Cùng chiêm nghiệm lại một Sài Gòn năm 1969 rạng rỡ qua ống kính của nhiếp ảnh gia larsdh

Không phân biệt ai là người chụp nên những bức ảnh này – người Việt Nam hay người ngoại quốc; cũng không nhắc đến ở thời kỳ năm 1969 Sài Gòn đang xảy ra những vấn đề chính trị như thế nào. Bởi bài viết hôm nay, Thời Xua chỉ đơn thuần muốn mang bạn đọc trở về một Sài Gòn của năm 1969 để hoài niệm về những khung cảnh, con người, đường xá,…. dưới góc nhìn của larsdh.

Triển lãm điêu khắc của quân đội trên Công viên Đống Đa
Buổi triển lãm điêu khắc ở công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn
Một trong những tượng điêu khắc được trình bày ở buổi triển lãm tại công viên Đống Đa trước tòa Đô Chánh Sài Gòn
Được xây dựng dưới thời kỳ Pháp thuộc, Tòa Đô Chánh là tên gọi của nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô dưới thời VNCH. Ngày nay là Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn.
Tòa nhà căn hộ ngay góc đường Lê Lợi và đường Công Lý
Một góc đường Công Ký được chụp từ góc ngã tư đường Lê Lợi và đường Công Lý
Cảnh đêm Sài Gòn trên đường Lê Lợi
Bồn phun nước nơi Công trường Lam Sơn vào ban đêm với những ánh đèn lấp lánh và người dạo phố đông đúc, nhộn nhịp
Đêm Sài Gòn ở đài phun nước Công trường Lam Sơn
Cảnh đêm ở vòng xoay Quách Thị Trang và chợ Bến Thành, trực diện trong hình chính là nhà hàng ngay góc đường Hàm Nghi và đường Phó Đức Chinh. Còn bên cạnh nhà hàng có tòa nhà cao chính là Hàm Nghi BOQ (tọa số 171 đường Hàm Nghi).
Không ảnh hai con thuyền trên sông của Sài Gòn và những dãy nhà ven sông được xây cất san sát nhau.
Những đứa trẻ đang tắm mát dưới sông Sài Gòn – là một phụ lưu của sông Đồng Nai.
Tàu Hải quân Việt Nam Cộng hòa – Dương Vận Hạm ( LST- Landing Ship Tank ) Cam Ranh HQ-500, Formerly USS Marion County ( LST-975 ).
Công trường Mê Linh – Nằm kế cận công viên bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn. Đây là giao điểm của sáu con đường, ở giữa có một hồ nước nhân tạo đặt tượng Trần Hưng Đạo từ trước năm 1975.
Ảnh chụp trên sông Sài Gòn, trước mặt chính là nhà máy CARIC, sửa chữa và đóng tàu
Tượng đài Trần Hưng Đạo – Thánh tổ của Binh chủng Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa do nhà điêu khắc Phạm Thông sáng tác năm 1967, được đặt ở Công trường Mê Linh (thuộc Phường Bến Nghé, Quận 1)
Cột cờ thủ ngữ được người Pháp xây dựng vào tháng 10 năm 1865 trên nền cũ của dinh quan thủ ngự chuyên chăm lo thương chính của nhà Nguyễn. Và một góc sông Sài Gòn với nhiều ghe thuyền nhỏ đang đổ cập mé sông.
Sông Sài Gòn
Tòa nhà góc đường Tự Do (sau này đổi tên thành đường Đồng Khởi) và đường Gia Long (ngày nay chính là đường Lý Tự Trọng).
Đường Tự Do, bên trái khung ảnh chính là công viên Chi Lăng – Là một trong những công viên trung tâm Sài Gòn có từ thời kỳ Pháp thuộc.
Walling Hotel trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Sài Gòn
Bưu điện Trung ương hay còn gọi là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà – Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, bắt đầu đưa vào sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.
Cư xá sĩ quan Mỹ Walling BEQ trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
Đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – ​Bên phải là tường nhà kho của ga xe lửa – Phía xa chính là Khách sạn Thái Bình.
Walling Hotel trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Sài Gòn.
Khu vực chùa Việt Nam Quốc Tự (Viện Hóa Đạo) nhìn từ tòa nhà Quốc Tế Viện Trợ
Đường Trần Quốc Toản nhìn từ khuôn viên tòa nhà Viện Trợ Quốc Tế. Đối diện với cổng ra vào là hẻm 181 (có 3 căn nhà lầu cao). Gần bên phải hình là hẻm 183 ( có chữ Toán Lý Hóa ) – trong hẻm có ngôi nhà số 183/4, có căn hầm bí mật chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn
Chợ Tết mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1969 tại chợ Sài Gòn
Bãi đỗ xe nằm bân cạnh Công trường Lam Sơn và tòa nhà Hạ Nghị Viên
Tượng đài hai binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến đang giương vũ khí vào tòa nhà Hạ Nghị Viện VNCH. Tượng này bị đám đông kéo đổ trong ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tòa Hạ Nghị Viện (có mặt hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi) dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, trước đó vốn là nhà hát thành phố, đến năm 1955 thì bị cải tạo và trưng dụng thành tòa Trụ sở Quốc hội.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đầu tiên được đặt tại số 39 đại lộ Hàm Nghi. Sau khi vụ đánh bom năm 1965 xảy ra, năm 1967 đã chuyển đến một tòa nhà mới tại khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhứt và Mạc Đĩnh Chi, gần nơi sông Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn. Đại sứ quán nằm cạnh đại sứ quán Pháp, đối diện đại sứ quán Anh, và nằm gần Dinh Độc Lập.
Dinh Độc Lập – Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Những công nhân đang làm việc cho một công trình xây dựng
Những thanh niên đang làm nghề chạy xích lô
Góc trên bên phải là bảng hiệu của Bót Lê Văn Ken, bùng binh Quách Thị Trang và chợ Bến Thành
Hình ảnh trước một quầy hàng nước giải khát ở Sài Gòn

Một góc chợ cũ nằm trên đường Hàm Nghi và đường Pasteur
Khu chợ cũ nằm trên đường Võ Di Nguy và đường Phủ Kiệt (nay là góc đường Hồ Tùng Mậu và Hải Triều). Khu vực này, ngày nay chính là vị trí của tòa cao ốc Bitexco Tower cao 68 tầng.
Vỉa hè bên cạnh trường Tiểu học Hòa Bình, nằm trên Công trường John F. Kennedy
Một chiếc không ảnh chụp đường phố Sài Gòn
Tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa đứng trên một bệ đá cao tại vòng xoay trước chợ Bến Thành được xây dựng năm 1965.
Cận cảnh tượng đài hai binh lính Thủy Quân Lục Chiến
Đoạn cuối đường Lê Lợi và Bệnh viện Sài Gòn. Có người cho rằng: Tác giả đứng gần ngã ba Lê Lợi & Nguyễn Trung Trực và quay ống kính về phía quảng trường Quách Thị Trang!
Đường Lê Lợi, ảnh chụp ngay góc ngã tư đường Lê Lợi và đường Công Lý
Vòng xoay Công trường Lam Sơn, ngay góc đường Lê Lợi và Pasteur, bên phải khung ảnh chính là REX Hotel.
Trụ sở Hạ Nghị Viện hướng mặt ra phía Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, quận 1.
Trụ sở Hạ Nghị Viện, sau năm 1975, tòa nhà này được trùng tu và trả về đúng công năng ban đầu là Nhà Hát.
Tượng Thương Tiếc đầu đường vào Nghĩa Trang Quân Đội VNCH
Hình ảnh tượng đài mang tên Thương tiếc được đặt ở đầu đường vào Nghĩa trang Quân Đội – Biên Hòa
Tác giả đang ngồi xe di chuyển trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, phía bìa trái là chùa Phước Viên nằm ở ngã tư Hàng Xanh.
Lồng đèn Giáng sinh
Những chiếc xe dựng trên đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1
Đường Phạm Ngũ Lão
Đài Tử sĩ nằm trong khuôn viên của Nghĩa Trang Quân Đội Quốc Gia tại Biên Hòa
Đài Tử sĩ nằm trong khuôn viên của Nghĩa Trang Quân Đội Quốc Gia – nay đổi tên thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An – nằm tại phường Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Phía xa là núi Châu Thới (cao 65m) ở Biên Hòa

Những người lính Hoa Kỳ mới đến được làm thủ tục tại các cơ sở của Tiểu đoàn 90 Thay thế ở phường Long Bình, Biên Hòa
Những chú trâu thật văn minh khi xếp hàng ngay ngắn trước khi qua đường!
Cầu bộ hành trước chợ Bến Thành. Ở những năm của thập niên 1970, do tình trạng xe cộ đông đúc nên cầu được dựng nên tiện cho việc đi lại của người đi bộ, nhưng không lâu thì bị tháo dỡ do mất mỹ quan và không đảm bảo an ninh.
Ngã tư đường Lê Lợi và đường Công Lý, ngay vị trí của nhà sách Khai Trí (tọa lạc tại số 60 – 62 đường Lê Lợi), bên trái khung hình chính là nhà hàng Quốc tế.
Trường đua Phú Thọ là trường đua ngựa ở quận 11, trước kia đây là trường đua ngựa duy nhất của Sài Gòn và Việt Nam. Ngoài ra, ở đây cũng sẽ diễn ra những trận đua mô tô.
Những đứa trẻ đang dẫn ngựa từ chuồng ra vị trí trường đua để chuẩn bị cho cuộc đấu.
Khán giả đã chờ đợi sẵn để cổ vũ và theo dõi những chú ngựa mà mình đặt cược
Những đứa trẻ đã sẵn sàng trên lưng ngựa, đang quá trình khởi động trước thi đấu
Trường đua Phú Thọ
Cuộc đua ngựa đã bắt đầu và những con ngựa đang ra sức chạy về đích dưới sự thúc giục của người điều khiển.
Một góc khác được chụp từ khán đài của trường đua ngựa Phú Thọ
Toàn cảnh cuộc đua ở trường đua Phú Thọ, quận 11
Người lái đò trên sông Sài Gòn
Bến đò Thủ Thiêm – Sài Gòn
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu vực phía trước của Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Những đứa trẻ đang tắm sông
Một trong những thứ đồ chơi dành cho trẻ em được đặt trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Một góc nhỏ được ghi lại tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Những học sinh đang có buổi ngoại khóa ở Thảo Cầm Viên
Tại Sở Thú Sài Gòn
Đứa bé đang tò mò trước máy ảnh của tác giả
Buổi sinh hoạt ngoại khóa của những học sinh trong khuôn viên của Sở Thú
Những hướng đạo sinh Quân Đội
Người người đang chen chút nhau trên một chiếc cầu nhỏ đặt trong Thảo Cầm Viên
Đây là nơi nghỉ chân của những dạo Sở Thú
Phía trước của Đền thờ vua Hùng – Ngôi đền này được nhà cầm quyền Pháp cho xây dựng năm 1926 theo kiến trúc cung đình nhà Nguyễn với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir)
Đôi rồng điêu khắc tinh xảo ở lối lên đền kỷ niệm
Sau năm 1954, đền kỷ niệm được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương, thờ Vua Hùng và một số nhân vật lịch sử khác như Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo,…
Từ sau năm 1975 cho đến nay, đền mang tên là đền thờ Vua Hùng. Mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngôi đền đều có tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng.

Dưới dây là một số hình ảnh của những động vật trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn (hay còn gọi là Sở Thú) – là vườn thú lâu đời đứng hàng thứ tám trên thế giới, khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc gần hạ lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè với hai cổng nằm ở số 2B đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và số 1 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Nghé, Quận 1.

Tính đến thời điểm hiện tại, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật thuộc 125 loài, trong đó có nhiều loại thuộc loại quý hiếm như: trĩ sao, chà vá, vượn má vàng, hưu vàng, báo lửa, báo gấm… Tại đây cũng có hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.

Sếu đầu đỏ hay còn gọi là sếu cổ trụi. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.
Voi
Kangaroo hay còn gọi là chuột túi
Già đẫy trava (tên khoa học là Leptoptilos-Javanicus-Lesser-Adjutant) được xếp trong Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam thuộc nhóm 1B đặc biệt quý hiếm.
Gấu đen Bắc Mỹ – kích thước trung bình, nó là loài gấu nhỏ nhất và phổ biến nhất ở khu vực này.
Rái cá là một nhóm động vật có vú ăn thịt sống dưới nước hay đại dương, thuộc một phần của họ Chồn.
Trăn gấm (Trăn Vua, Trăn mắt lưới châu Á) – là một loại trăn lớn, thuộc họ Trăn (Pythonidae) và chi cùng tên (Python), sống ở vùng Đông Nam Á.
Cò quăm đầu đen, tên khoa học Threskiornis melanocephalus, là một loài chim trong họ Threskiornithidae.
Vẹt Macca đỏ và Vẹt Macca xanh, hay còn gọi là Vẹt đuôi dài là tập hợp đa dạng các loài vẹt có đuôi dài, từ nhỏ đến lớn, thường sặc sỡ màu sắc và thuộc về phân họ Vẹt Tân thế giới Arinae phân bố phần lớn ở Nam Mỹ.
Một con đại bàng Short-toed.
Khỉ
Sư tử

Viết một bình luận