Đường Pasteur – Con đường xưa nhất Sài Gòn (Phần cuối)

Đường Pasteur lấy từ tên của nhà khoa học Louis Pasteur – Ông vốn là một học sinh tài năng, ban đầu có ý định thi vào trường Sư Phạm ở Paris, vì để thực hiện ước mơ đó mà ông đã chuyển đến Paris để sinh sống và học tập vào năm 1838. Tuy nhiên, cuộc sống nơi đây đã khiến ông mang nhiều thất vọng, ông cũng từ bỏ ý định ban đầu của mình và rời bỏ Paris để đến một thành phố khác – Besancon, học tập tại trường Trung học Hoàng Gia năm 1840. 

Sau hai năm, ông đã lấy được bằng Tú tài Văn Chương và Tú tài Toán, bằng kết quả học tập này mà Pasteur lần nữa chuyển lại Paris vào cuối năm 1843 và đầu vào tường Sư Phạm với xếp hạng thứ tư toàn kỳ. Tại đây Louis Pasteur theo học hóa học và vật lý và cả tinh thể học. Sau bao vất vả, Pasteur đã được tôn vinh là “cha đẻ của ngành vi sinh vật học”, chưa bao giờ học y khoa nhưng ông lại được coi là nhà thuốc vĩ đại nhất và là ân nhân của cả nhân loại. Với nghiên cứu về thế giới vi sinh, quá trình lên men trong bia và rượu vang, nghiên cứu về bệnh nhộng tằm, bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, phương pháp điều trị và phòng bệnh dại,….Chính những đóng góp ấy mà cuối cùng, Sài Gòn vẫn quyết định giữ lại con đường mang tên ông sau một lần đổi tên. 

Cửa hông phía đường Pasteur của khuôn viên Dinh Gia Long (gần góc đường Pasteur – Gia Long) năm 1965 – 1966

Với Sài Gòn, đường Pasteur như một dải lụa êm êm với hàng cây xanh ngát vắt ngang quận 1 và quận 3. Đến nay, đường Pasteur đã có nhiều thay đổi, cây hai bên đường cao hơn, các gốc cổ thụ cũng to lớn và già hơn. San sát hai bên đường là những cơ quan, công ty, hàng quán, cửa hàng,…mọc lên như nấm. Và lượng xe cộ lưu thông trên đường cũng nhiều hơn, nhộn nhịp hơn ngày xưa rất nhiều. 

Rạp CASINO Saigon trên đường Pasteur năm 1966

Những con đường Sài Gòn, không chỉ để lại mà còn mang trong mình nét độc đáo riêng cũng những dấu ấn khó phai. Và với con đường Pasteur, khi bản thân ta có thời gian để ngồi lại và suy ngẫm vào một buổi chiều tắt nắng, ngắm nhìn dòng người xuôi ngược quanh mình, để biết rằng có bao nhiêu thứ đã âm thầm thay đổi trên con đường xưa nhất Sài Gòn này. 

Casino Saigon số 59 Pasteur năm 1966. Trước rạp là chiếc taxi “con cóc” – đây là một trong những phương tiện giao thông ở Sài Gòn xưa nhưng di chuyển lại chậm hơn nhiều so với những chiếc xe lam vàng. Bạn có thể đi bất cứ đâu ở Sài Gòn với giá từ 15 xu trở xuống – taxi rẻ nhất thế giới.

Ảnh chụp rạp Casino Saigon năm 1966 – Sạp góc bên trái là hàng quà của một ông Ấn Độ bán ô mai, khô bò, kẹo, bánh đựng trong hũ xếp ngay ngắn trên kệ, có cái là khá mắc. Khách vô rạp Casino thường hay ghé đây trước.

Đường Pasteur năm 1966 – Bên trái là nước mía Viễn Đông, bên phải là cửa sau của Bưu Điện, Quận 1 ở góc đường Lê Lợi – Pasteur

Trụ sở cũ MACV (số 137 đường Pasteur) trước khi dời vào Tân Sơn Nhất

Góc chụp khác của công viên Vạn Xuân góc Pasteur – Trần Quý Cáp năm 1966

Đường Pasteur năm 1967 – 1968, phía trước là ngã tư đường Pasteur – Lê Thánh Tôn

Đường Pasteur năm 1967

Ngã tư đường Nguyễn Du – Pasteur, xe Traction đen đang trên đường Nguyễn Du

Đường Pasteur năm 1967 – 1968, gần góc Pasteur – Hàm Nghi. Bìa phải là nhà in Tôn Thất Lễ.

Đường Pasteur, trước trụ sở của MACV (tọa tại số 137 đường Pasteur)

Đường Pasteur, đoạn giữa Lê Lợi và Lê Thánh Tôn. Theo thứ tự từ trái sang phải là năm 1967 – 1963 – 1950. Bên phải ngã tư là Tòa Đô Chánh, bên trái ngã tư là góc sau Dinh Gia Long.

Đường Pasteur tại ngã tư đường Pasteur – Huỳnh thúc Kháng

Vụ đánh bom Tòa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) tại số 47đường Pasteur ngày 19-9-1967. Bìa phải hình là mặt sau của tòa nhà Giao Thông Ngân Hàng tại góc đường Hàm Nghi – Pasteur.

Ngã tư đường Lê Lợi – Pasteur năm 1967

Ngã tư đường Pasteur – Gia Long, bên trái của hình màu là khu vực Bộ Quốc Phòng (địa chỉ số 63 đường Gia Long, nằm ngay góc Gia Long – Pasteur), phía xa là ngã tư Pasteur – Lê Thánh Tôn.

Ngã tư đường Lê Lợi – Pasteur

Đây là đường Pasteur năm 1968, đoạn giữa đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) & đường Phan Thanh Giản

Đường Pasteur năm 1968, phía xa là ngã tư Pasteur – Lê Thánh Tôn, bên phải là tường rào của Dinh Gia Long

Đường Pasteur – Đoạn gần với trường Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn

 

Trụ sở Bộ Ngoại giao VNCH, tọa lạc tại số 6 đường Alexandre de Rhodes (góc đường Pasteur – Alexandre de Rhodes), nay là Sở Ngoại vụ TP. HCM

Sau năm 1955, Casino Saigon được cho xây dựng lại và chuyển sang số 59 đường Pasteur – Ảnh chụp của Michael G. Anderson ghi lại Sài Gòn năm 1969 – 1970

Đường Pasteur năm 1969

Đường Pasteur năm 1969, gần tới nước mía Viễn Đông – Bãi giữ xe lề đường bên hông chùa Ấn góc ngã ba đường Pasteur – Tôn Thất Thiệp.

Đường Pasteur năm 1969, bên phải là Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn, bên trái là công viên Vạn Xuân

Kiosk bán sách truyện trên đường Pasteur

Ngã tư Lê Lợi – Pasteur

Ảnh chụp Casino Saigon đường Pasteur năm 1970 của Mark

Đường Pasteur của những năm thập niên 1970, bên trái là trường Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn

Khuôn viên bên trong của công viên Vạn Xuân nằm ở góc đường Pasteur – Trần Quý Cáp (sau này là đường pasteur – Võ Văn Tần)

Cảnh đường phố ở Sài Gòn năm 1970 (đường Pasteur), các phương tiện di chuyển

Xe ba gác có mặt tại Sài Gòn từ những năm 1940, đó là loại xe đạp 3 bánh chở hàng, không chở người bắt chước kiểu xe xích lô chở khách của Pierre Coupaud sản xuất bên Quân Tư.

Xe xích lô từng là phương tiện giao thông phổ biến được sử dụng bằng sức người, thay thế cho xe lôi và xe kéo xưa.

Một dạng khác của xe jeep

Xe lam từng là một trong những loại phương tiện quan trọng trong hệ thống giao thong Sài Gòn, tên gọi “xe lam” bắt nguồn từ tên gọi của dòng xe 3 bánh Lambro hay Lambretta của Ý. Phổ biến tại miền Nam từ những năm thập niên 1960, dành cho những người lao động bình dân.

Xe gắn máy với hình ảnh tà áo dài của nữ sinh lúc nào cũng hiện lên thật xinh đẹp và duyên dáng

Các dòng xe scooter của Ý như Vespa hay Lambretta đều thuộc dòng xe máy thứ hạng cao, chỉ những người thuộc tầng kinh tế khá ở thời đó mới lựa chọn dòng xe này.

Xích lô đạp – từng là biểu tượng giao thông của Sài Gòn, bon bon trên khắp những nẻo đường.

Cảnh đường phố ở Sài Gòn năm 1970 (đường Pasteur), các phương tiện di chuyển

Người Việt hay chính xác hơn là người miền Nam chuộng phương tiện di huyển bằng xe đạp và xe gắn máy, dù trước năm 1975 hay hiện nay đều như thế!

Xe jeep của quân đội

Xe đạp – phương tiện xanh được khuyến khích di chuyển, bởi tính bảo vệ môi trường của nó.

Xích lô máy – Biểu tượng của Sài Gòn, không nơi nào có được. Dòng xe này xuất hiện ở Sài Gòn vào những năm 1940 – 1950, nhưng độ khoảng sau năm 1975 vì lý do khan hiếm xăng dầu cùng với mức độ cạnh tranh cao cùng xe làm mà dòng xe này hoàn toàn biến mất khỏi những nẻo đường Sài Gòn.

Những chiếc xe jeep của quân đội được dựng bên đường Pasteur

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên chiếc xe đạp bon bon trên đường phố đã không còn xa lạ với mọi người, dù trước hay sau năm 1975.

Không chỉ để chở người, đôi khi người đạp xích lô cũng nhận chở hàng để kiếm thêm thu nhập

Đường Pasteur năm 1970, đoạn giữa Lê Thánh Tôn và Gia Long. Bên trái là khuôn viên Dinh Gia Long. Phía trước là ngã tư Pasteur – Gia Long, nơi đường Pasteur gãy góc về bên trái. Nhà cao nơi bìa phải là trụ sở Bộ Quốc Phòng góc Gia Long – Pasteur

Đường Pasteur năm 1971, gần giao lộ Hàm Nghi – Pasteur (góc sau trường Kỹ thuật Cao Thắng)

Rạp chiếu phim Casino Sài Gòn năm 1972

Chợ cũ, góc đường Hàm Nghi – Pasteur, bức ảnh hiếm hoi có được về góc đường này.

Ngã tư đường Pasteur – Gia Long năm 1972

Góc đường Pasteur – Hàm Nghi

Giải tù binh trên đường Pasteur sau ngày 30/4/1975. Phía xa là ngã tư Pasteur – Gia Long và tòa nhà Bộ Quốc Phòng nơi góc ngã tư này.

Viết một bình luận