Gợi nhớ về Sài Gòn năm 1968 dưới con mắt của nhiếp ảnh gia Brian Wickham – Phần cuối

Phần cuối cùng của bộ ảnh “Sài Gòn năm 1968” dưới ánh nhìn của nhiếp ảnh gia Brian Wickham!

Có những kỷ niệm ngày xưa, tuy đơn giản nhưng hàm chứa biết bao kỷ niệm, mà có lẽ ngày nay hay mãi mãi sau này không bao giờ tìm lại được. Chỉ có ngược dòng thời gian, ngắm nhìn những lưu ảnh cũ để luyến tiếc tháng ngày lon ton trên đường phố Sài Gòn xưa. 

Những đứa trẻ đang đứng trên con tàu Địa Phương Quân với số hiệu ĐPQ2638 được in trên tàu

Những đứa trẻ đang điều khiển thuyền trôi trên sông Sài Gòn

Vận chuyển tại Cảng Sài Gòn, bằng ghe & PBR – Chiếc bảng quảng cáo lớn bên góc trái hình đang quảng cáo thuốc tây

Sà lan đang di chuyển trên sông Sài Gòn

Người dân đang xếp hàng lên phà để qua được chở sang bên kia sông Sài Gòn

Đường Bùi Quang Chiêu (sau năm 1975 là đường Đặng Thị Nhu, chợ sách cũ) – Đường Bùi Quang Chiêu là con đường nhỏ dài khoảng 130m, nối giữa hai đường Ký Con và BS Calmette

Cửa hàng Cliche Mẫn nằm trên đường Phạm Ngũ Lão – Cửa hàng kế bên, số 217 là Tạp chí Thời Nay và ở thời điểm này, đường Phạm Ngũ Lão được biết đến là “Hàng Báo”

Bãi đường sắt

Đường Lê Lai nhìn từ khách sạn Walling Hotel (hay còn gọi là Cư xá sĩ quan Mỹ – BEQ) nằm trên đường Phạm Ngũ Lão

Nhà thờ Huyện Sĩ, lúc hoàng hôn – Đây là một nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Khởi công xây dựng năm 1902 và đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).

Người bán bánh mì phá lấu dạo trên đường Tự Do (sau năm 1975 thì đổi tên thành đường Đồng khởi, trước năm 1955 thì có tên là đường Catinat)

Đường Nguyễn Huệ sau cơn mưa dông nên mặt đường còn rất ẩm ướt, thậm chí là có những bãi nước đọng. Ảnh chụp hướng từ sông Sài Gòn nhìn về Tòa Đô Chánh.

Hình ảnh được chụp trước Tết năm 1969

Những người đàn ông đang ngắm những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ngã tư Lê Thánh Tôn – Công Lý (là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sau này), phía xa là đường Lê Lợi

Góc đường Thống Nhất – Duy Tân, phía sau nhà thờ Đức Bà

Đường Lê Lai nhìn từ khách sạn Walling (Cư xá lính Mỹ – BEQ) nằm trên đường Phạm Ngũ Lão

sách báo góc Tự Do – Nguyễn Văn Thinh (sau năm 1975, được đổi tên thành đường Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi)

Đường Hai Bà Trưng phía sau trụ sở Hạ Nghị Viện – Công trường Lam Sơn

Hình ảnh của một tấm áp phích tuyên truyền của những ngày xưa

Những chiếc ghe nhỏ này dùng để đưa khách từ bến Bạch Đằng qua bên Thủ Thiêm và ngược lại, nhiều người cho rằng đi bằng những chiếc đò nhỏ này sẽ nhanh hơn là đi phà Thủ Thiêm!

Quán Bar trên đường Hai Bà Trưng – Tòa nhà bên phải là Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ, góc Hai Bà Trưng – Thái Lập Thành.

Những cái “tĩn” đựng nước mắm – Những “tĩn” này có tên là Kiến Thành , nhãn hiệu “con cua” với dung tích 5 lít

Trường đua Phú Thọ – Chốn “đỏ đen” một thời của người Sài Gòn

Trường đua Phú Thọ – Trước kia, đây là trường đua ngựa duy nhất của Sài Gòn và Việt Nam, được người Pháp xây dựng từ năm 1932 nhưng đến năm 2011 thì trường đua đã bị đóng cửa theo quyết định của UBND Thành phố.

Hình ảnh những người trú mưa dưới cổng trường đua Phú Thọ

Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh và Trung tướng Đỗ Cao Trí tại Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Nhưng hai năm sau, tướng Đỗ Cao Trí đã tử nạn trực thăng ở tuổi 41 khi đi thị sát mặt trận giáp đông Campuchia đầu năm 1971.

Tượng hai binh lính Thủy quân Lục chiến giữa công viên trước tòa Trụ sở Hạ Nghị viện (sau này là Nhà hát Thành phố)

Nghĩa trang Quân Đội Việt Nam Cộng hòa ở Biên Hòa

Đền Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa năm 1969. Bây giờ hoang phế rất thảm thương

Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, ảnh chụp được nhìn từ Bạch Đằng

Nghĩa trang Quân đội Pháp cho thấy thiệt hại từ trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968

Nghĩa trang Quân đội Pháp ngay bên ngoài Tân Sơn Nhất

Viết một bình luận