Đôi dòng hoài niệm về những bức ảnh Sài Gòn năm 1950 của nhiếp ảnh gia Carl Mydans – Phần cuối

Phần cuối cùng trong bộ ảnh được tuyển chọn về khung cảnh Sài Gòn trong những năm thập niên 1950 được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Carl Mydans. 

Từ xa xưa, Sài Gòn đã trở thành thành phố lớn nhất nước, là trung tâm của khu vực miền Nam và mang trong mình nhiều sự thay đổi với sự đa dạng về ngành nghề cùng văn hóa khi người dân tứ xứ đều đổ về Sài Thành. Sài Gòn của trước năm 1975 với biết bao sự biến động về lịch sử, nhưng thật lạ mỗi khi nghĩ về những kỷ niệm Sài Gòn, ta cứ nhớ về một vùng đất thanh bình – thời vàng son của một đời người trong xã hội ổn định….

Đường Marins (trước năm 1975 là đường Đồng Khánh, sau này là đường Trần Hưng Đạo B) với đường xe ở giữa. Nhiều ngôi nhà cὐa người Hoa ở Chợ Lớn thời gian này treo cờ Trung Hoa Dân Quốc của chính quyền Tưởng Giới Thạch

Bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Nguyễn Huệ và Lê Lợi), chính giữa hình là Tòa Đô Chánh Sài Gòn – là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt.

Hình ảnh của một cô gái tỉnh lẻ đang đạp xe trên đường phố Sài Gòn

Một phụ nữ mặc áo dài ngồi trên xe xích lô ở Sài Gòn năm 1950.

Người lái xích lô máy đang dựng xe ở khu vực chờ khách khu Chợ Cũ

Bến xe xích lô máy ở chợ Bến Thành – Chiếc xích lô máy lần đầu xuất hiện ở Sài Gòn là vào những năm thập niên 1940, được chết lại từ chiếc 3 bánh Triporteur Peugeot 2 chạy bằng xăng pha nhớt, sản xuất tại Pháp. Những sau năm 1975, xăng dầu khan hiếm nên xích lô máy dần vắng bóng trên những nẻo đường Sài Gòn.

Người hướng dẫn giao thông ở những ngã ba, ngã tư lớn trên đường phố Sài Gòn.

Poste de Police de Xóm Củi – An nhin ở Chợ Lớn hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Pháp.

Cửa hàng trên đường Catinat – trước năm 1975 là đường Tự Do, sau này mới được đổi tên thành được Đồng Khởi, thuộc khu vực Quận 1

Hotel de Theatre, sau này chính là vị trí của khách sạn Caravelle – Địa điểm nguyên thủy của Khách sạn Caravelle vào thời Pháp thuộc là quán Grand Cafe de la Terrasse, một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn từ cuối thế kỷ XIX.

Café vỉa hè ở khu vực khách sạn Continental đường Catinat (sau này là đường Đồng Khởi)

Ngã tư đường Tự Do – Lê Thánh Tôn

Không ảnh khu vườn phía trước nhà thờ Đức Bà – Thời điểm này cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ ngày trước là dựng tượng đồng Giám mục Bá Đa Lộc nắm tay dẫn Hoàng tử Cảnh thì vẫn còn để trống, vẫn chưa có bất kỳ bức tượng nào được đặt lên.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội). Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Nhà thờ Đức Bà nhìn từ đường Nguyễn Du

Đường Huỳnh Thúc Kháng, ở giữa hình là Bót Lê Văn Ken và trụ sở Công ty Hỏa Xa

Hai cô gái đang dạo bước trên đường phố Sài Gòn, với mái tóc dài thước tha và đen bóng.

Những cô gái mặc áo dài đang băng qua đường trên đường phố Sài Gòn

Hai cô gái trùm khăn chống nắng.

Những người này đang nghỉ mệt trên vỉa hè

Những người bán bánh mì vỉa hè

Cô gái và bạn trai đang dắt xe trên đường, bên ngoài trụ sở Tòa án Sài Gòn

Người đẹp áo dài bên ngoài Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh)

Dinh Gia Long – Nơi đây từng là nơi ở của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, sau khi dinh Độc Lập bị ném bom vào năm 1962

Một phụ nữ Sài Gòn mang theo giỏ hàng rong bước qua vòng xoay đài phun nước trước Dinh Xã Tây (nay là UBND TP.HCM), nơi này là bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi)

Hai người phụ nữ Sài Gòn trên xe xích lô chạy ngang khu vực chợ Bến Thành

“Trạm xăng” dành cho ngựa, thế giới sách cũ trên đại lộ De La Somme (đại lộ Hàm Nghi sau này)… là những hình ảnh khó quên về kế sinh nhai của người Sài Gòn năm 1950.

Khung cảnh ngã năm Chợ Lớn – vòng xoay trong ảnh ngày nay là nơi đặt tượng đài Phan Đình Phùng.

Ngã tư Đồng Khánh – Tổng đốc Phương (sau này là Trần Hưng Đạo – Châu Văn Liêm) – Cuối hình Bưu Điện Quận 5

Giao lộ Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương (nay là đường Trần Hưng Đạo – Châu Văn Liêm). Ông cảnh sát giao thông đứng trên giàn cao để điều khiển giao thông, lưng quay về phía Bưu điện Chợ Lớn

Nhà hàng Tân Lạc Viên ( Sun-thoo-Yuen ), góc ngã tư Đồng Khánh – Tản Đà. Đối diện xéo với nhà hàng Arc En Ciel.

Ngày trước, Chợ Lớn là khu vực tách biệt với Sài Gòn, gọi là thành phố Chợ Lớn. Năm 1951, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn đổi thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn. Kể từ đây, địa danh “Chợ Lớn” chỉ còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5, quận 6 và quận 11 của Đô thành Sài Gòn.

Người bán báo nằm ngủ cạnh sạp báo của mình

Thực khách ngồi chồm hổm trong một quán ăn

Trong một cửa hiệu bán đồ khô

Chợ cũ, gần góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (sau này là đường Hồ Tùng Mậu)

Hàng bánh mì được bày bán trên vỉa hè.

Một góc chợ trời bày bán nông sản

Sạp báo vỉa hè trên đại lộ De La Somme – sau này là đường Hàm Nghi

Những người bán táo phía trước nhà hàng Brodard trên đường Catinat (cũng chính là đường Đồng Khởi ngày nay)

Các bức tranh được xếp ngay ngắn trên mặt đường và treo trên tường.

Hai thím bán hàng rong đang bày bán trên vỉa hè Sài Gòn

Những xọt đan được bày bán trên đường phố Sài Gòn

Quốc trưởng Bảo Đại

Thủ tướng Trần Văn Hữu quê ở Vĩnh Long, là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Quốc gia Việt Nam từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1952.

Thủ tướng Trần Văn Hữu dự buổi phát chẩn cho người nghèo tại chùa Phụng Sơn Tự trên đường Nguyễn ng Trứ

Xích lô trên đường Công Lý (sau này là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), ảnh chụp nhìn từ đường Thống Nhất (sau này là đường Lê Duẩn)

Viết một bình luận