Đôi dòng hoài niệm về những bức ảnh Sài Gòn năm 1950 của nhiếp ảnh gia Carl Mydans – Phần đầu

Cách đây hơn nửa thế kỷ, tại thời điểm đó chủ yếu là những bức ảnh trắng đen, nhưng vẫn có thể bộc bạch được hết sự tách biệt bởi hai khung cảnh Sài Gòn – Một bên là phồn hoa đô hội với người xe nhộn nhịp, những tòa nhà lớn, những con đường tấp nập – Một bên là sự khó khăn trong sinh hoạt của những người dân tứ xứ sinh sống ven sông Sài Gòn hoặc những con kênh lân cận bằng nghề chài lưới.

Cùng Góc Xưa khám phá Sài Gòn năm 1950 qua loạt ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Carl Mydans, để hoài niệm, để bản thân trở về với một miền ký ức đã xa….

Rạp phim là nơi kiếm ăn của nhiều người như anh lái xích lô hay người bán hoa quả, quà vặt… tại Sài Gòn năm 1950.

Thầy tướng số hành nghề trên vỉa hè.

Quầy hàng của một thầy tướng khác nằm cùng góc phố.

Hàng quà vặt với đủ các loại mứt hoa quả, ô mai, cùng trái cây tươi

Đây có thể xem là một “Quán nhậu di động” ở bến Bạch Đằng với cua biển luộc, các loại cá, mực khô và bia rượu, nước ngọt.

Xe nước giải khát ở bến Bạch Đằng

Cụ bà bán thuốc lá bên túp lều của gia đình

Hai cha con trên chiếc thuyền – ngôi nhà di động của người dân chài

Hai đứa bé đang ngồi nơi mũi thuyền

Những người bán hàng rong ở Cảng Sài Gòn

Cảnh tượng tắm sống thế này ngày nay không còn xuất hiện nữa vì hầu hết các xóm chài ở Sài Gòn đã biến mất

Những đứa bé vạn chài Sài Gòn

Gánh hàng rong của một phụ nữ ở Bến Bạch Đằng

Dân vạn chài trên sông Sài Gòn sống ngay cạnh các con tàu lớn của nước ngoài.

Những chiếc thuyền của dân chài neo đậu gần những con tàu lớn ở cảng Sài Gòn

Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Xóm Chỉ đầu đường Tản Đà. Hình chụp từ trên cầu Chà Và nhìn về phía Saigon. Bên trái là Bến Lê quang Liêm, bên phải là Bến Bình Đông.

Xóm chài trên kênh rạch ở Sài Gòn năm 1950. Vào thời gian này, sông Sài Gòn và các con kênh ở lân cận là nơi sinh sống của hàng vạn người dân tứ xứ. Họ sống trên thuyền và quần tụ thành các xóm vạn chài đông đúc.

Bên phải, ở giửa hình là kinh Bến Nghé và cầu Quay Khánh Hội

Rạch Bến Nghé – Từ dưới lên, lần lượt là những cây cầu sau: cầu Quay (Khánh Hội), cầu Mống, cầu Ông Lãnh

Không ảnh Cảng Sài Gòn

Rạch Bến Nghé – Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Ông Lãnh

Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn – Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XIX.

Ở thời điểm hiện tại, đã không còn nhìn thấy cảnh chở người, chở đồ đạc,….bằng những chiếc xe ngựa nữa.


\Xe thổ mộ đang di chuyển trên Boulevard De La Somme (sau này là đại lộ Hàm Nghi)

Một người đánh xe bò chở gỗ trên phố Rue Viénot (nay là đường Phan Bội Châu, phía cửa bên phải chợ Bến Thành)

Xe bò vẫn là một phương tiện vận tải quan trọng ở Sài Gòn vào những năm thập niên 1950

Chiếc xe thổ mộ đang chở khách trên phố Rue Viénot, nay là đường Phan Bội Châu phía bên phải Chợ Bến Thành

Bà mẹ bế con nhỏ về thuyền, tay cầm con cá – có lẽ đây sẽ là món được chuẩn bị cho bữa ăn sắp tới

Cụ bà trong con thuyền

Phần lớn những sinh hoạt của dân xóm chài Sài Gòn đều diễn ra trong chiếc thuyền nhỏ.

Hai bố con dân xóm chài bên trong “ngôi nhà” nổi.

Người phụ nữ bán những con trai bên bến sông

Hai cha con dân xóm chài đang ngồi trên một con thuyền ở sông Sài Gòn

Bến thuyền của dân chài ở khu vực cảng Sài Gòn năm 1950

Thuyền bè của dân chài thường tập trung ngay bên cạnh những con tàu lớn ở cảng Sài Gòn. Phần lớn những dân xóm vạn chài ngày xưa đều sống bằng nghề chài lưới, chỉ có một số ít là lựa chọn lên bờ để buôn bán, làm việc tay chân như bốc vác,….

Trong một cửa hiệu bán đồ khô ở Chợ Lớn

Gánh hàng ăn vặt ở vỉa hè Sài Gòn dành cho người lao động

Hộ gia đình đông con ngày xưa

Những người phụ nữ đang ngồi trước một hiệu giày

Hai lính thủy Pháp và người phụ nữ bán tranh trên lề đường Nguyễn Huệ

Cô gái cùng chiếc xe đạp đang dựng bên cửa nhà.

Người phụ nữ dắt tay hai đứa trẻ, đoạn gần bùng binh Công trường Lam Sơn

Người lái xích lô

Hai người phụ nữ Sài Gòn ngồi trên xe xích lô chạy ngang bùng binh phía trước chợ Bến Thành, hay chính xác hơn là trước trạm xe buýt

Xe bò, phương tiện chở hàng phổ biến của người dân xưa

Xe xích lô đang chạy trước Dinh Độc Lập, ảnh chụp nhìn từ đường Thống Nhất (chính là đường Lê Duẩn ngày nay)

Lễ kỷ niệm của các quan chức được tổ chức tại Sài Gòn

Người gánh hàng rong trên đường Lê Thánh Tôn, phía sau là Tòa Đô Chánh Sài Gòn với bức hình vua Bảo Đại ở chính giữa ngọn tháp

Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) là tiền thân của thương xá TAX, được thành lập vào năm 1914. Sang thời Việt Nam Cộng hòa, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ còn GMC mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX.

Một người lái xe ba gác chạy qua vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi (bùng bình Bồn Kèn), tòa nhà giữa hình là GMC (tiền thân của thương xá TAX, nhưng nay đã bị tháo dỡ)

Viết một bình luận