Hoài niệm về nét đẹp Sài Gòn của một thời đã xa (Phần cuối)

Đây là phần thứ 3 cũng là phần cuối cùng để kết thúc chủ đề về Sài Gòn một thời đã xa.

Sài Gòn ngày ấy, nơi ấp ủ tuổi thơ, kỷ niệm của biết bao con người. Nơi đây gắn liền với rất nhiều giấc mơ, hoài bão của tuổi trẻ, mang đến cho mọi người một ký ức khó phai. Mỗi khi nhắc đến Sài Gòn vào những năm tháng lịch sử luôn khiến cho người nghe có cảm giác khó tả không nói nên lời, cái cảm giác đó làm người ta thấy xao xuyến giống như hình ảnh Sài Gòn ngày đó đang hiện ra trước mắt.

Thời gian trôi qua thật nhanh, Sài Gòn cũng đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều mang một nét đẹp đặc trưng của riêng mình, nhưng khung cảnh Sài Gòn ngày xưa vẫn là hình ảnh đẹp nhất trong lòng mọi người.

Sài Gòn – Một góc chợ lúc sáu giờ sáng
CHOLON – LE CANAL, rạch Bãi Sậy, bên phải là bến Nguyễn Văn Thành, bên trái là bến Bãi Sậy.
VIỆT NAM – SÀI GÒN – CHÙA TRUNG QUỐC CỦA ĐƯỜNG MỚI
Khung cảnh trong ảnh là bữa ăn sáng của người Sài Gòn thời xưa
SÀI GÒN – NHÀ HÀNG ANNAMITE
Hình ảnh cụ già xưa với chiếc áo dài truyền thống, biểu tượng của con người Việt Nam
Hình ảnh cô gái trẻ của Sài Gòn ngày xưa
Thanh niên Sài Gòn năm 1906
SAIGON – HOPITAL GRALL en 1951 đầu tiên là bệnh viện của quân đội của Pháp, sau 1954 chuyển thành bệnh viện dân sự vẫn do các BS Pháp quản lý, trước 1975 mang tên bệnh viện Grall, còn gọi là Nhà Thương Đồn Đất, sau 1975 đổi thành Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Sài Gòn – Quầy Báo và Xuất bản

 

SÀI GÒN – cảnh người xếp hàng đông đúc mua hoa

 

Khung cảnh xung quanh Lăng Ông, nơi thờ cúng Đức Thượng Công Tả Quân Lê Văn Duyệt

 

“Boites d’Allumettes” (hộp diêm) là tên người Pháp gọi các xe ngựa 2 bánh của Sài Gòn.

 

Nhà thờ nhìn từ phía sau, đầu thập niên 1950, đã xuất hiện mô tô và mobylette…

 

Cảnh quan tại Thảo Cầm Viên, Sài Gòn

 

SAIGON – Jardin Botanique – Temple du souvenir Annamite – Vue de la face côté ouest (Architect M. Delaval) Đền kỷ niệm các tử sĩ người Việt ở Nam Kỳ từng tham gia Đệ nhất Thế chiến 1914-1918 tại châu Âu. Ngày nay là Đền kỷ niệm các vua Hùng.
Palais du gouverneur général – Dinh Toàn quyền, sau này là Dinh Độc Lập
Đây là bức ảnh Dinh Xã Tây năm 1951
Cổng chính Lăng Ông Bà Chiểu

 

SAIGON – PALAIS DU GOUVERNEUR DE LA COCHINCHINE – Dinh Gia Long “Dinh Thống đốc Nam Kỳ” buổi trước quen gọi là “Dinh Phó Soái” vì chức Thống đốc hồi Tây mới qua vẫn nằm trong tay võ quan chức phong “Lieutenante-Gouverneur”. Đến năm 1878 mới có nghị định bãi chức “Phó Soái võ” và giao quyền cai trị cho Thống đốc (văn quan). Thống đốc đầu tiên là Le Myre de Vilers. Nay Le Myre de Vilers đã chết ba mươi đời vương… (Vương Hồng Sển—Sài Gòn Năm Xưa). Vẫn theo cụ Vương Hồng Sển trong “Sài Gòn Năm Xưa”: Dinh Gia Long hiện nay, trước lấy kiểu theo viện triển lãm hội họa thành Munich (pinacothèque de Munique) vì định xây xong sẽ lấy đó làm viện trưng bày những kinh tế phẩm trong xứ (musée économique). Nhưng khi xây cất rồi thì viên thống đốc choán ở, cho đến nay viện bảo tàng kinh tế phẩm chưa có chỗ xứng đáng để dọn. Dinh Gia Long, xây từ năm 1885 đến năm 1890 mới hoàn thành. Lối năm 1941-1942, viên thống đốc Hoeffel phá bỏ mặt tiền dinh này và mặt tiền Nhà Hát Đô Thành, thay bộ diện theo kiểu mới như ta thấy ngày nay…

 

Một đại đội thuộc Trung đoàn 1 lính An Nam tại Sài Gòn

 

Tượng giám mục Bá Đa Lộc với Hoàng tử Cảnh phía trước nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Sài Gòn

 

Tượng giám mục Bá Đa Lộc. Ngày 10-3-1902, dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, tượng đài GM Bá Đa Lộc được khánh thành trên công viên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương thì bức tượng GM Bá Đa Lộc bị hạ xuống, và sau đó được đưa về Pháp, đặt tại viện bảo tàng GM Bá Đa Lộc, nơi từng là ngôi nhà gia đình của Giám mục ở Ngày 10-3-1902, dưới thời Toàn quyền Paul Doumer, tượng đài GM Bá Đa Lộc được khánh thành trên công viên Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Năm 1945 khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương thì bức tượng GM Bá Đa Lộc bị hạ xuống, và sau đó được đưa về Pháp, đặt tại viện bảo tàng GM Bá Đa Lộc, nơi từng là ngôi nhà gia đình của Giám mục ở Origny-en-Thiérache (MUSEE MONSEIGNEUR PIGNEAU DE BEHAINE).
Phía trước quảng trường nhà hát thành phố.

Viết một bình luận