“Con đường tình ta đi” (Phạm Duy) – Con đường không tên trên vạn nẻo…

Ai cũng mong ước được sống mãi mãi với thời gian, với những năm tháng học trò trong sáng và hồn nhiên, chẳng lo nghĩ, chẳng muộn phiền. Ta có thể bất cứ điều mình thích như gào khóc thật to khi cảm thấy mệt mỏi, trút mọi bực tức ra ngoài một cách dễ dàng mà chẳng cần nhẫn nhịn như khi bản thân trưởng thành…Nhưng thời gian lại vô tình, một khi trôi qua là ra đi mãi mãi chẳng bao giờ quay đầu trở lại và chúng ta cũng chẳng thể nào đủ sức mà níu giữ thời gian, níu giữ thời thanh xuân không bao giờ trôi tuột được. Dần lớn, chúng ta sẽ dần học được cách buông bỏ, và cái đầu tiên phải buông chính là những ngày tháng được cắp sách đến trường, được đi trên những “con đường tình…” của một thuở mộng mơ. Con đường tình mà ta đã từng bước có muôn vàn sắc thái, có nắng vàng nhẹ nhàng sớm mai, có hoa tươi khoe sắc mỗi mùa, có làn mưa phùn nhè nhẹ nhưng vẫn đủ ướt vai….Là con đường mà ta vẫn thường chung bước mỗi lúc tan trường, kề cạnh bên nhau những khi dạo phố. Những bước đi in dấu thời gian ấy được nhạc sĩ Phạm Duy lưu lại chẳng sót chút nào trong nhạc phẩm “Con đường tình ta đi” và ca khúc này đã được lưu truyền suốt nhiều thế hệ và trở thành một tuyệt khúc bất hủ theo thời gian.

Nhạc sĩ Phạm Duy

“Con đường tình ta đi” của nhạc sĩ Phạm Duy là một ca khúc hay viết về những nuối tiếc trong chuyện tình cảm tuổi học trò và những hoài niệm tuổi xanh chẳng thể tìm lại được, do đó nó khá phù hợp với học trò đương thời và được hầu hết đại chúng chấp thuận và đón nhận nhiệt tình. Ca khúc là một “bài văn tự sự” khi tường thuật lại một câu chuyện tình nhẹ nhàng và trong sáng của thời sinh viên bằng những ngôn từ bình dị và đơn giản nhưng lại đầy ý thơ và mùi mẫn như một bản tình ca. Chính tuổi trẻ đã chắp cánh cho những mộng ước bay cao, và cũng chính tuổi trẻ đã xây dựng nên những động lực cố gắng, tạo cho chàng thư sinh xưa những con đường tình yêu đầy ảo mộng và hồn nhiên.

“Ϲon đường nào ta đi với bàn chân nhỏ bé
Ϲon đường chiều thủ đô, con đường bụi mờ
Ϲon đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ
Bóng người dài trên hè, con đường tình ta đi.
Ϲon đường trời mưa êm, chiếc dù che màu tím
Môi tìm làn môi ngon nhưng còn thẹn thùng
Ϲon đường về ban trưa, tới nhà haу vào lớp
Ϲon đường của đôi mình, ôi chuуện tình thư sinh….”

https://www.youtube.com/watch?v=f1H-mJHESCw

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thanh Lan & Vũ Khanh trình bày.

Những con đường tình ta đi có sự xuất hiện của đôi “bàn chân nhỏ bé”, có “con đường bụi mờ” đang dần mù mịt và trên con đường “tuổi măng tre” có những tia nắng vàng tươi đẹp, chiếu rọi tuổi xuân thì mơn mởn bằng thứ tình mới chớm đầy ngọt ngào. Con đường tình ta đi, cũng có rất nhiều người cùng sánh bước, chứ chẳng phải một mình mình đơn độc giữa đại lộ thênh thông. Thanh xuân tươi đẹp lắm, nó cách gọi dịu êm của cụm từ tuổi trẻ, là khoảng thời không quý giá mà bất kỳ ai cũng mong muốn lần nữa trở lại nhưng chẳng bao giờ được. Tạo hóa chỉ cho mỗi người một lần trải nghiệm, nếu đủ nhiệt huyết, đủ năng lượng và đủ mạnh bạo,…..sẽ viết nên câu chuyện của mình, mở ra một con đường tình của riêng mình.

Hình ảnh “chiếc dù che màu tím” xuất hiện trong một buổi mưa lạnh khiến người nghe cảm thấy thích thú hơn khi hòa mình vào khung cảnh lãng mạn, màu tím của sự thủy chung và màu tím của những hồn nhiên và thơ mộng. Con đường tình của ta đi có những “môi tìm làn môi ngon nhưng còn thẹn thùng”, là những ngượng ngùng và e ấp khi đối diện với những rung cảm đầu đời. Là con đường mà hàng ngày cùng nhau chung bước đến lớp,đến trường, rồi chiều chiều lại cùng nhau tan trường về nhà trong sự vui đùa ngây ngô.

“…..Thế rồi cuộc đời là những cuộc tình chia xa
Ði lạc vào những phía không đường về.
Ðứng ở ngoài đầu rừng, đứng ở đầu con sông
Nhớ về con đường cũ, mênh mông, mênh mông….”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Ý Lan trình bày.

Con đường tình ở độ tuổi thanh xuân, có mấy người còn được chung bước, có mấy người còn được gắn bó đến cuối đời. Cuộc vui nào cũng sẽ tan, cuộc đời là những cuộc gặp rồi chia xa và chuyện tình thư sinh cũng chóng nở chóng tàn như vòng tuần hoàn của đóa hoa tươi. Đến khi nhận ra con đường ấy đã dần trở nên xa lạ thì chợt biết mình đã lầm đường lạc lối “vào những phía không đường về”, còn người ở lại chỉ biết ngậm ngùi mà “đứng ở ngoài đầu rừng, đứng ở đầu con sông” ngắm vọng lại. Chẳng biết từ lúc nào mà con đường cũ ngày xưa của đôi ta trở nên mênh mông và xa xăm đến như vậy, càng nhìn chỉ càng khiến ta thêm chạnh lòng vì một nỗi niềm xa nhớ miên man….Chỉ một câu hát nghe như đơn giản, nhưng lại gợi cho người nghe một cảm giác lạc lõng và mù mịt trên bước đường tương lai.

“…Hỡi người tình học trò, hỡi người tình năm xưa
Bóng người từng in dấu trên đường mờ
Ϲó thuộc vạn nẻo đường, có ngại ngùng nên quên
Nhớ hoài con đường cũ không tên….”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Elvis Phương trình bày.

Người tình học trò, phải chăng là người đã dạy ta biết trân trọng khoảng thanh xuân trôi nhanh; là những vụng dại của một thời hoa bướm, khi bản thân chỉ biết e ấp và ngượng ngùng cho những cảm xúc khó nói; là khi bản thân rời xa, bỏ quên và trôi lạc vào dĩ vãng thì mới thấy tiếc, mới thấy hối hận tại sao không yêu quý hơn ngay từ thuở đầu. Chàng trai rời ra giảng đường, chập chững tự mình bước đi trên con đường chông gai nơi xã hội đầy cạm bẫy. Trên muôn vạn nẻo đường phía trước mắt, nơi tương lai mờ mịt chẳng nhìn rõ phương hướng, chàng như bị lạc hoàn toàn, không biết nơi nào sẽ giúp tìm về những yêu thương nơi chân trời cũ. Chàng chỉ còn nhớ, đó là một con đường cũ không tên, một con đường muôn nẻo nhưng dù quẹo thế nào cũng chẳng thể nào tìm được về tuổi thanh xuân của lần thứ hai trong đời.

“….Ϲon đường mộng hoa xưa, vẫn từng đôi từng lứa
Ϲon đường vào mộng mơ, con đường mặn mà
Hỡi người tình Văn Khoa, bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường, cho người tình Trưng Vương
Hỡi người tình Gia Long, hỡi người trong tuổi sống
Ϲon đường nàу xin dâng cho người bình thường
Hỡi người tình xa xăm có buồn ra mà ngắm
Ϲon đường thảnh thơi nằm nghe chuуện tình quanh năm.”

Con đường tình mà ta đi, mà những người trẻ cùng sánh bước chính là một con đường được rải đầy những hoa mộng, một con đường mặn mà, thấm nhuần trong từng bước chân của “từng đôi từng lứa”. Con đường tình xưa có thể đã mất hút, có thể chìm vào những lãng quên xa cũ nhưng hình như vẫn được những đôi tình lữ hàng ngày hàng giờ tiếp tục, để được bên nhau, để được gắn bó và để được truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác…Con đường tình mà tác giả vẽ nên bằng âm nhạc và ngôn từ hình như chính là con đường từng đón đưa người tình Văn Khoa trên con hè phố vắng, từng tung tăng và đùa giỡn nơi vỉa hè xinh xinh; là con đường với đầy lá đổ quanh khu trường Trưng Vương toàn nữ sinh, nếu ai từng đi ghé ngang vào mỗi buổi chiều có lẽ sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh khó cưỡng ấy….; rồi lại cận kề cùng cô người tình bé nhỏ nơi trường nữ Gia Long với tà áo dài tím thùy mị và thướt tha, làm xao xuyến biết bao trái tim người trông thấy.

Dường như với nhạc sĩ Minh Kỳ, con đường tình ta đi chính là con đường muôn nẻo, là những khúc đường không tên, là những con đường có những con người bình thường sinh sống, là con đường vẫn diễn ra nhịp sống thường nhật mỗi ngày, chẳng có lấy một con đường cụ thể nào được đề cập. Dù nhắc đến Văn Khoa, nhắc đến trường nữ sinh Trưng Vương và Gia Long nhưng nó chỉ lại là những ngôi trường đại diện cho một thế hệ học trò ngày xưa, chỉ khơi gợi nên những hồi ức xung quanh những ngôi trường ấy như cảnh chiều lá vàng thi nhau rơi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay một đại lộ kéo dài được điểm tô màu trắng của tà áo dài tung bay nhẹ nhàng trong gió…Nó chỉ là khái niệm mơ hồ được nhạc sĩ mở ra gợi lên những liên tưởng về một “khung cảnh tuổi thơ đầy mộng ước và tươi đẹp”, một khung trời của lứa tuổi xuân thì.

“Hỡi người tình xa xăm có buồn ra mà ngắm” chỉ như một đoạn kết mở cho một đoạn hồi ức trong mắt người thiếu niên xưa, một cựu sinh viên khi ngoảnh lại nhìn ngắm khung trời xưa cũ, được nghe “con đường thảnh thơi nằm nghe chuуện tình quanh năm”…Dù người có thay đổi, vạn vật trong cuộc đời có nhiều đổi thay thì con đường năm nào vẫn “thảnh thơi” mà nằm đó, đợi chờ những người xưa quay lại để tưởng nhớ về khoảng thời thanh xuân tươi đẹp đã qua…

“Con đường tình ta đi” của nhạc sĩ Minh Kỳ là một con đường chẳng tên tuổi, con đường có “lịch sử” nhưng chẳng người ghi nhận, bởi trong mỗi người sẽ có sự hiện hữu của một cung đường, trên mỗi cung đường sẽ là sự xuất hiện của tầng tầng ký ức….làm sao mà viết hết vào trang sử, làm sao mà ghi nhận được chính xác cho tuổi thanh xuân đã qua.

Lời bài hát Con Đường Tình Ta Đi – Phạm Duy

Con đường nào ta đi,
với bàn chân nhỏ bé
Con đường chiều thủ đô,
con đường bụi mờ

Con đường tuổi măng tre,
nắng vàng tươi đẹp đẽ
Bóng người dài trên hè,
con đường tình ta đi

Con đường trời mưa êm,
chiếc dù che mầu tím
Môi tìm làn môi ngon,
nhưng còn thẹn thùng

Con đường về ban trưa,
tới nhà hay vào lớp
Con đường của đôi mình,
ôi chuyện tình thư sinh.

Thế rồi cuộc đời là
những cuộc tình chia xa
Đi lạc vào những phía không đường về

Đứng ở ngoài đầu rừng,
đứng ở đầu con sông
Nhớ về con đường cũ
mênh mông,
mênh mông

Hỡi người tình học trò
hỡi người tình năm xưa
Bóng người từng in dấu
trên đường mờ
Có thuộc vạn nẻo đường,
có ngại ngùng nên quên
Nhớ hoài con đường cũ không tên.

Con đường mộng hoa xưa,
vẫn từng đôi từng lứa
Con đường vào mộng mơ,
con đường mặn mà

Hỡi người tình Văn Khoa,
bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường
hỡi người tình Trưng Vương

Hỡi người tình Gia Long,
hỡi người trong cuộc sống
Con đường này xin dâng
cho người bình thường

Hỡi người tình xa xăm,
có buồn ra mà ngắm
Con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm…

Viết một bình luận