Hình ảnh của những khu chợ xưa cũ – Còn hay mất? (Phần II)

Phần cuối cùng của bộ ảnh về Chợ Lớn và những khu chợ cũ ngày xưa. 

Có lẽ, bất kỳ ai khi sinh sống ở Sài Gòn sẽ ít nhất một lần nghe thấy cái tên “Chợ Lớn” hay danh xưng thông dụng hơn mà những người ở cái xứ “Nam Kỳ Lục tỉnh” vẫn hay gọi gộp là “Sài Gòn – Chợ Lớn”. 

Chợ Lớn là do người Hoa thành lập vào năm 1778 (điều này được học Vương Hồng Sển ghi nhận lại trong quyển “Sài Gòn năm xưa”), nằm gọn trong khu vực từ đường Tản Đà tới Kim Biên và từ Nguyễn Trãi xuống kênh Tàu Hủ. Khi cuộc giao tranh giữa Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn kết thúc vào năm 1782, những tưởng Chợ Lớn sẽ đi vào quên lãng, nhưng không ngờ, chỉ ít lâu sau đó thì người Hoa từ Cù lao Phố (Biên Hòa) di cư xuống, hòa hợp với nhóm người Minh Hương đã xây dựng lại khu Chợ Lớn sung túc hơn và nhộn nhịp hơn. 

Chợ Lớn sinh ra giữa lòng Sài Gòn huyên náo, là nơi giao lưu buôn bán từng trứ danh khắp vùng Đông Dương và cho đến ngày nay, giá trị ấy vẫn giữ được nguyên vẹn. Vậy nên ở Chợ Lớn xuất hiện nên rất nhiều khu chợ lớn nhỏ, từ khu chợ lớn do có người xây dựng đến những khu chợ tự phát “tự cung tự cấp” của người dân nơi đây. Nhưng liệu đến hôm nay, khi thành phố thực hiện nhiều cuộc quy hoạch, Sài Gòn bước vào thời kỳ phát triển và đổi mới, liệu những khu chợ xưa có còn hay không? Hay đã nhanh chóng bị “xóa sổ” và chìm vào lãng quên……?

Những thanh niên mang thúng tre ra chợ bán

Gánh hàng bán nước giải khát của người Hoa

Chợ Lớn cũ ngay vị trí Bưu Điện Quận 5 ngày nay

Dãy nhà bên hông trái của chợ Bình Tây, mọi người tụ tập ở đây để mua bán rất nhiều

Chợ Lớn Mới tức Chợ Bình Tây ngày nay do ông Quách Đàm bỏ tiền xây dựng. Khi được hỏi về chuyện xây dựng chợ Bình Tây, Bác sĩ Diên Hương dù lui về ẩn trên Đà Lạt (nay đã từ trần) cũng có đôi lời chia sẻ rằng: “… Lúc đó Chánh Tham Biện Chợ Lớn thấy Chợ Cũ (ở chỗ nền nhà Bưu Điện Chợ Lớn hiện thời) nhỏ hẹp, không đủ cho bạn hàng nhóm chợ, và cũng muốn mở mang châu thành, mới kiếm đất xa Chợ Cũ cất một cái chợ mới cho rộng cho lớn. Ông biết có một ông điền chủ ở châu thành, người Việt Nam dân Pháp, có đất rộng lớn, mới mời đến hỏi mua. Ông điền chủ nầy không thấy rộng nghe xa, tưởng là gặp cơ hội, liền ưng thuận mà với một giá mắc quá tưởng tượng. Ông Quách Đàm nghe chuyện đó, liền cho người đến dâng một miếng đất rộng hơn (chỗ chợ ngày nay) không đòi tiền, chỉ đòi được phép cất phố và sập chung quanh chợ, để sau này cho mướn… ông Chánh lẽ tất nhiên chịu liền…”

Cận cảnh cổng chính khu chợ Bình Tây

Công trình mặt tiền chợ Bình Tây dài 89,2 m, rộng 108,6 m và cao 13,1 m với nóc nhà gắn đồng hồ lớn là biểu tượng của chợ Bình Tây

Một chiếc ảnh được chụp từ trên cao cho thấy sự nhộn nhịp ở khu chợ Chợ Lớn

Khu chợ Đa Rao ở Chợ Lớn năm 1895 – Khu chợ này hiện nay đã bị tháo dỡ

Chợ Cá phía trước Chợ Cũ năm 1900, nó nằm ngay giữa đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm)

Chợ Hoa Chợ Lớn năm 1900, đây là một khu chợ tự phát, được người dân bày hàng ở hai bên cầu để bán cho người đi đường

Hình ảnh năm 1904, đoạn đường này nay là đường Mạc Cửu . Ở đầu đường phía xa là Chợ cá trên đường Tổng Đốc Phương.

Quầy bán thịt của người Hoa ở Chợ Lớn năm 1906

Phía trước chợ Cũ năm 1909, khá đông đúc và nhộn nhịp

Những người đàn ông đang làm sạch con vịt trước khi đưa nó vào khâu tẩm ướp và quay

Hình trên chụp vào khoảng 1920-30, có lẽ khi Chợ cũ đang được cải tạo sửa chữa, và Chợ Cá phía trước đã bị tháo dỡ trả lại đường Tổng Đốc Phương với một dải phân cách ở giữa. Vị trí ngay giữa vòng xoay ngày nay là vòng xoay có tượng Phan Đình Phùng. Đoạn đường gần hình nhất là đường Hải Thượng Lãn Ông – Trước năm 1975 là đường Khổng Tử) xưa kia là một con rạch, một đầu chạy dài tới rạch Lò Gốm và đầu kia thì đổ vào kênh Tàu Hủ.

Chợ Trung tâm Chợ Lớn giai đoạn 1920 – 1929

Chợ cũ Chợ Lớn của những năm 1920 – 1929

Chợ Lớn năm 1926

Cửa hàng tạp hóa của người Hoa năm 1931

Quầy hàng bán nước sâm năm 1949

Bản Đồ Rạch Tàu Hủ năm 1962 – Bản đồ này cho thấy rõ vị trí của những con kênh rạch vùng trung tâm Chợ Lớn – nơi những cư dân người Hoa đầu tiên đã tụ tập về đây để lập nên Chợ Lớn của ngày nay, sau khi bỏ chạy khỏi Cù lao Phố (Đồng Nai) tránh thoát sự truy soát của quân Tây Sơn.

Bản đồ khu vực kênh rạch Chợ Lớn năm 1966

Bưu Điện Quận 5 Chợ Lớn trong trận Tổng tấn công đợt 2 năm Mậu Thân, tháng 5/1968

 

Bản đồ ảnh vệ tinh khu vực xung quanh Chợ Cũ của Chợ Lớn có thêm chú thích

Ảnh vệ tinh khu vực Chợ cũ và Chợ mới (Chợ Bình Tây) năm 2014 – Ô đỏ lớn bên trái hình là Chợ Lớn Mới (chợ Bình Tây), kế đó là dãy nhà đỏ chính giữa là chợ Kim Biên.

 

Viết một bình luận