Cuộc sống nhộn nhịp tại kênh kênh Tàu Hủ dưới bến thuyền xưa qua bộ ảnh hiếm (Phần 3)

Kinh Tàu Hủ là một con kênh nắm giữ vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển của khu vực Chợ Lớn xưa. Theo những tư liệu lịch sử được ghi nhận lại thì từ thế kỷ 17 khi những người Hoa đến đây định cư đã hình thành nên kênh Tàu Hủ – do đây là một trong những nơi có vị trí giao thương thuận tiện nhất. Và hiển nhiên, chỉ cần một thế kỷ sau đó, nơi này đã trở nên sầm uất và đông đúc với nhiều thương gia qua lại. Đến đầu thế 20, thì kênh Tàu Hủ đã trở thành tuyến giao thông đường thủy huyết mạch của vùng Chợ Lớn, dưới dòng kênh lúc nào cũng nhộn nhịp những con tàu qua lại trao đổi và giao lưu hàng hóa.

Không ảnh khu vực kênh Tàu Hủ và rạch Ụ Cây – Cầu Xóm Chỉ năm 1950. Con rạch nằm ngang phía trước là rạch Ụ Cây (Bassin aux Bois), trong không ảnh này nhìn thấy rất nhiều cây gỗ súc (cây gỗ tròn chưa xẻ) nằm vuông góc dọc bờ rạch để chờ được kéo lên cưa xẻ tại các trại cưa ở dọc bờ rạch này.

Cầu phía xa bên trái là cầu Ông Lãnh

Kinh Tàu Hủ năm 1950, theo thứ tự từ gần đến xa trong hình là cầu quay Khánh Hội và cầu Móng. Tòa nhà lớn màu trắng giữa hai cây cầu phía bên phải hình là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở Bến Chương Dương

Nhà máy thuốc lá BASTOS trên bến Vân Đồn, đối diện Chợ cầu Ông Lãnh và chợ cầu Muối bên kia rạch Bến Nghé.

Cầu Ông Lãnh năm 1950, thẳng ngay đầu đường Nguyễn Thái Học, nơi có chợ Cầu Muối tại vị trí lò mổ heo thời Pháp (abattoir).

Rạch Bến Nghé – Khu vực trung tâm Sài Gòn, cầu Ông Lãnh, cầu Mống

Rạch Bến Nghé – Khu vực trung tâm Sài Gòn, cầu Ông Lãnh, đường Trần Hưng Đạo, Ga xe lửa. Khu vực gần với vòng xoay bên phải hình chính là chợ Bến Thành. Bên trái là kinh Tàu Hủ và cây cầu Ông Lãnh.

Rạch Bến Nghé – cầu Ông Lãnh

Cầu Chà Và năm 1951 – Trong cuốn “Sài Gòn năm xưa” của cụ Vương Hồng Sển cho biết cầu Chà Và có tên như vậy vì hồi xưa đây là phố Chà (người Ấn Độ) bán vải. Nhịp giữa của cầu có thể nâng lên cho ghe lớn qua lại vào thời gian quy định trong ngày, nhờ hệ thống tời nằm bên trong các trụ cổng.

Rạch Bến Nghé năm 1959, cạnh chợ cầu Ông Lãnh, bên kia rạch là hãng thuốc lá BASTOS trên đường Bến Vân Đồn

Không ảnh kinh Tàu Hủ – rạch Bến Nghé thập niên 1960 – 1970. Bên trái là hình chụp nhìn về hướng Tây, ở giữa là cầu Chà Và. Bên phải là nhìn về hướng Đông với sông Sài Gòn nằm ngang ở phía xa, góc dưới phải là cù lao Nguyễn Kiệu.

Không ảnh quận 8 và khu vực Chợ Lớn năm 1960 – Từ trái qua: (1) Kinh Đôi với đường Phạm Thế Hiển ở bên trái và Bến Nguyễn Duy ở bên phải, phía xa là cầu Nhị Thiên Đường; (2) Rạch Ụ Cây thông giữa Kinh Tàu Hủ và Kinh Đôi. Đường chéo góc 45 độ giữa ảnh là đường Hưng Phú; (3) Kinh Tàu Hủ với cầu Xóm Chỉ và cầu Chà Và; (4) Góc trên bên phải là khu vực Quận 5 tức Chợ Lớn.

Rạch Bến Nghé cạnh khu vực chợ Cầu Ông Lãnh năm 1960

Bản đồ Chợ Lớn năm 1961, giúp tiện tham khảo khi tìm hiểu về khu vực Chợ Lớn xưa.

Rạch Bến Nghé – Chợ Cầu Ông Lãnh năm 1961

Kinh Tàu Hủ (Rạch Bến Nghé) năm 1964 – 1965, hình chụp từ trên cầu Xóm Chỉ đầu đường Tản Đà, nhìn về hướng ra Sài Gòn. Nhà cao có ống khói bên trái là Nhà máy xay lúa Lưu Bình Sanh tọa số 616 đường Bến Hàm Tử, gần góc Nguyễn Tri Phương – Bến Hàm Tử. Ngày nay đã xây dựng thêm cầu Nguyễn Tri Phương vượt qua Rạch Bến Nghé cạnh khu vực nhà máy này nối với đường Chánh Hưng bên Quận 8. Các dãy nhà mái ngói đỏ cạnh nhà máy xay là kho lúa gạo. Đường bên phải con kinh bị các nhà lá che khuất là phần đầu của đường Bến Bình Đông Quận 8.

Không ảnh kinh Tàu Hủ khu vực Chợ Lớn năm 1964 – Bên phải kinh là bến Ba Đình, ngã ba gần nhất bên trái hình là đường Bến Hàm Tử – Nguyễn Huỳnh Đức.

Ghe tàu trên rạch Bến Nghé năm 1964

Ảnh ghép rạch Bến Nghé năm 1964 – Bên này là Bến Chương Dương, bên kia là Bến Vân Đồn. Nơi đường chân trời trong hình bìa trái là Cảng Khánh Hội.

Những ngôi nhà lá ven kinh Tàu Hủ, ghe thuyền nơi đây trở thành “nhà di động” của người dân

Cầu Chà Và năm 1965

Cầu Chà Và – Nhìn về hướng đông (hướng đi ra Saigon, ảnh bị ngược sáng), phía xa nhìn thấy cầu Xóm Chỉ đầu đường Tản Đà (khá mờ). Khung thép hình XXX là cánh cửa sắt ở hai phía đầu cầu, được đóng lại khi nhịp giữa nâng lên cho ghe lớn đi qua.

Rạch Bến Nghé – Cầu Chà Và năm 1965

Ghe thuyền tấp nập trên rạch Bến Nghé năm 1965

Con thuyền này được xem là “nhà” của ngư dân trên kinh Tàu Hủ, bởi họ sống và sinh hoạt mọi thứ trên con thuyền này.

Cuộc sống sinh hoạt của “nhà nổi” trên kinh Tàu Hủ

Rạch Bến Nghé năm 1965, cảnh tượng ghe thuyền chờ hàng đang cập bến để buôn bán và trao đổi

Những ngôi nhà ven sông

Kinh Tàu Hủ – Bến Lê Quang Liêm năm 1965 (đoạn giữa hai đầu đường Phạm Phú Thứ và Mai Xuân Thưởng)

Không ảnh chụp từ máy bay Sông Sài Gòn và Rạch Bến Nghé năm 1965

Cuộc sống trên sông của người dân Chợ Lớn

Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Chà Vàm Chỉ năm 1966 – 1967

Kinh Tàu Hủ nhìn từ cầu Xóm Chỉ năm 1966 – 1967

Kinh Tàu Hủ năm 1967, bên trái là Bến Bình Đông, bên phải là bến Lê Quang Liêm. Rạch Bến Nghé (Kinh Tàu Hủ) nhìn từ trên cầu Chà Và về phía miền Tây. Căn nhà màu trắng hai tầng ở khoảng giữa ảnh phía xa (nhìn thấy mấy ô cửa sổ ở tường hồi) đã có từ rất lâu

Một chiếc không ảnh chụp từ máy bay khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1967

Ngã ba Lê Quang Liêm – Bình Tiên năm 1966 – 1967. Bốn dải nhà kho liên kế là số 338 Lê Quang Liêm, sau này là kho muối của Công ty Muối 3.

Rạch Bến Nghé năm 1967 – Bên phải là công viên trước Hội trường Diên Hồng và bức tượng An Dương Vương

Rạch Bến Nghé, chợ Cầu Ông Lãnh năm 1967 – 1968

Bên kia rạch Bến Nghé là chợ Cầu Ông Lãnh năm 1967

Cầu Kinh Ngang số 1 năm 1967 – 1969

Kinh Tàu Hủ năm 1967 – 1969

Kinh Tàu Hủ – cầu chữ U, nhìn về hướng Sài Gòn

Dãy nhà bên phải của bức hình trên

Kinh Tàu Hủ năm 1967 – 1969

Kinh Tàu Hủ nhìn từ cầu chữ U

Kinh Tàu Hủ, cầu Bình Tây, nhìn từ bến Bình Đông

Kinh Tàu Hủ, cầu Bình Tây nhìn từ bến Bình Đông năm 1967 – 1969

Kinh Tàu Hủ và đường Bến Bình Đông, phía xa là cầu Bình Tây

Kinh Tàu Hủ và Bến Lê Quang Liêm, nhìn từ bến Bình Đông

Viết một bình luận