Điểm lại những ngôi trường nổi tiếng Saigon xưa: “Trai Petrus Ký – gái Gia Long”

“Trai Petrus Ký – gái Gia Long” là câu nói lưu truyền trong giời học sinh trung học Sài Gòn trước năm 1975. Đây là câu nói để nói về hai ngôi trường nổi tiếng lúc bấy giờ là trường nam sinh và trường nữ sinh. Sau mỗi buổi tan học, những chàng trai ở trường Petrus Ký thường đứng trước trường Gia Long để ngắm nhìn những bóng hồng buổi tan trường. Có những chàng thử vận may, trêu một vài cô gái và cũng có những mối tình nên duyên nhờ như vậy. Ngoài Petrus Ký và Gia Long thì tại Sài Gòn lúc bấy giờ cũng có một vài đôi trường nam nữ như vậy, như đôi Võ Trường Toản – Trưng Vương.

Bội đôi Petrus Ký và Gia Long đã được nhắc đến rất nhiều trong các bài viết khác nên bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu bộ đôi trường nam và trường nữ  Võ Trường Toản – Trưng Vương.

Bội đôi này được hình thành gần như cùng một lúc, mặt bằng là trên khu đất của ngôi trường Tây học lâu đời. Ngôi trường ấy có tên gọi là Adran, xây vào năm 1861 tại địa chỉ số 3 trên đường Armand Rousseau, về sau đổi tên thành Dr Angier, năm 1955 con đường này mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh con đường này chính là khu đất mà 3 năm sau đấy xây dựng nên Thảo Cầm Viên.

Trường Adran được đặt theo chức danh của Giám mục Bá Đa Lộc. Ông là người giúp vua Gia Long giành lấy giang sơn, lúc bấy giờ ông là Giám mục hiệu tòa Adran. Trường Adran đầu tiên do sự huynh của dòng La San tại Toulon của Pháp quản lý. Tại đây dạy cấp bậc trung học và lấy bằng Thành Chung khi tốt nghiệp. Trường này dạy chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp ở đây được dạy với vị trí là một ngoại ngữ. Chi phí của trường do Hội thừa sai phụ trách, ngày sau do chính quyền thuộc địa tài trợ mọi chi phí của trường.

Vào năm 1879, chính quyền đã ngưng tài trợ nên trường đóng cửa sau 20 năm dạy và học. Tất cả học sinh của trường phải chuyển sang học trường mới.

Sau 20 năm, ngôi trường ấy có tên gọi Normale d’instituteurs. Nơi đây đào tạo giáo viên sơ học và tiểu học. Normale d’instituteurs chính là ngôi trường duy nhất của Nam Kỳ đào tạo giáo sinh với tên tiếng Việt là trường Sư Phạm Nam Việt.

Tháng 7 năm 1947, mảnh đất này trở thành viện quân y Coste của quân đội Pháp. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chi khu đất này thành hai nữa và lập ra hai ngôi trường là trường Trung học Võ Trường Toản và trường Trung học Trưng Vương cùng với một phần dành cho Nha Khảo Thí.

Về trường nam sinh Võ Trường Toản

Tên gọi Võ Trường Toản được đặt theo tên của nhà giáo nổi tiếng tại Gia Định và cuối thế kỉ 18. Ông được mọi người ca ngợi bởi có vốn học rộng, tài thao lược và đức hạnh. Ông cũng là người đào tạo nên rất nhiều danh nhân của Việt Nam thời bấy giờ.

Vào khoảng thời gian 1955 – 1956, trường có 3 lớp đệ nhất, học sinh được nhận sẽ có điểm thấp hơn trường Petrus Ký một ít. Về sau, trường phát triển rất nhanh chóng, niên khóa thứ 2 trường tự tổ chức tuyển sinh vào lớp đệ thất. Năm 1960, trường được mở đến lớp 12 lúc bấy giờ.

Năm 1961, trường được Bộ Giáo dục Quốc gia công nhận là trường Trung học đệ nhị cấp . Tôn chỉ đào tạo của trường là Học vấn – Đạo đức – Kỷ luật để thực hiện triết lý của ngành giáo dục là Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng.

Vào ngày đầu những cấp học của trường có tên gọi là Đệ Thất,  Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ, Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất. Đến năm học 1970 – 1971 tên các cấp học được đổi thành lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

Năm học 1971 – 1972 trường bắt đầu mở hệ học bán công, với hệ này thì trường sẽ thu học phí. Hệ học này được học vào buổi tối và học cả nam và nữ. Đến năm 1974 – 1975 thì hệ bán công được 21 lớp học.

Cơ sở của trường ngày càng khang trang có 21 phòng học; phòng thí nghiệm; thư viện; phòng làm việc của ban quản lý, giáo sư, nhân viên,…và các phòng chức năng. Hiệu trưởng Võ Trường Toản có tượng được đặt trang trọng giữa hoa viên trường. Tượng được điêu khắc do nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu.

Từ năm 1974, cứ ngày 10 tháng 1 mỗi năm sẽ là ngày truyền thống của nhà trường. Vào ngày này, ban Giám đốc, các giáo sư, học sinh sẽ tổ chức lễ dâng hương tại tượng hiệu tổ. Ngoài ra còn có văn nghệ, thể thao và các cuộc thi giữa các lớp. Triển lãm báo, công trình khoa học của sinh viên tổ chức vào ngày này. Họp mặt giao lưu giữa giáo sư, cựu học sinh cùng được diễn ra.

Sau năm 1975 thì hệ thống công lập và hệ thống bán công của trường đều được gộp lại và thành lập nên trường công lập Võ Trường Toản. Niên khóa 1977 – 1978 về sau, trường trở thành trường cấp hai có tên là Trường Trung học Cơ sở Võ Trường Toản.

Đồng phục của trường như sau: Nam sinh sẽ mặc áo sơ mi trắng, quần dài xanh dương. Nữ sinh sẽ mặc áo dài trắng, quần dài trắng hoặc quần đen.

Khóa học 1972 – 1973 về trước, học sinh của trường phải mang bảng tên. Mỗi cấp học sẽ có bảng tên khác nhau về màu sắc.

Niên khóa 1973 – 1974 đến 1975 trường thực hiện quy định chung của Bộ Giáo dục Quốc gia nên không đeo bảng tên mà mang phù hiệu. Phù hiệu được may vào túi áo và trên phù hiệu được thêu huy hiệu của trường. Huy hiệu trường Võ Trường Toản là hình Chim bồ câu trắng tung cánh trên nền trời màu xanh.

Phù hiệu được chia như sau: Bảng vải chữ xanh nền trắng là từ lớp 6 đến lớp 9. Bảng vải chữ đỏ nền trắng từ lớp 10 đến lớp 12.

Về trường nữ Trưng Vương

Trường nữ sinh Trưng Vương được xây dựng trên cơ sở của trường trung học lâu đời, sau này trở thành bệnh viện của quân đội Pháp. Năm 1955, dãy nhà chữ U của khu này trở thành viện quân y Chi Lăng. Năm 1957 thì được trả lại như ban đầu và trở thành trường nữ sinh Trưng Vương. Trường chào đón giáo sư và học sinh từ trường Trưng Vương tại Hà Nội đi vào Sài Gòn sau hiệp định Geneve.

Từ năm 1955 đến năm 1957, nữ sinh của trường Trưng Vương Hà Nội phải học tạm tại trường nữ sinh Gia Long. Đến năm 1957 trường được trả về vị trí số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cạnh bên trường Võ Trường Toản.

Trường Trưng Vương ngày nay vẫn giữ được kiến trúc đặc trưng của thời Pháp. Những khung cửa gỗ cao xanh lá nổi bật và nền tường vàng, mái ngói đỏ.

Từ khi thành lập đến năm 1979 thì trường chỉ nhận nữ sinh. Năm 1979 đến hiện nay thì trường dạy cả nam lẫn nữ. Nữ sinh trường Trưng Vương với tà áo dài trắng tung bay đã thổn thức bao trái tim và đi vào thi ca thuở ấy. Những chuyện tình lãng mạn của nữ Trưng Vương và nam Võ Trường Toản cũng ra đời.

Bài hát Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu cũng được nhạc sĩ Nam Lộc chuyển thể từ bài hát Tell Laura I Love Her để ca ngợi mối tình học trò trong sáng, tươi đẹp của hai trường. Giai điệu cùng lời bài hát đã trở thành những ký ức không bao giờ quên của bao nhiêu thế hệ.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu do Ngọc Lan trình bày.

Viết một bình luận