Cuộc sống nhộn nhịp tại kênh kênh Tàu Hủ dưới bến thuyền xưa qua bộ ảnh hiếm (Phần 4)

Khi nhắc đến kênh Tàu Hủ, rất nhiều người đã tò mò về tên gọi của nó – Tại sao con kênh này lại có tên Tàu Hủ, cái tên này xuất xứ từ đâu khi vốn dĩ nó là một món ăn đầy hấp dẫn có nguồn gốc từ Trung Hoa. Những thông tin tra cứu được về lịch sử của con kênh Tàu Hủ cùng vùng Chợ Lớn thì người ta nhận ra chẳng có mối liên hệ nào giữa tên con kênh và món ăn tàu hủ cả, thậm chí, ven con kênh chẳng có khu vực nào có truyền thống về món ăn này. Theo Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,…thì đoạn phố đi ngang qua con kênh Chợ Lớn vốn có tên là Tàu Khậu. Đây là cách gọi của người Triều Châu – cộng đồng sinh sống khá đông ở đây, lâu ngày trong cách nói chuyện nên người Việt đã nói trại lại “Tàu Khậu” thành “Tàu Hủ”. Sau một thời gian, nhiều người nhận thấy trên con kênh có những vẫn thể nổi lều phều trong dòng nước đen ngòm ấy, nên họ đã liên tưởng đến món tàu hủ. Nhưng có lẽ, sự lý giải này chỉ để cho vui mà thôi, bởi tên gọi kênh Tàu Hủ đã có từ lâu đời, trong khi nạn ô nhiễm chỉ mới xuất hiện vào giữa thế kỷ 20.

Kinh Tàu Hủ và Bến Lê Quang Liêm, nhìn từ đường Bến Bình Đông. Nhà cao giữa hình sau năm 1975 là trụ sở Tổng kho 1 của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam.

Kinh Tàu Hủ và Bến Lê Quang Liêm (đoạn giữa hai đầu đường Phạm Phú Thứ và Mai Xuân Thưởng)

Không ảnh rạch Bến Nghé năm 1967, con đường dọc bên trái hình hướng ra rạch Bến Nghé là đường Nguyễn Khoái Quận 4.

Cầu Xóm Chỉ năm 1968 – Cầu này thẳng ngay đường Tản Đà qua kinh Tàu Hủ. Đầu cầu bên trái là nơi ngã 3 Tản Đà – Bến Lê Quang Liêm, đầu cầu bên phải là bến Bình Đông nơi đầu đường Lê Ngọc Quyến. Chỗ ống khói cao là nhà máy xay lúa Lưu Bình Sanh (tọa tại số 616 đường Bến Hàm Tử) gần góc Hàm Tử – Nguyễn Tri Phương, cạnh vị trí cầu Nguyễn Tri Phương ngày nay.

Xóm Cầu Mật năm 1968, đường Hưng Phú và Phạm Thế Hiển – Kinh Tàu Hủ & Kinh Đôi

Rạch Bến Nghé năm 1968 – Bốn dãy nhà màu trắng trong ảnh là chung cư Cô Giang, 5 tầng, nằm giữa hai con đường: Cô Giang (bên trái chung cư) và Cô Bắc (bên phải chung cư). Giao lộ gần góc dưới phải ảnh là góc Trần Hưng Đạo-Nguyễn Cư Trinh, với tòa nhà Metropole Hotel và rạp Hưng Đạo nằm đối diện với tòa nhà. Không ảnh bên trên có góc chụp nhìn về hướng Tây.

Kinh Tàu Hủ nhìn từ trên cầu Xóm Chỉ ở đầu đường Tản Đà – Hình trái là nhìn về hướng Tây, thấy cầu Chà Và ở phía xa. Hình phải là nhìn về hướng Đông, phía đi ra sông Sài Gòn.

Kinh Tàu Hủ, bến Hàm Tử, Nguyễn Huỳnh Đức, Bùi Hữu Nghĩa, Chợ Hòa Bình – Ảnh chụp năm 1969

Cầu Chà Và năm 1970 – đầu cầu phía bên Quận 8

Rạch Tàu Hủ năm 1970 – 1971, bên phải là Bến Bình Đông, phía xa là cầu Xóm Chỉ.

Nhà ven kinh Tàu Hủ

Dãy nhà được dựng một cách rất tạm bợ ở hai bên bờ kinh Tàu Hủ năm 1970 – 1971

Rạch Tàu Hủ và cầu Chà Và năm 1970 – 1971. Đoạn kè chạy dưới chân cầu Chà Và bên trái hình nay vẫn thấy tại đường Vạn Kiếp nhưng không biết là làm mới lại hay đoạn kè xưa.

Cầu Chà Và nhìn về Quận 8

Rạch Tàu Hủvà Bến Lê Quang Liêm

Kinh Tàu Hủ năm 1971, nhìn từ trên cầu Bình Tây ở đầu đường Bình Tây, người chụp nhìn về phía ra Sài Gòn (hướng Đông)

Kinh Tàu Hủ và Rạch Bến Nghé, con đường lúa gạo của Saigon ngày xưa – Nhìn từ Bến Bình Đông nhìn qua Bến Lê Quang Liêm (nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt).

Kinh Tàu Hủ, bên này là Bến Bình Đông, bên kia là Bến Lê Quang Liêm (nay là đường Võ Văn Kiệt)

Bến Lê Quang Liêm dọc kinh Tàu Hủ, người chụp đứng trên cầu Bình Tây ở đầu đường Bình Tây

Kinh Tàu Hủ và Bến Lê Quang Liêm, nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt – Đây là dãy phố đoạn Chu văn An (sau lùm cây me) đến Bưu điện Bình Tây. Tòa nhà ở cuối dãy phố là Nhà Dây Thép Bình Tây (bưu điện) tại ngã ba Lê Quang Liêm – Bình Tây.

Kinh Tàu Hủ & Bến Lê Quang Liêm nhìn từ trên cầu Bình Tây. Phía xa trên kinh là cầu chữ U gần đầu đường Phạm Phú Thứ. Người chụp đứng trên cầu Bình Tây ở đầu đường Bình Tây. Cầu chữ U có hai chân cầu hướng ra phía Sài Gòn.

Nhà ổ chuột dọc kinh Tàu Hủ năm 1971

Kinh Tàu Hủ năm 1971

Ghe thuyền trên kinh Tàu Hủ

Dãy nhà lá tạm bợ dọc bênh kinh Tàu Hủ

Hai ông tắm dưới kinh Tàu Hủ

Ghe và nhà sàn lụp sụp dọc con kinh

Những đứa trẻ chơi dưới ụ sửa chữa ghe

Cầu Bình Tây qua kinh Tàu Hủ năm 1972 – Phía bên này kinh là Bến Bình Đông, chân cầu thẳng đầu đường Nguyễn Chế Nghĩa. Bên kia là Bến Lê Quang Liêm, chân cầu gần đầu đường Bình Tây.

Bé gái bán cá trên cầu Ông Lãnh, phía xa là cầu Calmette năm 1991

Viết một bình luận