Có một Sài Gòn quyến rũ giữa nét kiến trúc và văn hóa (Phần 3 )

Suốt bao năm trôi qua, Sài Gòn vẫn nổi danh là một thành phố hào sảng, không bị gò bó bởi những truyền thống hay lề lối cũ, nhưng vẫn giữ được cho mình nét cổ điển xưa. Bên cạnh nét đẹp quyến rũ đó, con người chính nhân tố đã vẽ thêm cho nét đẹp trong bức tranh văn hóa Sài Gòn. Bản tính phóng khoáng và bộc trực của con người Sài Gòn đã trở thành đặc sản, khiến người đến kẻ đi nhớ mãi chẳng quên: làm sao từ chối được gánh hủ tiếu gõ bên đường với nồi nước lèo nghi ngút khói, làm sao không ấn tượng khi cầm trên tay ly cà phê vợt – hình ảnh cũ kỹ xưa…..Điều là những điều nhỏ nhặt và giản đơn nhưng lại mang đầy giá trị hoài niệm về một Sài Gòn ngày tháng cũ.

Hồ tắm Đô Thành, cạnh bên chợ An Đông năm 1965

Rạch và cầu Thị Nghè, nhìn về hướng cầu Phan Thanh Giản. Ảnh được chụp năm 1965 – 1966 bởi Dale Ellingson.

Công ty Hỏa xa Đông Dương (hay còn gọi tắt là Sở Hỏa xa)

SAIGON ROUNDUP (12/11/1965) – Tạp chí Quảng cáo và Thông báo hàng tuần

Sinh viên trường Võ bị Quốc Gia Đà Lạt trong buổi diễn binh tại Sài Gòn

Bưởi diễn binh đang diễn ra trên đoạn ngã tư đường Lê Lợi – Công Lý

Tổng Y Viện Cộng Hòa, nay là Quân Y Viện 175, nằm trên đường Nguyễn Kiệm, Quận Gò Vấp

Khu vực quận Gò Vấp, quanh Quân Y Viện Cộng hoà

Xã Hạnh Thông Tây, Quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định – Là tên một tỉnh cũ của Việt Nam được thành lập năm 1835 thời nhà Nguyễn (đổi tên từ tỉnh Phiên An) và cuối cùng giải thể vào năm 1975. Địa bàn tỉnh Gia Định trước khi giải thể tương ứng với thành phố Thủ Đức và một số quận, huyện thuộc TPHCM ngày nay, bao gồm: Quận 7, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.

Hang đá nhà thờ Thủ Đức năm 1965

Nhà thờ Hạnh Thông Tây, Gò Vấp – Được giám mục Puginier thành lập năm 1861. Thời đầu, chỉ có gia đình ông Đốc phủ Ca và một số người giàu có trong làng Hạnh Thông Tây xin gia nhập đạo.Từ từ số người tham gia cũng tăng dần lên. Sau này, một số người khá giả trong làng đã hiến tặng ngôi đình của họ mà dựng lên ngôi nhà nguyện đầu tiên của họ đạo Hạnh Thông Tây.

Sân bay Tân Sơn Nhất – Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Sau đó, sân bay bị trưng dụng làm căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà.

Đường Hai Bà Trưng

Quang gánh với hai cái nồi y chang thông thường là gánh chè, mỗi nồi một kiểu. Mấy lon guy-gô dùng đựng đậu phọng, nước cốt dừa. Lạ một cái nồi của mấy bà bán chè bao giờ cũng láng cón mới tinh, coi rất là sạch sẽ.

Buổi biểu diễn văn nghệ trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Đường Hùng Vương – Chợ An Đông

Đường Bùi Thị Xuân ra ngã ba Cống Quỳnh (thành Ô Ma), xe xích lô đang đi về phía bệnh viên Từ Dũ tại góc Cống Quỳnh và Hồng Thập Tự (sau này là đường Nguyễn Thị Minh Khai)

Đường phố Sài Gòn năm 1965 được sưu tầm bởi Robert Swankoski

Tòa nhà Điện Lực Việt Nam trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa (đến năm 1984, Xa lộ Biên Hòa được đổi tên thành xa lộ Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội)

Chợ Thủ Đức – Nhà ngói sau tường rào là Trường Quân Nhạc, nay là Bưu điện Thủ Đức

Pháp trường cát – Người mặc áo đỏ trông giống Malcolm Browne, phóng viên ảnh của AP tại Sài Gòn

Pharmace Normale nằm ngay góc ngã ba đường Tự Do – Thái Lập Thành, nay là ngã ba đường Đồng Khởi – Đông Du. Phía trước là ngã ba đường Tự Do – Nguyễn Thiệp

Tòa Đại sứ Anh Quốc góc đường Thống Nhất – Mạc Đĩnh Chi. Đối diện là tòa đại sứ quán Hoa Kỳ và đại sứ quán Pháp.

Bệnh viện Navy (hay còn gọi là bệnh viện Hải Quân Mỹ) nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Nay là Bệnh viện Răng Hàm Mặt (tọa lạc tại số 263-265 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1)

Khách sạn Continental nằm trên đường Tự Do (sau này đổi tên thành đường Đồng Khởi).  Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 và mất 2 năm để hoàn thiện (khánh thành năm 1880). Trong những thập niên 1960-1970, chánh phủ Sài Gòn bắt các cơ sở thương mại phải dùng bảng hiệu tiếng Việt, vì thế khách sạn có tên là “Đại Lục Lữ Quán”.

Cửa hàng bán xe đạp trên đại lộ Minh Mạng, gần Ngã sáu Chợ Lớn (hay còn gọi là Ngã sáu Minh Mạng)

Đường Nguyễn Văn Thinh, nay là Mạc Thị Bưởi

Khách sạn Caravelle bắt đầu xây năm 1957, được khai trương vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh năm 1959. Sân thượng đang trong quá trình xây dựng thêm vào năm 1966.

Khách sạn Caravelle cũng là địa điểm họp mặt của nhóm trí thức và chính khách thời Đệ Nhất Cộng hòa khi họ soạn thỉnh nguyện thư đòi Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ chính trị để mở rộng nền dân chủ.

Khách sạn Alfana năm 1966, ngay góc đường Tự Do – Lê Thánh Tôn

Ngã tư Hai Bà Trưng – Hồng Thập Tự, nay là ngã tư Hai Bà Trưng – Nguyễn Thị Minh Khai

Đường Nguyễn Văn Chiêm năm 1966

Góc ngã tư Hai Bà Trưng – Hồng Thập Tự, nay là Quán Trung Nguyên Coffee tọa tại số 104 đường Hai Bà Trưng, Quận 1, TP. HCM

Ngã tư Hai Bà Trưng – Hồng Thập Tự

Ngã ba đường Duy Tân – Nguyễn Văn Chiêm

Đường Trần Cao Vân nhìn về vòng xoay Công trường Chiến sĩ (Hồ Con Rùa ngày nay)

Hình ảnh chú sửa xe di dộng, có mấy ai còn nhớ…..

Đường Hai Bà Trưng năm 1966 – Tòa nhà trong hình là trụ sở một Công ty dược phẩm nước ngoài

Bệnh viện Dã chiến III

Tòa nhà chính giữa hình là Tòa Đại sứ quán Mỹ nằm trong khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhứt và Mạc Đĩnh Chi, gần nơi sông Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn. Đại sứ quán nằm cạnh đại sứ quán Pháp, đối diện đại sứ quán Anh, và nằm gần Dinh Độc Lập.

Hai vợ chồng đèo nhau trên chiếc xe ba gác, trước cổng vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Đường Hồng Thập Tự, bên trái là ngã tư Hồng Thập Tự – Hai Bà Trưng, bên phải là phía trước trụ sở Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn (sau năm 1975 là Nhà Văn Hóa Thanh Niên)

Đường Lê Lợi năm 1966, phía trước Công Ty Xe Hơi Kim Long

Đường Phan Thanh Giản, nay là Điện Biên Phủ – Đoạn ngã ba Phan Thanh Giản – Bàn Cờ ở gần khoảng giữa hình (giữa hai cột điện sắt). Khu vực Phường Phan Thanh Giản có hình tứ giác dài nằm ngang, ở giữa bốn con đường: phía bắc là đường Trần Quốc Toản (đường 3 tháng 2), phía nam là Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ), phía tây là Lý Thái Tổ, và phía Đông là Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng 8).

PHARMACIE HAI BA TRUNG nằm ngay vị trí ngã tư Hai Bà Trưng – Trần Cao Vân

Princess Bar nằm tại số 140 đường Tự Do, “Cars International” nằm ở số 138 đường Tự Do, cạnh khách sạn Continental

Quảng trường dành cho người đi bộ, tòa nhà khuất sáng ở bên phải hình là Nhà thờ Đức Bà.

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn – Đồng hồ Bưu điện cho biết là 5g30 chiều.

Góc đường Tự Do – Nguyễn Du

Con tàu trắng mang biểu tượng Hồng Thập Tự thả neo trên cảng sông Sài Gòn những năm 1967 đến 1972 mang tên Helgoland.

Viết một bình luận