Hoài Niệm Xưa
No Result
View All Result
  • Home
  • Hoài Niệm
  • Sài Gòn Xưa
  • Hà Nội Xưa
  • Định Danh Xưa
  • Sử Xưa
  • Tin Tức
Hoài Niệm Xưa
  • Home
  • Hoài Niệm
  • Sài Gòn Xưa
  • Hà Nội Xưa
  • Định Danh Xưa
  • Sử Xưa
  • Tin Tức
No Result
View All Result
Hoài Niệm Xưa
No Result
View All Result
Home Sài Gòn Xưa

Dự án đường sắt trên cao hoành tráng đầy tham vọng ở Sài Gòn trước năm 75

27/06/2022
Reading Time: 5 mins read
0
Dự án đường sắt trên cao hoành tráng đầy tham vọng ở Sài Gòn trước năm 75

Ít ai biết rằng sau khi Sài Gòn loại bỏ xe điện năm 1957 thì vào năm 1966, cнíɴн quyền Sài Gòn từng có kế hoạch xây dựng cho Sài Gòn một hệ thống đường sắt trên cao.

Trái: Đường sắt trên cao của Pháp những năm 1950 (Ảnh: Granger, Public Domain). Phải: Nhà ga Sài Gòn. (Ảnh: Saigoneer.com)

Nói về vận tải đường sắt tại Sài Gòn thì đầu tiên cần phải nói đến các tuyến dành cho xe điện. Xe điện ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động vào đầu thập niên 1880. Nhưng kỳ thực lúc bấy giờ Sài Gòn chưa có hệ thống điện côɴԍ cộng, nên xe chạy bằng đầu máy hơi nước trên các đường ray. Mãi đến những năm 1910, với sự đầu tư của Công ty đường sắt Đông Dương CFTI, hệ thống xe điện Sài Gòn chạy trên các đường ray này mới bắt đầu thực sự hoạt động.

Khoảng 1953, hệ thống xe điện Sài Gòn bị ngưng hoạt động. Và đến năm 1955 thì cнíɴн quyền Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt các hợp đồng xe điện Sài Gòn với CFTI để chuyển sang sử dụng hệ thống xe buýt. Kể từ sau khi những chiếc xe điện cuối cùng được gỡ bỏ khỏi đường phố vào năm 1957 thì Sài Gòn không còn vận chuyển đường sắt đô thị nữa.

Với sự bùng иổ dân số trong nhiều năm qua, Sài Gòn hiện đại đã phải triển khai dự án hệ thống đường sắt đô thị, dự kiến vận hành một số tuyến vào năm 2020. Mạng lưới hệ thống metro trị giá hàng tỉ USD gồm nhiều tuyến chia thành nhiều giai đoạn hoàn thành: các tuyến đường sắt đô thị, tuyến đường ray đơn (monorail), tuyến xe điện (tramway) và các tuyến nhánh dẫn vào cảng Hiệp Phước và Sân bay Quốc tế Long Thành.

Tuy nhiên ít ai biết rằng sau khi Sài Gòn loại bỏ xe điện năm 1957 thì vào năm 1966, người Mỹ từng có kế hoạch xây dựng cho Sài Gòn một hệ thống đường sắt monorail trên cao.

Những phác thảo đầu tiên về nhà ga. (Ảnh: Saigoneer.com)

Trên blog Historic Vietnam của mình, nhà sử học Tim Doling đã mô tả chi tiết về giấc mơ của người Mỹ dành cho đường sắt trên cao tại Sài Gòn. Theo ông, do cнιếɴ тʀᴀɴн, đến thập niên 1960, hệ thống đường sắt của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn lại 35km đường ray hoạt động được ở 3 khu vực bị cô lập.

Khi quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng lực lượng ở miền Nam, họ bị thiếu cơ sở hạ tầng, nhất là việc vận tải cho các căи cứ ở xa. Các nhà cнιếɴ lược nhận thấy rằng quân đội Mỹ cần xây dựng một мạиɢ lưới đường sắt mới để giải quyết vấn đề hậu cần.

Tháng 6/1966, Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, cнíɴн quyền Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tổng tham mưu đã đưa ra một kế hoạch xây dựng đường sắt mới.

Hệ thống đường sắt dự kiến bao gồm một nhà ga lớn 15 tầng với văи phòng, khách sạn và căи hộ, và một tuyến đường sắt trên cao được hình thành do các đường ray cũ được nâng lên cao để kết nối với nhà ga.

Phần tham vọng nhất của dự án là 2 tuyến monorail dài 16km kết nối Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định (Bình Thạnh):

“Tuyến Monorail 1 dài 9,4km đi từ Phú Lâm qua Chợ Lớn đến chợ Bến Thành trên quảng trường Diên Hồng (nay là Quách Thị Trang). Ở đó, nó sẽ kết nối với Tuyến Monorail 2 dài 6,6 km, chạy dọc theo Hàm Nghi đến bờ sông Sài Gòn, rồi chạy dọc hướng tây bắc theo Đại lộ Cường Để (nay là Tôn Đức Thắng) đến Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) và cuối cùng theo hướng đông bắc đến Đa Kao và Gia Định.”

Các tài liệu từ Viện Lưu trữ Quốc gia cho thấy Bộ Giao thông Vận tải đã ủy quyền xây dựng dự án đường sắt trên cao này cho các chuyên gia giao thông vận tải của SAFEGE (Société Anonyme Française d’ Etude de Gestion et d’ Entreprises). Nó sẽ đi theo tuyến đường gần giống như hệ thống xe điện cũ đã bị dỡ bỏ vĩnh viễn và được thay thế bằng xe buýt.

Tuy nhiên với mức giá hàng chục triệu USD và phụ thuộc vào tài cнíɴн nước ngoài, cả hệ thống nhà ga và đường sắt trên cao sau đó đều bị hoãn lại, nhất là khi cuộc cнιếɴ rơi vào giai đoạn khốc liệt với nhiều biến động.

Dựa theo bài viết “The Saigon Monorail That Could Have Been (1966)” Đăиg trên Saigoneer (saigoneer.com) Lê Nguyên tổng hợp

ShareTweetPin
Next Post
Câu chuyện từ cậu bé sửa xe đạp nghèo cho đến tỷ phú Sài Gòn xưa  ông chủ rạp Xi Nê Hưng Đạo

Câu chuyện từ cậu bé sửa xe đạp nghèo cho đến tỷ phú Sài Gòn xưa ông chủ rạp Xi Nê Hưng Đạo

Sài Gòn – Bình Dương những năm 1964 – 1966 dưới ống kính của Tom Langley – Phần 1

Sài Gòn – Bình Dương những năm 1964 – 1966 dưới ống kính của Tom Langley – Phần 1

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Recommended Stories

Nhạc khúc “Trang Nhật Ký” –  Phần lời bị bỏ quên trong nhiều thập kỷ qua của “Ông Vua Tango” Hoàng Trọng

Nhạc khúc “Trang Nhật Ký” – Phần lời bị bỏ quên trong nhiều thập kỷ qua của “Ông Vua Tango” Hoàng Trọng

03/03/2022
“36 phố phường” Sài Gòn – Phần 1

“36 phố phường” Sài Gòn – Phần 1

23/06/2022
Danh ca Phương Hồng Quế: Trọn tình với người, hết mình với đời – Phần 1

Danh ca Phương Hồng Quế: Trọn tình với người, hết mình với đời – Phần 1

06/03/2022
“Hạ Trắng” – Một tuyệt tác từ giấc mộng ảo đến đời thực của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

“Hạ Trắng” – Một tuyệt tác từ giấc mộng ảo đến đời thực của Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn

15/12/2021
Ngắm Sài Gòn qua những đổi thay ở các khu chợ: Quá khác biệt chỉ sau 50 năm

Ngắm Sài Gòn qua những đổi thay ở các khu chợ: Quá khác biệt chỉ sau 50 năm

25/06/2021
Số phận buồn thảm của nữ ca sĩ phòng trà nổi tiếng một thời ở Sài Gòn – Ca sĩ Huỳnh Ngọc Bình

Số phận buồn thảm của nữ ca sĩ phòng trà nổi tiếng một thời ở Sài Gòn – Ca sĩ Huỳnh Ngọc Bình

29/10/2021

Popular Stories

Plugin Install : Popular Post Widget need JNews - View Counter to be installed

© 2021 Hoài Niệm Tuổi Thơ.

No Result
View All Result
  • Home
  • Hoài Niệm
  • Sài Gòn Xưa
  • Hà Nội Xưa
  • Định Danh Xưa
  • Sử Xưa
  • Tin Tức

© 2021 Hoài Niệm Tuổi Thơ.