Đông Dương tháng ngày cũ qua loạt bưu thiếp xưa

Đông Dương là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của người Pháp ở khu vực Đông Nam Á – Đông Dương bao gồm sáu xứ: Nam Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Lào (Laos), Campuchia (Cambodge) và Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan)….bên cạnh đó, Pháp còn nhân danh triều đình Huế để kiêm quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1920 và tuyên bố chủ quyền năm 1921. Thủ phủ của Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, sau năm 1902 thì chuyển ra Hà Nội, sau đó lại quay trở về Sài Gòn.

Đông Dương là chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đứng đầu là Toàn quyền (từ 1887 đến 1945) hay Cao Uỷ (từ 1945 đến 1954) dưới sự bảo hộ của chính quyền Pháp. Một số chính quyền địa phương được đặt dưới quyền của vua, tuy nhiên quyền lực vẫn nằm trong tay các quan chức Pháp. Tuy nhiên, năm 1945 thì Pháp bị Nhật lật đổ và sau đó Nhật lại bại dưới tay Đồng Minh, chỉ lúc này thì Đông Dương mới thực sự tan rã. 

Voi được dẫn vào đấu trường để đấu với cọp

Khu vực sinh sống của những người dân Annam (Trung Kỳ)

Người gõ chuông báo giờ trên thềm điện Cần Chánh, Huế

Khu vực chợ đông đúc ở Thanh Hóa

Người phụ nữ đang trông hai đứa trẻ nhỏ người Tây

Trụ sở Hội đồng xã và một ngôi chùa Khmer ở Trà Vinh

Cửa hàng bách hóa công ty Mottet nằm ngay góc ngã ba rue Catinat và rue Turc (trước năm 1975 góc đường này còn có tên là Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp)

Tàu thuyền đang cập bến trên cảng sông Sài Gòn

Đường Mạc Cửu, phía bên hông trái của Chợ cũ Chợ Lớn, phía xa trước là chợ Cá

Cảnh những người săn voi giết chết một con voi lớn ở Cần Thơ – Nam Kỳ

Người phụ nữ Hoa ở Chợ Lớn

Xe “cà phê hủ tiếu” của người Hoa ở Sài Gòn – Những chiếc xe này rất dễ nhận biết bởi cách trang trí xe độc đáo, mặt trước lắp kính và vẽ nên những nhân vật như Quan Công, Trương Phi,…trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa.

Thợ thủ công đang làm dù lọng ở Bắc Kỳ

Thợ thủ công, phụ nữ và nam giới, những người sản xuất mành tre – Thường được gọi chung là “khu 36 phố phường” dành cho nhiều phường hội nghề nghiệp nhưng khu phố cổ Hà Nội, nằm ở phía Bắc bờ hồ, chỉ trải dài trên diện tích không quá một trăm héc ta bao gồm các phố có tên gọi theo hoạt động nghề nghiệp ngày xưa (Hàng Dầu, Hàng Bông, Hàng Vải, Hàng Buồm, Hàng Muối, Hàng Than, Hàng Thiếc, Hàng Mành…).

Những người phụ nữ bán lụa dạo ở Hải Phòng

Những cô gái gánh nước ở Hà Nội

Sạp bán giày nam ở Hà Nội

Người phu xe kéo xưa ở khu vực Bắc Kỳ

Người bán thực phẩm đồ khô

Khu chợ trời ở Bắc Ninh

Quảng Yên – Trò chơi thi đấu cờ người

Người phụ nữ Bắc Kỳ với niềm đam mê nhạc cổ

Những người phụ nữ khiêng vác trước cửa khách sạn Grand ở Hà Nội

Những người phụ nữ Annam trong buổi họp chợ sớm

Các cô bé An Nam trong một lớp học thêu may

Nét đẹp và trang phục của người phụ nữ Bắc Kỳ

Ngày lễ hội làng của người Annam – Biểu diễn trên dây, khoảng năm 1906

Chiếc xe rùa chở lợn xưa của người Hà Nội

Một sĩ quan bản xứ Hà Nội

Một vị quan chức ở Hà Nội được 4 người đi quanh che ô

Một ngư dân trẻ

Tuyên Quang – Nhà truyền giáo được bao quanh bởi những người Cơ đốc giáo bản địa

Người Trung Kỳ đang thổi lửa bằng đèn hàn

“Yên Thế – Nhóm loạn quân của Đề Thám” . Bức ảnh này chụp khi quan hệ giữa Pháp và Đề Thám còn trong thời kỳ hoà hoãn. Đứng phía sau Đề Thám là một viên sĩ quan Pháp.

Buộc lợn để mang ra chợ

Ba người hành khất trước một hàng ăn tại Hà Nội

Gánh hát xẩm rong ở Hà Nội

Buổi bầu cử tổ trường dân phố ở Hà Nội

Trường đua ngựa tại Hà Nội – Ở Hà Nội, Hải Phòng đều gọi là “Sân Quần ngựa”. “Sân Quần ngựa” Hà Nội cũng rộng, trong chiến tranh Việt Nam (1965 – 1975) có đơn vị Không quân và Pháo binh đóng ở đây. Bây giờ một phần “sân Quần Ngựa” trở thành Nhà thi đấu thể thao, diện tích nhỏ hơn so với thuở ban đầu. Chỗ này bây giờ cũng là đất bạc (hoặc vàng) của Hà Nội. Nơi đây xảy ra một sự việc năm 1973, trực thăng của một ông tướng nào hạ cánh xuống đây (vì khu gia binh cũng nằm trong sân), trẻ con bu ra xem, cánh quạt chém chết một đứa bé chừng 13 tuổi.

Đám rước lễ Phục Sinh của người Công giáo tại Nam Định

Khánh thành trường thế tục (không phải trường của nhà thờ) đầu tiên của Pháp tại Hà Nội

Ga Bắc Lệ

Những quân lính Pháp ở Hà Nội

Xe kéo trước một kho bạc ở Hải Phòng

Không ảnh Thị trấn Na Sầm, tỉnh Lạng Sơn

Quang cảnh đường Paul Bert (nay là đường Điện Biên Phủ) ở Hải Phòng

Tòa nhà Trụ sở của quân lính Pháp ở Sài Gòn

Trại lính và Ga Thị Cầu (nay thuộc phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh)

Sông Tam Bạc, phía khu người Hoa – Chính giữa hình ở bên kia bờ sông là khu nhượng địa, trải dài về phía bên phải là khu Hạ Lý, dân địa phương. Người Pháp sử dụng sông Tam Bạc để làm ranh giới ngăn cách người bản xứ với người Âu.

Nơi này ngày nay chắc là Di tích Thành cổ Tuyên Quang (Di tích thành nhà Mạc)

Túp lều trú ẩn cuối cùng của quân lính ở Motrang – Yên Thế

Người phụ nữ Hoa quyền quý xưa

Tập hợp quân ở Hà Nội

Viết một bình luận