Có một Sài Gòn quyến rũ giữa nét kiến trúc và văn hóa (Phần 1)

Đã từ rất lâu về trước, Sài Gòn là thành phố lớn nhất đất nước, là trung tâm của khu vực miền Nam và cũng là thành phố khiến bao con tim nhung nhớ, làm biết bao người say mê, kẻ đến nhưng chẳng nỡ rời đi. Trong suốt chiều dài lịch sử, Sài Gòn chính là một học sinh chăm chỉ không ngừng tiếp thu và chắt lọc những tinh hoa của phương Tây, chuyển giao giữa cũ và mới, giao thoa văn hóa giữa Á – Âu đã tạo nên một nét độc đáo riêng cho Sài Gòn khiến bao người mê đắm.

Hình ảnh được chụp từ quầy bar của một nhà hàng trên tầng thượng của khách sạn Brink BOQ trên đường Tự Do (ở thời Đông Dương thuộc Pháp thì gọi là đường Catinat, sang đến thời Việt Nam Cộng hòa thì đổi thành đường Tự Do, sau năm 1975 chính quyền đổi tên thành đường Đồng Khởi) nhìn xuống, đây là nơi cư trú của nhiều nhân viên quân sự Mỹ. Ở phía ngoài cùng bên phải của bức ảnh chính là khách sạn Ambassador và bãi đậu xe phía sau tòa Quốc hội. Phía ngoài cùng bên trái là Công ty Điện lực SAIGON, kế đó Nhà hàng Cheong – Nam ngay góc đường Nguyễn Siêu và Hai Bà Trưng.

Nhà thờ Đức Bà – Thời điểm này bức Tượng Đức Mẹ Hòa bình đã được đặt lên bệ đài bằng đá hoa cương đỏ ở giữa vườn hoa.

Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh – Nhà hàng nổi tiếng nhất Sài Gòn trước năm 1975, hường neo đậu bên bờ sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ tại khu vực trung tâm của quận 1

Diễn binh Lễ Quốc Khánh – Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đội Thiếu sinh quân đi qua trước trụ sở Bộ Tư Pháp, nay là UBND Quận 1.

Diễn binh Lễ Quốc Khánh – Tòa nhà bên phải hình là SAIGON XE HƠI CÔNG TY

Đại lộ Nguyễn Huệ – Tòa nhà IMEXCO, trước năm 1975 là Kỹ Thương Ngân Hàng

Trụ sở hãng xăng ESSO góc Hai Bà Trưng – Thống Nhất (chính là đường Lê Duẩn sau này)

Nữ sinh trường Trưng Vương đang lái xe đạp ngang qua tòa nhà Dinh Thủ Tướng tọa lạc tại số 7 đại lộ Thống Nhất – Tòa nhà Dinh Thủ tướng trong hình trên trước kia trong thời Pháp là Cư xá Norodom (Cité Norodom) của người Pháp. Trong hình này tòa nhà Cité Norodom đã có thêm cầu thang entrée với mái đón ở giữa, nên có thể suy đoán là hình chụp khi nó đã được cải tạo làm Dinh Thủ tướng Nam Việt Nam.

Bệnh viện Dã chiến III bị ngập sau một cơn mưa lớn ở Sài Gòn

Đại sứ Cabot Lodge thăm Bệnh viện Dã Chiến III

Nhà hát Thành phố nằm trên đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi) – Được xây dựng vào năm 1900 với mục đích phục vụ nghệ thuật cho những quân lính, quan chức người Pháp, nên còn được gọi là Nhà hát Tây. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, nơi đây bị trưng dụng làm Trụ sở Quốc hội.

Chợ Bến Thành và quảng trường Eugène Cuniac của giai đoạn 1938-39 – Tên gọi chính thức của quảng trường là Cuniac, có thời được gọi là “Cộng Hòa” nhưng người Sài Gòn thường gọi là bùng binh chợ Bến Thành. Năm 1955, chính quyền Bảo Đại đổi tên quảng trường thành quảng trường (hay bùng binh công viên) Diên Hồng. Năm 1964, bức tượng Quách Thị Trang được đặt tại vị trí trung tâm của quảng trường nên người dân gọi là công viên hay bùng binh Quách Thị Trang cho đến bây giờ.

Bãi đổ xe thổ mộ trước khuôn viên chợ Bến Thành

Bãi đổ xe bên hông chợ Bến Thành – Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn-Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Nhưng Vào giữa thập niên 1960, xe lam được nhập vào miền Nam để thay thế xe thổ mộ, bởi thế xe thổ mộ dần dần mất hẳn.

Công viên Đống Đa trên đường Nguyễn Huệ, phía trước tòa Đô Chánh Sài Gòn – Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Sau năm 1975, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban nhân dân TP.HCM, Hội đồng nhân dân TP.HCM và một số cơ quan khác.

Opera House năm 1938 – 1939, nhà hát lâu đời của Sài Gòn. Nhà hát được bắt đầu khởi công năm 1898 và đến năm 1900 mới khánh thành. Nhà được người dân Việt gọi là Nhà hát Tây, bởi nó chỉ phục vụ cho những ngườ Tây.

Bùng binh Bồn kèn, nay là vòng xoay bồn phun nước giữa đại lộ Charner – Bonard (sau này là đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi). Tòa nhà bên trái hình là tiền thân của Passage Eden, chỉ mới xây 3 lầu chứ chưa xây dựng thành 5 lầu sau này.

Vườn hoa Francis Garnier & Bồn kèn nơi giao lộ Bonard với Charner (nay là bồn phun nước) trước Nhà hát Thành phố

Rue Viénot – Đường Phan Bội Châu, phía trước là Lê Thánh Tôn ngày nay

Cầu Xóm Chỉ qua Kinh Tàu Hủ, ở đầu đường Tản Đà – Dãy phố trong hình là Bến Bình Đông Quận 8. Giữa hình là một ghe chở trấu chất rất cao, với bóng của cây cầu chiếu trên ngọn đống trấu.

Thuyền neo đậu trên kênh Tàu Hủ vào năm 1940

Bến xe thổ mộ ở chợ Bến Thành năm 1954

Tuyến xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám năm 1954. Đây là tấm hình màu duy nhất có được về xe điện tại Sài Gòn. Giữa hình là nhà thờ Tin Lành góc Trần Hưng Đạo – Đề Thám, trên xe điện có quảng cáo “Hòm TOBIA danh tiếng nhứt”. Bên trái hình là một xe điện khác, chạy về phía Sài Gòn.

Ngã ba đường guyễn Huệ – Nguyễn Thiệp

Garage Charner tọa lạc tại số 131 đường Nguyễn Huệ – Đây cũng là nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam cho Renault, Austin, Chevrolet. Ngày nay là Khách sạn Kim Đô đường Nguyễn Huệ.

Đường Phan Văn Đạt góc Công trường Mê Linh. Phía xa bên trái hình trên nhìn thấy thấp thoáng có vẻ là đài kỷ niệm Doudart de Lagrée.

Đường Tự Do – Dưới thời Pháp thuộc, con đường này có tên là Rue Catinat, sau năm 1975 thì đường này lại đổi tên thành đường Đồng Khởi và giữ nguyên tên gọi đến hiện tại

Những chiếc xích lô máy trên đường phố Sài Gòn – Xuất hiện lần đầu tiên là vào những năm thập niên 1940, nhằm đáp ứng nhu cầu chở hàng của quân Pháp, sau đó được người Việt tái tạo lại thành xích lô chở người. Đầu thập niên 1950 có khoảng 18.000 chiếc ở vùng Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Đinh và trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Nhưng từ sau năm 1975, do tình trạng xăng dầu khan hiếm mà dần vắng bóng trên khắp những nẻo đường Sài Gòn.

Khách Việt viếng thăm chiến hạm Mỹ USS Rochester.

Tuần dương hạm và tàu tuần tiểu Pháp – Các tàu chiến đều đậu ở phía bộ tư lệnh Hải quân tại cầu tầu gần công trường Mê Linh và bến phà Thủ Thiêm.

Người đứng chụp bức ảnh này khi đứng trên tàu đang cập cầu tàu của xưởng Ba Son. Đoạn đường bên ngoài hàng rào là đường Tôn Đức Thắng, vị trí của khách sạn Legend ngày nay, hàng rào này đã được xây dựng thành tường. Những ngôi nhà mái ngói ở giai đoạn 1954 – 1975 là thuộc khu Bộ Tư Lệnh Hải Quân VHCH.

Tàu hàng của quân đội Pháp neo đậu tại Cảng Sài Gòn năm 1954

Quảng trường John F. Kennedy của những năm thập niên 1960, sau năm 1975, công trường đã được đổi tên thành công trường Công xã Paris và tên gọi đó được giữ nguyên cho đến ngày nay. Phía sau là vườn hoa trước nhà thờ Đức Bà.

Ngã tư Yên Đổ – Công Lý (sau này được đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Tòa Đại sứ quán Mỹ cũ nằm trên đường Hàm Nghi – Sau vụ đánh bom, vì để đảm bảo an toàn nên tòa đại sứ được dời về số 4 Đại lộ Thống Nhất (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhất và Mạc Đĩnh Chi, gần nơi sông Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn.

 

Cầu Thị Nghè

Vỉa hè trên đường Nguyễn Huệ, nơi đây tập trung khá nhiều người bán hàng rong với những món ăn vặt khá ngon

Khu chợ Bến Thành của những năm thập niên 1960

Ngã tư đường Tự Do – Lê Thánh Tôn

Hang đá phía sau nhà thờ Ngã sáu (Nhà thờ Nữ Thánh Jeanne d’Arc) – Bây giờ rất lộn xộn, bề bộn tứ văng chứ không còn giữa được vẻ đẹp mộc mạc như trong ảnh.

Công viên Văn Lang, nhà thờ Ngã sáu Chợ Lớn

Xe bánh mì phá lấu

Đường Hai Bà Trưng – Đoạn đường phía sau tòa Trụ sở Quốc Hội (sau này là Nhà hát Thành phố)

Đang phá dỡ nhà hàng Hòa Bình phía trước chợ Bến Thành

Kiosk bánh mì Hương Lan phía trước Bưu Điện

Đường Tự Do của những năm thập niên 1960, ngã ba đường Tự Do – Thái Lập Thành (nay là đường Đồng Khởi – Đông Du). Bên trái là ngã ba đường Tự Do – Nguyễn Thiệp.

Chợ Cũ nằm ngay góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy năm 1962, sau này đường Võ Di Nguy được đổi tên thành đường Hồ Tùng Mậu và

Xe xích lô chở khách qua bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Nguyễn Huệ – Lê Lợi), giữa hình là tòa Đô Chánh Sài Gòn (dưới thời Pháp thuộc còn được gọi là Dinh xã Tây, sau năm 1975 thì trở thành UBND Thành phố HCM)

Thương xá REX nằm ở góc đường Nguyễn Huệ – Lê Lợi

Viết một bình luận