Có một Sài Gòn quyến rũ giữa nét kiến trúc và văn hóa (Phần cuối)

Ai đến Sài Gòn mà chẳng mong muốn được sống lại nơi “mảnh đất vàng” Sài Thành, để vừa có thể tận hưởng cuộc sống hoa lệ, vừa được truyền cảm hứng từ những hoài niệm dấu yêu của Sài Gòn, một thời mang trong mình danh xưng vô cùng mỹ miều – “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Đó là tất cả những gì Góc Xưa thu nhặt được từ những nguồn khác nhau, mong bạn đọc có thể chiêm nghiệm lại một Sài Gòn ngày trước qua những bức ảnh tuy cũ nhưng nét đẹp khu đô thành thì luôn mới…

Quảng trường John F. Kennedy năm 1966, hình ảnh phía trước nhà thờ Đức Bà

Rạp chiếu phim REX nằm trên đường Nguyễn Huệ

Hội Thánh Báp-Tít Ân-Điển nằm trên đường ng Lý (sau năm 1975, được đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Chụp từ lối vào khách sạn REX – Phía trước khách sạn có “white mouse” đang canh gác

Tòa Đại sứ quán Mỹ cũ, góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy, đã sửa chữa lại sau vụ đánh bom ngày 30-3-1965

Phía sau chợ Thị Nghè nhìn từ đầu cầu Thị Nghè

Kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Hiến ngày 11-9-1966, được đặt tại vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi

Đường Pasteur năm 1966, bên trái là nước mía Viễn Đông, bên phải là cửa sau của Bưu Điện Quận 1 nằm ở góc đường Lê Lợi – Pasteur

Khách sạn Brinks ở Sài Gòn, hay còn được gọi là Khu sĩ quan Cử nhân Brink (BOQ)

Vỉa hè cạnh khách sạn Ambassador phía sau Quốc Hội

Người bán lồng bàn trên đường Hai Bà Trưng. Phía xa là ngã tư Hai Bà Trưng – Hồng Thập Tự

Đường Nguyễn Văn Thinh năm 1966, nay là Mạc Thị Bưởi

Thương xá EDEN năm 1967, góc đường Tự Do – Lê Lợi

Góc ngã tư Tự Do – Gia Long (sau này là đường Đồng Khởi – Lý Tự Trọng)

Tòa Đại sứ mới của Mỹ vừa xây dựng xong, tháng 10 năm 1967 (hình chụp mặt sau).

Góc đường Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn năm 1967

Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh – Bên trái hình là Rạp REX

Ngã tư đường Hiền Vương – Công Lý (nay là ngã tư đường Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Bên phải là Phủ Phó Tổng Thống, nay là Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP.HCM

Đường Chi Lăng, Chợ Bà Chiểu năm 1967

Cầu Chữ U

Đường Hồng Thập Tự (chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay), bên phải là Bảo sanh viện Từ Dũ và hai xe buýt của Học viện Cảnh sát Quốc Gia

Đường Trần quý Cáp, sau này là đường Võ Văn Tần

Đường Phùng Khắc Khoan ngày nay, đoạn đường này đang được sửa chữa

Cầu Thị Nghè và khu vực phía sau Chợ Thị Nghè

Chợ Thị Nghè và rạch Thị Nghè – Người dân tập trung ở đây mua hàng rất đông đúc.

Trong hình là cầu tạm khi cầu Thị Nghè đang xây dựng năm 1968

Cầu Thị Nghè trong cùng năm nhưng đã được hoàn thành

Chợ Cũ trên đường Võ Di Nguy năm 1968 – 1969, cuối đường Võ Di Nguy (phía xa bên phải hình) là đường Tôn Thất Thiệp.

Bức ảnh này thấy được quang cảnh của bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình dựng lên vào năm 1959. Bức tượng đứng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn. Tòa nhà là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, được xây dựng trong thời thuộc địa của Pháp từ năm 1886 – 1891.

Bán tranh trước CLB Báo Chí đường Lê Lợi năm 1968 – 1969

Nghĩa trang Quân Đội Pháp tại Ngã tư Bảy Hiền, sau này chính là Trung tâm Triễn lãm và Hội chợ Tân Bình

Tượng Petrus Ký trên vườn hoa sau nhà thờ Đức Bà năm 1969, cạnh bìa phải hình là ngã ba đường Duy Tân – Nguyễn Văn Chiêm

Đường Pasteur, gần tới nước mía Viễn Đông – Bãi giữ xe lề đường bên hông chùa Ấn góc ngã ba Pasteur – Tôn Thất Thiệp.

Đường Tôn Thất Đạm, rạp Nam Việt ở phía bên phải hình. Phía xa bên trái hình là đại lộ Hàm Nghi với tòa nhà Ngân hàng Việt Nam Thương Tín góc Hàm Nghi – Tôn Thất Đạm đang xây dựng (nay là Ngân hàng Vietinbank)

Hàng quà rong vỉa hè đường Nguyễn Huệ

Lễ thánh đản đức Khổng Tử được tổ chức tại Đền Kỷ niệm cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Cù lao Nguyễn Kiệu năm 1969 – Một chiếc không ảnh được chú thích trực tiếp vào ảnh

Đường Lê Thánh Tôn năm 1969

Hình ảnh của Khách sạn Ambassador – Khách sạn Brinks ở Sài Gòn, hay còn được gọi là Khu sĩ quan Cử nhân Brink (BOQ) được chụp lại vào năm 1969. Bên kia đường có một khách sạn mang REX có nhà hàng và quầy bar trên sân thượng rất tuyệt vời, được khá nhiều người yêu thích. Ở ngay khúc quanh chính là đường Tự Do (đường Đồng Khởi sau này).

Hình ảnh được chụp từ quầy bar của một nhà hàng trên tầng thượng của khách sạn Brink BOQ trên đường Tự Do (ở thời Đông Dương thuộc Pháp thì gọi là đường Catinat, sang đến thời Việt Nam Cộng hòa thì đổi thành đường Tự Do, sau năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi) nhìn xuống, đây là nơi cư trú của nhiều nhân viên quân sự Mỹ. Ở phía ngoài cùng bên phải của bức ảnh chính là khách sạn Ambassador và bãi đậu xe phía sau tòa Quốc hội. Phía ngoài cùng bên trái là Công ty Điện lực SAIGON, kế đó Nhà hàng Cheong – Nam ngay góc đường Nguyễn Siêu và Hai Bà Trưng.

Trụ sở Hạ Nghị viện vào ban đêm năm 1969 , sau năm 1975 thì tòa nhà được trả về đúng công năng nghệ thuật và được gọi là Nhà hát Thành phố cho đến tận bây giờ

Không ảnh khu vực Phường Rạch Ông Quận 8 – Đường Dương Bá Trạc năm 1970

Cổng chùa Hòa Đồng Tôn Giáo – Chợ Lớn năm 1970, nằm trên đường Đặng Nguyên Cẩn, Phú Lâm

Tượng đài hai binh lính Thủy quân Lục chiến VNCH đặt giữa công viên trước tòa Hạ Nghị viên ở Công trường Lam Sơn

Sinh viên Sĩ Quan Không Quân về phép cuối tuần, dạo phố Sài Gòn cùng cô người yêu xinh đẹp năm 1972. Tòa nhà bên trái hình là rạp chiếu phim REX nằm trên đường Nguyễn Huệ.

Ngã tư Pasteur – Gia Long năm 1972

Đại lộ Hàm Nghi

Saigon Xe Hơi ng Ty nằm ở góc đường Thống Nhất – Duy Tân (nay là góc Lê Duẩn – Phạm Ngọc Thạch). Tại vị trí này nay là siêu thị Diamond Plaza.

Ngã tư đường Hiền Vương – Công Lý, nay là ngã tư Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Bên phải là Phủ Phó Tổng Thống, nay là Nhà Văn hóa Thiếu nhi TP.HCM

Khách sạn Majestic năm 1975, nằm ở góc đường Tự Do – Bến Bạch Đằng

Viết một bình luận