Hình ảnh về cột cờ Thủ Ngữ – Công trình lịch sử đã xuất hiện hơn 150 năm tại Sài Gòn

Khi nhắc đến công trình lâu năm tại Sài Gòn, người ta không thể nào không nhắc đến “Cột cờ Thủ Ngữ”. Đây là một công trình nằm tại đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1. Là một di tích lịch sử lâu đời, cột cờ Thủ Ngữ luôn được biết đến như một chứng nhân lịch sử được mọi người và đặc biệt là người Sài Gòn xem trọng. Có người nói vui rằng cột cờ Thủ Ngữ còn già hơn các bô lão ở Sài Gòn nữa. Sở dĩ người ta dùng từ “bô lão” để nói về di tích này bởi vì công trình này tính đến nay cũng đã hơn 150 tuổi.

Là một di tích lịch sử lâu đời, cột cờ Thủ Ngữ luôn được biết đến như một chứng nhân lịch sử được mọi người và đặc biệt là người Sài Gòn xem trọng

Công trình lịch sử này được người Pháp xây dựng vào tháng 10 năm 1865 và được đặt tên là Mât des signaux hay còn gọi là “Cột tín hiệu”. Chức năng của cột là làm tín hiệu cho các tàu thuyền đi lại trên sông Sài Gòn – Gia Định. Ta phải biết rằng vào thời đó chưa hề có xe hơi, những đại phú hào giàu có mới có thể sắm được xe ngựa để di chuyển, còn người dân bình thường thì đi bộ là chủ yếu. Vì vậy việc tàu thủy đến và đỗ tại sông Sài Gòn từ tứ phương đến là một hình ảnh thể hiện cho sự “hiện đại và giàu có”. Vào những năm 1890 – 1910, cột cờ được dựng bằng sắt cao vút có chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào cảng, đánh dấu cho sự hiện đại của Sài Gòn xưa. Xung quanh khu vực cột cờ có một số công trình khác với mục đích phục vụ cho bến cảng. Những công trình ấy được kể đến là tòa nhà kiểm tra thuế quan, nhà kho,… Đồng thời những công trình lớn cũng xuất hiện xung quanh cột cờ và vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay như bến cảng Nhà Rồng và Cục Hải Quan.

Cột cờ được dựng bằng sắt cao vút có chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào cảng, đánh dấu cho sự hiện đại của Sài Gòn xưa
Cột cờ Thủ Ngữ – Sài Gòn năm 1893
Cột cờ Thủ Ngữ – Sài Gòn năm 1930
Phía xa là cột cờ Thủ ngữ
Bến tàu sông Saigon năm 1920 – 1929

Đến năm 1930, kiến trúc của cột cờ vẫn giữ nguyên như cũ. Nhưng những nhà kho hay quầy bán hàng ở xung quanh cột cờ thì bị tháo dỡ để xây dựng công viên dọc bờ sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé để người dân lấy làm nơi vui chơi, giải trí. Sau đó khoảng 10 năm, vào năm 1940 thì cột cờ được thay đổi khi người ta xây dựng lại với lối kiến trúc khác. 

Năm 1950 – 1960, cột cờ không còn giữ vai trò của những ngày đầu xây dựng là cột tín hiệu nữa. Thay vào đó, công trình dưới chân cột đã trở thành nhà hàng với tên gọi là “Ngân Đình Tửu Quán”. Sau này, công trình cột cờ Thủ Ngữ được trùng tu và cải tạo, vì thế những công trình bên dưới cột cũng đã có những thay đổi vào khoảng năm 1975 đến năm 2000. Sau khi được trùng tu từ năm 2011 thì công trình đã giữ hình dáng kiến trúc ấy cho đến tận ngày nay. Những công trình xung quanh như bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng và Cầu Mống đã trở thành di tích lịch sử, thể hiện sự phát triển của Sài Gòn.

Câu lạc bộ dưới nước cạnh cột cờ Thủ Ngữ
Quán rượu dưới chân cột cờ Thủ Ngữ
Bến đò gần cột cờ Thủ Ngữ – Tòa nhà trong ảnh là kho quan thuế
Cột cờ Thủ Ngữ – NGÂN ĐÌNH TỬU GIA Bar & Restaurant

Để mường tượng được chức năng của cột cờ Thủ Ngữ có lẽ phải kể đến lời bình của học giả Vương Hồng Sển: “Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo án ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ. Những tín hiệu này báo tin cho tàu bè biết để tránh chỗ hiểm nguy, va vào nhau trong lúc vào ra sông Sài Gòn”.

Cảng Sài Gòn và cầu cảng chuyển phát nhanh hàng hải được xây dựng vào năm 1862

Phía xa là cột cờ Thủ Ngữ
Cột cờ Thủ Ngữ là di tích lịch sử lâu đời

Bến Bỉ Quốc (Góc đường Adran), nay là Bến Chương Dương và góc Hồ Tùng Mậu (Võ Di Nguy trước 1975). Bên phải là đi về phía cầu quay Khánh Hội. Bìa phải là nhà kho của quan thuế
Bến đò Thủ Thiêm gần cột cờ Thủ Ngữ
Cảng Sài Gòn với cột cờ Thủ Ngữ, lúc này chưa có ngôi nhà lớn của ông Vương Thái (sau này xây ở cạnh tòa nhà giữa hình). Bên trái là rạch Bến Nghé
Cầu cảng của Sở thương chánh và cột tín hiệu cho tàu bè vào sông Sài Gòn, quen gọi là cột cờ Thủ ngữ
Cột cờ Thủ ngữ và vườn hoa trên Bến Bỉ Quốc (nay là Bến Chương Dương)
Cột cờ Thủ Ngữ, với các cờ hiệu hoặc các quả bóng đen treo trên cột cờ, để gửi thông tin bằng tín hiệu Sémaphore cho các tàu vào sông SG từ cửa biển
Cột tín hiệu (cột cờ Thủ Ngữ) gần cầu Khánh Hội
Cột tín hiệu (cột cờ Thủ Ngữ) và cầu tàu của Sở Quan thuế
Cửa rạch Bến Nghé đổ ra sông Sài Gòn – Nhà Rồng
Đêm Sài Gòn 1938 – BAR Pointe des Blagueurs – Mũi đất của những người thích đùa
Đêm Sài Gòn 1938 – BAR Pointe des Blagueurs – Mũi đất của những người thích đùa
Đêm Sài Gòn 1938 – BAR Pointe des Blagueurs – Mũi đất của những người thích đùa
CLB Thể thao dưới nước (Cercle nautique) nhìn từ cầu Khánh Hội. Để ý trong hình trên ta thấy mặt tiền cao nhất của tòa nhà hướng ra rạch Bến Nghé, mặt tiền thấp hướng ra đường Bến Chương Dương. Cầu Khánh Hội nằm song song
Đường xe lửa SG – Chợ Lớn chạy ngang qua cột cờ Thủ Ngữ
Kho thuế quan & Cột tín hiệu (cột cờ Thủ Ngữ)
Khu vực Hàm Nghi và Bến Bạch Đằng khoảng 1930
Nhà hàng nổi, Câu lạc bộ hàng hải
Những chiếc thuyền tam bản của những kẻ buôn lậu – Gần Mũi đất của những người thích đùa
Quán rượu Mũi đất của những người tán dóc (Pointe des Blagueurs), nơi tụ tập của các thủy thủ Pháp. Phía xa là tàu ‘Auguste-Pavie’
Saigon Street Scene 1967
Cột cờ Thủ Thiêm 1920 – 1929
Sông Saigon – Bến Nhà Rồng
Sông Sài Gòn & cột cờ Thủ Ngữ
Sông Sài Gòn khoảng năm 1896 – Cột cờ Thủ Ngữ
Sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé những năm 1920
Sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, cầu Mống, cột cờ Thủ Ngữ
Sông Sài Gòn năm 1931
Sông SG và cột cờ Thủ Ngữ do người Pháp dựng vào tháng 10 năm 1865, treo cờ hiệu đón tàu thuyền ra vào Cảng
Thương Cảng dành cho các tàu buôn
Toà nhà Vương Thái (王太 – Wang Tai theo cách người Pháp gọi; tên thật là Cheung Ah Lum – Trương Á Lâm) thuộc sở hữu một đại gia người Hoa
Toa nha Vương Thái đang xây dựng, phía trước là cột cờ thủ ngữ
Toàn cảnh rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn

Viết một bình luận