện Biên Phủ, phường 11, quận 10 (TP.HCM), quán hủ tiếu Chú Cao nằm sát mặt đường nhưng nếu không để ý sẽ dễ bỏ qua bởi quán khá nhỏ, dụng cụ đơn sơ. Quán vẫn có bàn ghế và dù đầy đủ để khách đến ăn không bị nắng.

Nước dùng ở đây có vị ngọt nhưng không phải cái vị ngọt lờ lợ của bột ngọt, cũng không phải ngọt đường mà là vị của xương heo ninh vừa phải.

Tô hủ tiếu bình dị nhưng nước dùng đậm đà níu chân thực khách

Đối với người Sài Gòn, hủ tiếu vừa là món ăn chơi, nhưng lại vừa no bụng và cái vị hủ tiếu thuở nào vẫn còn được người Sài Gòn nhớ mãi. Bà Mai, chủ quán ăn chia sẻ: “Cô bán ở đây gặp nhiều trường hợp khách ăn hủ tiếu thời ba mẹ, xong người ta đi nước ngoài về vẫn tìm đến ăn. Có những người ăn hủ tiếu của cô trước năm 1975, đến giờ có con cháu thì dắt cháu đến ăn, người ta nói cô mới biết đã ăn ở đây lâu rồi. Có người thì ăn xong mà quên trả tiền, cô cũng không để ý, hôm sau người ta quay lại trả tiền rồi xin lỗi…Nói chung nhiều chuyện lắm, nhưng vui nhất là gặp lại khách cũ, lâu rồi mà họ vẫn nhớ tìm đến quán mình ăn”.

Món hủ tiếu được người Sài Gòn ưa chuộng từ xưa đến nay chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí còn đa dạng hàng quán từ bình dân đến sang chảnh và trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn.

Viết một bình luận