Gợi nhớ về những con đường Việt Nam xưa với hình ảnh cột đèn dầu

Vào thời Pháp Thuốc, khi mà Sài Gòn đã có khoảng 40 ngôi làng nhỏ tập trung chủ yếu ở rạch Bến Nghé, dài khoảng 15 cây số với 24 con đường lớn nhỏ. Chính vì sự tập trung khá nhiều người như vậy nên có một vấn đề phát triển dân sinh cần được giải quyết. Một trong những vấn đề đó là giúp dân đi lại dễ dàng hơn trong bóng tối – thắp sáng đường sá ban đêm.

Ngày 27/9/1865, giám đốc Nha Nội Vụ gửi đến quân viễn chinh đề nghị thắp đèn đường Sài Gòn vào ban đêm bằng dầu dừa. Trong báo cáo, chi phí đầu tư cho vật tư là khoảng 30.000 franc. Dầu thắp sáng mỗi ngày mất khoảng 42.200kg, mỗi năm là 16.863kg, vị chi là 15.176 franc. Ngoài ra, phủ thống đốc Nam Kỳ còn yêu cầu mỗi người dân phải thắp đèn sáng ở trước ngõ nhà mình.

Ngày 12/11/1867, sau khi Hội đồng thành phố Sài Gòn hội họp với thầu Andrieu và thấy đề nghị của nhà thầu này hợp lý, Hội đồng thành phố quyết định giao việc này cho thầu Andrieu. Giờ thắp sáng sẽ từ 6h hoặc 6h30 chiều, tùy theo mùa và sẽ tắt đèn vào 5h sáng hôm sau. Việc tắt đèn được quy định là không được sớm hơn 5h vì 4h đến 5h sáng là thời điểm bọn cướp hoành hành. 

Tiếp theo đó, mọi người bắt đầu tìm hiểu xem loại dầu nào thắp sáng là tối ưu nhất và họ đưa ra quyết định sử dụng dầu lửa sẽ tối ưu hơn dầu dừa. Quyết định được thi hành vào năm 1870. Kết quả vào năm 1876, Sài Gòn có khoảng 255 cột đèn đường, trong đó 200 cây bằng gang, còn lại được làm bằng gỗ.

Về vấn đề bàn luận xem nên sử dụng chất liệu nào thay dầu dừa vào trước đó vào năm 1869. Một đề xuất được đưa ra là nên sử dụng gas (khí đốt) tách lấy từ dầu thô. Tuy nhiên kinh phí thắp sáng giữa dầu lửa và gas chênh lệch quá nhiều nên đề xuất sử dụng gas không được thông qua. Thế nhưng vấn đề sử dụng chất đốt là gas hay dầu lửa vẫn được bàn luận từ năm 1869 đến 1891 nhưng vẫn chưa đem đến một sự thống nhất cụ thể nào.

Năm 1888, đề nghị điện khí hóa được nêu ra trong phiên họp ngày 20/1. Có 2 đề nghị, trong đó đề nghị thứ nhất là của Rouyer cho thắp sáng Nhà hát thành phố. Đề nghị thứ hai là thắp sáng con đường nhỏ nối 2 đường Rigault de Genouilly (đường Nguyễn Huệ ngày nay) và đường Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay) được nêu ra bởi Carabelli.

Năm 1889, một người Châu Âu tên Ferret đã xin thắp đường phố Sài Gòn bằng đèn điện với chi phí 150.000 franc mỗi năm, khai thác trong 30 năm. Tuy nhiên, đề xuất đó đã không được chính quyền Pháp tại Sài Gòn đồng ý.

Mãi cho đến năm 1893, ý kiến đèn điện của người Âu tên Catoire mới được đem ra bàn luận. Trung tâm Sài Gòn được thắp sáng bằng 393 bóng đèn điện Edison. Còn những phố khác được thắp bằng 571 đèn dầu lửa, lần này đèn dầu đã được hiện đại hơn. Tuy nhiên bóng đèn Edison lại mang đến kết quả tốt hơn so với bóng đèn mà Ferret đã thắp thử trước đó. Thế nhưng dù kết quả tốt hơn nhưng đề xuất thực hiện của Catoire cũng bị bác bỏ vì chi phí cao hơn so với chi phí hiện hành. Vậy là hội đồng thành phố quyết định ký hợp đồng với công ty Thủy điện Sài Gòn của Hermenier vào năm 1896.

Trên cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu – Chợ Lớn năm 1895

Năm 1897, hội đồng thay thế 380 đèn có độ sáng không đồng đều bằng 394 đèn nóng sáng với một số nơi. Vào thế kỷ XX, một số con đường ở thành phố Sài gòn như mở ra một chân trời mới khi đường phố được thắp đèn đường sáng rõ khắp con đường.

Đến năm 1908, Sài Gòn có đến 867 bóng điện nóng, 67 đèn hồ quang. Điều này cho thấy Sài Gòn đã mở đầu một thành phố phát triển bậc nhất lúc bấy giờ.

Chợ Sài Gòn cũ
Cột đèn dầu tại một khu chợ ở Sài Gòn

Chợ Đông Dương thuộc Pháp tại Hà Đông, Bắc Kỳ những năm 1930
Chợ Hà Đông năm 1926
Chợ Hà Đông thập niên 1920
Cột đèn dầu tại chợ Sài Gòn năm 1896
Cột đèn dầu gần nhà thờ Đức Bà – Năm 1895
Vườn hoa phía trước nhà thờ Đức Bà – thuở còn thắp sáng bằng bốn trụ đèn dầu le lói
Cột đèn dầu tại Nghệ An xưa
Cột đèn dầu tại Sài Gòn – Chợ Lớn
Cột đèn dầu trên đường Catinat (đường Đồng Khởi ngày nay)
Cột đèn đường tại Gò Vấp
Cột đèn đường thắp sáng bằng đèn dầu
Cột đèn ở đầu cầu có treo một đèn đường thắp sáng bằng dầu dừa hay dầu lửa – chợ Lái Thiêu 1920
Dãy phố buôn bán phía bên phải chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920. Hình trên cho thấy vào thời gian này chưa có điện, mỗi góc chợ chỉ có một trụ đèn đường chiếu sáng bằng đèn dầu, có dây treo vào ròng rọc để hạ xuống thắp đèn
Đèn dầu tại Đại lộ Norodom, nhìn về phía Vườn Bách thảo, với tượng Gambetta nơi ngã tư Thống Nhất – Pasteur, Sài Gòn 1896
Ga Huế một thế kỷ trước đây, đường vào còn thắp sáng bằng đèn dầu
Khung cảnh đường phố Sài Gòn
Một khu chợ ở tỉnh Hà Đông, khoảng thập niên 1920
Nam Kỳ – Vĩnh Long – Những người bán trái cây đợi tàu cập bến
Nam Kỳ Xưa – Cột đèn dầu ở gần cái cây
Phố Hoa kiều phía sau chợ Thủ Đức. Dấu Bưu điện 1913. Cột đèn lồng thắp bằng dầu lửa (dầu hỏa)
Phòng Thương Mại tại Quảng trường Rigault de Genouilly (sau này là Công trường Mê Linh, nằm ở khoảng giữa hai con đường Hồ Huấn Nghiệp và Phan Văn Đạt). Cột đèn đường vẫn còn là đèn dầu hỏa – Sài Gòn 1895
Thủ Dầu Một năm 1920
Trụ lớn trong hình với rất nhiều đường dây là trụ điện tín (telegraph). Các cột đèn chiếu sáng trong hình là các cột đèn lồng thắp sáng bằng đèn dầu hỏa ở bên trong (lúc đầu dùng dầu dừa) – Cầu Xóm Chỉ

Viết một bình luận