Home Sài Gòn Xưa Hoài niệm về một Sài Gòn xưa với Tuần báo Tuổi Ngọc – Tuần Báo Của Yêu Thương

“Yêu một khắc để mang sầu trọn kiếp

Tình mười năm còn lại mấy tờ thư

Mộng bâng quơ hò hẹn cũng là hư

Niềm son sắt ngậm ngùi duyên mỏng mảnh

….

Lá thư xưa màu mực úa phai rồi

Duyên hẳn thắm ở phương trời đâu đó!!!”

Có lẽ đây câu thơ viết thay nỗi lòng của rất nhiều đọc giả khi nhớ về một khoảng trời ký ức “ lá thư xưa màu mực tím”. Đó là những hoài niệm gợi nhớ một tờ báo xưa, hoài niệm của Sài Gòn mang tên Tuần báo Tuổi Ngọc.

Tuần báo Tuổi Ngọc ra mắt số đầu tiên năm 1969 đến năm 1970 thì đình bản, tổng cộng với 24 số, những số này được gọi là Tuần Báo Của Yêu Thương.

Tuần Báo Tuổi Ngọc do nhà văn Duyên Anh và Vũ Mộng Lâu làm chủ bút, nhà văn Đinh Tiến Luyện, thứ ký là Từ Kế Liên. Tuần Báo Tuổi Ngọc phát hàng trải qua hai giai đoạn:

  • Bộ cũ phát hành được 24 số thì đình bản.
    • Số đầu tiên chính thức phát hành vào ngày 18/7/1969 với tiêu đề: TUỔI NGỌC – TUẦN BÁO CỦA YÊU THƯƠNG và phát hành định kỳ mỗi tuần 1 bài.
    • Đến số 17 thì đổi thành tiêu đề: TUỔI NGỌC – TUẦN BÁO CỦA THÁNG NĂM ĐẸP NHẤT ĐỜI NGƯỜI. Số cuối cùng là số 24 được phát hành vào ngày 2/1/1970.

  • Bộ mới: phát hành được 157 số thì ngưng do biến cố tháng 04-1975
    • Số đầu tiên phát hành vào ngày 27-05-1971 với tiêu đề: TUỔI NGỌC – TUẦN BÁO CỦA TUỔI VỪA LỚN.
    • Đến số 62 thì tiêu đề đổi lại giống như số 1 của bộ cũ thành: TUỔI NGỌC – TUẦN BÁO CỦA YÊU THƯƠNG và giữ như vậy cho đến số cuối cùng.
    • Số cuối cùng là số 157 phát hành vào ngày 05/04/1975.


Về nội dung thì tuần báo có nhiều truyện ngắn, dài, thơ, chuyên mục vui chơi giải trí,…dành cho tuổi mới lớn vì tuần báo TUỔI NGỌC tập hợp nhiều cây bút viết cho tuổi mới lớn như: Duyên Anh, Từ Kế Tường, Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng, Đinh Tiến Luyện,Đinh Hùng,….với những truyện dài ấn tượng được đăng nhiều kỳ như: Áo tiểu thư, Quán trọ tuổi trẻ, Trang nhật ký của Quỳnh, Huyền xưa, Phía ngoài cửa lớp,…

Những truyện dài, truyện ngắn và thơ đăng trong Tuổi Ngọc đều mơ mộng lãng mạn, đều tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng thanh cao. Có thể nói Tuổi Ngọc là cái nôi đã ươm mầm văn học cho thế hệ nhà thơ nhà văn của miền Nam sau 1975, vì lúc đó đa số họ mới cập kê tuổi 16 hoặc 18.

“Mỗi lần xuất bản là một lần hồi hộp. Như cậu con trai vừa lớn chờ đợi người tình ở gốc cây. Cây khuất nhất trước cổng trường con gái. Như thí sinh làm bài dở chờ đợi nghe kết quả. Không sai chút nào. Tuổi Ngọc. Tuần báo của tuổi vừa lớn, xin được coi giống như một bài thi làm dở của thí sinh chăm học. Và bạn đọc sẽ là thầy chánh chủ khảo tuyên bố kết quả. Nếu bạn phán hai tiếng “Đọc được” có nghĩa là Tuổi Ngọc đã đậu vớt!” (Duyên Anh chủ bút báo Tuổi Ngọc viết trang đầu bộ Tuổi Ngọc mới, số 1, phát hành 27/5/1971)

Và mời các bạn đọc lại lật giở lại từng trang hoài niệm – một hoài niệm đẹp của Sài Gòn qua các ảnh về Tuần báo Tuổi Ngọc một thời:

“Nhìn xuống cuộc đời”: Trong mục này có hai bài viết nổi bật là “Tôi đi xem phim nhà tôi (của Duyên Anh) và bài Tôi và em lên tiếng nói lại (về lý do ngừng đăng truyện Tôi và Em của Hoàng Ngọc Tuấn)

“Nhìn xuống cuộc đời”

“Biết một biết mười” (do Nguyễn Thế phụ trách) có những câu hỏi rất dễ thương, ví dụ: Xin cho biết nguyên bài “Fè lơ giắc cờ” mà thằng Vũ của Duyên Anh hay hát bằng tiếng Pháp.

“Biết một biết mười” (do Nguyễn Thế phụ trách) có những câu hỏi rất dễ thương, ví dụ: “Xin cho biết nguyên bài “Fè lơ giắc cờ” mà thằng Vũ của Duyên Anh hay hát bằng tiếng Pháp.”

Chạp Phô Nhật Báo với khẩu hiệu cửa tiệm bán từ cây kim đến chiếc phi thuyền có chủ tiệm là Kiến Vàng, món hàng là các chuyện cười, danh ngôn, sưu tầm nho nhỏ, giai thoại làng văn, có cả mục “Kiến Vàng ơi” dành cho các thắc mắc của tuổi mới lớn:

Bệnh mới lớn: phòng mạch của bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh

Truyện dài đăng nhiều kỳ (Thư Tình Trên Cát của Duyên Anh, Tôi và Em của Hoàng Ngọc Tuấn, Cửa Trường Phía Bên Ngoài của Mai Thảo…)

Thư Tòa Soạn

Ngọc Thân Ái: những trao đổi, chia sẻ của độc giả với Ban Biên Tập tuần báo. Có một câu hỏi “Đinh Tiến Luyện đi đâu?” khá thú vị.

Viết một bình luận