Có một Chợ Lớn hoàn toàn khác với những con đường “lạ mà quen”

Chợ Lớn là tên của khu vực đông người Hoa sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ, khu vực này trước kia là một thành phố tách biệt với Sài Gòn, hay còn được gọi là Thành phố Chợ Lớn. Được hình thành từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, ban đầu khu đất này chỉ có người Minh Hương (những người không thuần phục nhà Thanh, rời Trung Quốc sang Đàng Trong định cư) và sau đó người Hoa ở cù lao Phố (khu Biên Hòa ngày nay) chạy đến lánh nạn khi bị quân Tây Sơn tàn phá nhà cửa thì nơi đây mới dần trở nên đông đúc và thành khu đô thị sầm uất. 

Mãi đến năm 1956 thì khu Sài Gòn – Chợ Lớn mới hoàn toàn hợp nhất và đổi tên thành Đô thành Sài Gòn, còn địa danh “Chợ Lớn” chỉ còn dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5, quận 6 và quận 11 của Đô thành Sài Gòn. Trải qua rất nhiều biến cố lịch sử, ngoài một số công trình kiến còn được giữ nguyên và bảo tồn thì những con đường, những con kênh,…..ở Chợ Lớn hầu như đã bị thay đổi. Cùng Góc Xưa chiêm nghiệm lại những bức ảnh xưa về đường phố Chợ Lớn, để biết Chợ Lớn của bây giờ thay đổi nhiều như thế nào! 

Đường Trần Hưng Đạo, chuyến tàu khởi hành từ Chợ Lớn đi Sài Gòn

Đại lộ Đồng Khánh

Rue des Marins, sau đó được đổi thành đường Đồng Khánh, đến sau năm 1975 thì sát nhập với đường Trần Hưng Đạo – Quận 1 với tên gọi chung là Trần Hưng Đạo. Sau đó, để phân biệt, người ta gọi đoạn quận 1 là Trần Hưng Đạo A – đoạn quận 5 là Trần Hưng Đạo B.

Đường Đồng Khởi

La Rue des Marins, ngày nay là đường Trần Hưng Đạo

Rue de Lanessan, nay là đường Nguyễn Khoái Quận 4 – Đường Nguyễn Khoái là con đường có nền đắp trên vùng đất thấp của Quận 4

Đường Bến Lê Quang Liêm, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt. Hình chụp từ ngã ba Gò Công – Bến Lê quang Liêm. Phía bên trái hình là khu vực Xóm Củi Quận 8, nối liền với Chợ Lớn, bên kia Kinh Tàu Hủ. Phía xa xa là cây cầu Malabars có hình dáng giống cầu Mống.

Cổng chào trên đường Canton (ngày nay là Triệu Quang Phục)

Đại lộ Jaccaréo, ngày nay là đường Tản Đà. Vào năm 1859 khi Pháp tấn công Sài Gòn, tàu chiến Jaccaréo của Pháp đã bỏ neo trên Kênh Tàu Hủ, án ngữ ngay đầu con đường này. Sau đó người Pháp đã đặt tên đường này là Avenue Jaccaréo. Hình này chụp từ phía kinh Tàu Hủ nhìn vào. Cuối con đường này là Tòa hành chánh Thành phố Chợ Lớn, ngày nay là khu vực của trường Đại học Y Khoa Sài Gòn.

Route Haute – nay là đường Nguyễn Trãi từ Sài Gòn vào Chợ Lớn

Hìnn như bên trái là vào chợ Xã Tây – đường Phù Đổng Thiên Vương, đặc điểm của dãy phố nầy là có nhưng băng – công gổ được cơi nới thêm.

Một con đường thuộc khu vực Chợ Lớn

Rue de la Soie, Chợ Lớn

Tuyến tramways chạy qua nhà đèn Chợ Quán, đường dọc kênh Tàu Hủ

Rue de Canton, nay là đường Triệu Quang Phục

Đường Triệu Quang Phục nhìn về phía kênh Tàu Hủ

Gánh nước tưới đường cho khỏi bụi

Chợ trên đường trước trường đua ngựa (Trước năm 1975 là đường Lê Văn Duyệt, sau này là đường Cách Mạng Tháng 8)

Đường Triệu Quang Phục, một trong những con đường xưa nhất của Chợ Lớn

Route Basse de Cholon (cầu Ông Lãnh), đường dọc bờ kênh Tàu Hủ

Quang cảnh của một khu phố người Hoa ở Chợ Lớn

Tiệm bán đồ đan bằng mây tre

Chùa Bà Thiên Hậu trên Bến Chương Dương, gần cầu Ông Lãnh

Cổng chào ngày lễ trên đường Canton (sau này là đường Triệu Quang Phục)

Một con đường ở Chợ Lớn trong ngày lễ hội

Thương nhân buôn lụa, buôn tiêu, buôn chè,….năm 1900

Đây là Rue de Gia Long, nay là đường Trịnh Hoài Đức. Phía xa là ngã tư đường Trịnh Hoài Đức – Phùng Hưng. Trong hình trên nhìn thấy có vẻ như ở giữa giao lộ là một tháp canh có mặt bằng hình bát giác, có cửa sổ nhìn ra 4 phía và bên trên mái có một cột đèn 4 ngọn (đoán như vậy). Nằm ngang nơi tiền cảnh là đường Vạn Tượng, rẽ về bên trái hình là ra đường Khổng Tử, rẽ về bên phải là đi về phía cầu Quới Đước và kinh Tàu Hủ.

Chợ Cầu Ông Lãnh

Khu vực bán đồ sành sứ của người Hoa trên bến Chương Dương

Route basse là con đường cặp mé kênh Tàu Hủ, gồm các đoạn mang tên khác nhau: Quai de Belgique là Bến Chương Dương, Quai de Mytho là bến Trần Văn Kiểu sau này.

Quai de Mytho – Bến Mỹ Tho, trước năm 1975 là Bến Lê Quang Liêm. Phía trước là dốc lên cầu Quới Đước (qua kinh Kim Biên) và cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu. Hình chụp từ ngã ba đường Gò Công và bến Lê Quang Liêm.

Dinh Đốc Phủ Sứ Chợ Lớn

Một con đường ở Chợ Lớn, gần Sài Gòn

Xóm Củi, Bến Bình Đông. Ở phía xa là cầu Malabars.

Cầu chữ U nối hai bờ kênh Tàu Hủ: bên trái là Bến Lê Quang Liêm, sau năm 1975 là bến Trần Văn Kiểu và nay là đại lộ Đông Tây, bên phải là bến Bình Đông.

Đám rước đang đi qua trên đường phố Chợ Lớn

Vòi nước phông – tên công cộng trên đường phố Sài Gòn

Nhà hát người Hoa – Mặt tiền và lối vào nhà hát từ phía đường Ký Con

Rue de Paris ngày nay là đường Phùng Hưng, gần khu vực chợ Kim Biên. Rạp hát Trung Hoa nằm trên đường Phùng Hưng. Những năm 1970 – 1975 nơi đây trở thành kho bạc quận 5.

Rạp hát của người Việt trên Bến Chương Dương (tại vị trí Chùa bà Thiên Hậu)

Rue du Marché bên hông Chợ Cũ (chợ trung tâm của Chợ Lớn xưa), nay là đường Mạc Cửu, nhìn về phía Chợ cá trên đường Tổng Đốc Phương – đường Mạc Cửu hiện nay là 1 nhánh bên hông Bưu điện Chợ Lớn (nhánh còn lại là Nguyễn Thi)

Buổi khai trương tuyến đường sắt đô thị (tramway) Sài Gòn – Chợ Lớn vào ngày 27-12-1881. Trong hình, thống đốc Le Myre de Vilers đang đứng trên chiếc đầu máy hơi nước mang tên ông.

Dãy phố buôn bán của người Hoa năm 1900

Xe điện chạy bằng máy hơi nước tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn đang đậu tại trạm ở Chợ Lớn.

Dãy nhà phố trên đường Chợ Lớn năm 1906

Xe điện trên đường Chợ Lớn năm 1910

Đó là tuyến xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn trên tuyến Route Basse (nay là đại lộ Võ Văn Kiệt).

Bán hàng ăn uống gần chân cầu chữ U – Đầu cầu chữ U (còn gọi là Cầu Bót), phía bến Lê Quang Liêm

Tuyến đường sắt năm 1943

Chợ cầu Ông Lãnh, bến Chương Dương khoảng những năm thập niên 1950

Đại lộ Tổng Đốc Phương năm 1950, nơi ngã tư Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương (nay là giao lộ Châu Văn Liêm – Trần Hưng Đạo)

Chợ Lớn – Một thành phố tách biệt với Sài Gòn của ngày trước, nhưng nơi đây tập trung đông đúc người Hoa sinh sống – Ảnh chụp tháng 7 năm 1961

Viết một bình luận