Chùm ảnh cây Cầu Mống – cây cầu với lối kiến trúc cổ xưa bậc nhất Sài Gòn

Những ai sinh sống tại Sài Gòn chắc đã không còn xa lạ gì với cây cầu nổi bật bắc ngang kênh Bến Nghé, nối liền hai quận của Sài Gòn. Chắc cũng được ngót nghét 100 năm kể từ khi xây dựng cho đến nay ở thời Pháp thuộc. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố này.

Vào năm 1893 – 1894, cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng và được trao tay dự án cho công ty xây dựng Levallois Perret. Cầu có chiều dài khoảng 128 mét, rộng 5.2 mét, lề bộ hành rộng 0.5 mét, xây bằng thép kiên cố, mang đậm lối kiến trúc cầu phương Tây cuối thế kỷ XIX.

Tên chính thức của cây cầu này vốn là “Messageries Maritimes Company Bridge”, có lẽ do hình dáng của cây cầu trông giống vòng mống nên người Sài Gòn xưa quen gọi luôn là cầu Mống.

Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu Mống được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.

Cầu trên Rạch Tàu, đi tới trụ sở Hãng tàu Biển MM (Cầu Mống). Ba chiếc xe ngựa trên cầu đang đưa khách người Âu đến bến nhà rồng, nơi neo đậu của hãng tàu Massageries Maritimes.

Hướng chụp cầu Mống nhìn từ cầu Khánh Hội

Khuôn viên công viên bên cạnh cầu Mống, nơi hẹn hò lý tưởng cho những cặp tình nhân

Người dân đang vận chuyển hàng hóa từ chiếc thuyền nhỏ lên bờ bằng một chiếc cầu tạm bợ. Phái xa là cầu Mống

Cầu Mống Khánh Hội

Không ảnh con rạch Bến Nghé, cầu gần hình nhất là cầu quay Khánh Hội, chiếc cầu kế đó là cầu Mống

Bến Bỉ quốc, tức là bến Chương Dương. Hình cầu quay Khánh Hội nhìn từ đường dẫn lên cầu Mống

Nơi rạch Bến Nghé đổ vào sông Sài Gòn với cầu quay Khánh Hội ở phía xa trong hình, ở mép bên phải là đường dốc lên cầu Mống, cây cầu đầu tiên để đi qua bến cảng Khánh Hội.

Không ảnh cầu quay Khánh Hội và cầu Mống

Bến Chương Dương & cầu Mống

Rạch Bến Nghé từ sông Sài Gòn chạy vào Chợ Lớn. Hai chiếc cầu bắc ngang con rạch lần lượt là cầu quay Khánh Hội và cầu Mống, tòa nhà trắng bên phải hình chỗ cầu Mống là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trước năm 1975.

Cầu Mống

cầu Khánh Hội (cầu Mống), lúc này chưa có cầu quay Khánh Hội ngay tại vị trí cầu Khánh Hội ngày nay.

Bến Chương Dương, phía xa là cầu quay Khánh Hội được chụp từ hướng dẫn lên cầu Mống

Đây là đường Bến Chương Dương, đoạn gần cầu Mống (thấy mờ mờ ở phía bên phải ảnh), nhưng trên postcard ghi là Đại lộ Charner.

Cầu của Hãng vận tải biển M.M. (cầu Mống)

Đường dẫn lên cầu Mống

Đường dẫn lên cầu Mống, cây cầu đầu tiên do người Pháp xây dựng tại SG

Cầu Mống và cầu Khánh Hội bắc ngang rạch Bến Nghé, khu vực Quận 4. Phía dưới cùng là khu công viên trước trụ sở Thượng Viện, với tượng đài An Dương Vương. Dãy nhà đối diện với công viên, theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt là Kho đường, Kho bia, Kho cao su Đồng Nai, Liên hiệp Mía đường Việt Nam, Kho của công ty Messageries Maritimes (sau năm 1975 là kho số 4A Bến Vân Đồn của Vinafood2).

Rạch Bến Nghé nhìn từ trên cầu Mống qua Khánh Hội.

Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, phía trước là một trong hai nhánh đường dốc lên cầu Mống

Các cây cầu từ trên xuống trong hình này gồm: (1) cầu Khánh Hội, (2) cầu Mống, (3) cầu Calmette (cầu Muối), (4) cầu Ông Lãnh, (4) cầu Kiệu (đi vào cù lao Ông Kiệu)

Đường Pasteur nhìn từ đầu cầu Mống. Bên phải hình là mặt hông bên trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia VN tại góc Pasteur – Nguyễn Công Trứ.

Cầu Mống

Cầu Mống, tòa nhà trong hình là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Bến Vân Đồn, cầu Mống & cầu Calmette, thời gian đang thi công đại lộ Võ Văn Kiệt (đại lộ Đông Tây)

Rạch Bến Nghé & Cầu Mống – Ga đầu tuyến tàu điện Sài Gòn – Chợ Lớn

Quang cảnh Cầu Messageries, ngày nay được gọi là Cầu Mống, được xây dựng thay mặt cho Messageries Maritimes.

Bến Chương Dương và cầu Mống năm 1885

Bãi tắm ngựa cạnh chân cầu Mống năm 1890 – Người chụp đứng trên cầu Mống nhìn về phía Chợ Lớn

Rạch Bến Nghé nhìn từ trên Cầu Mống – Bãi tắm ngựa năm 1896

Cầu Mống giai đoạn 1900 – 1910

Bản đồ Sài Gòn năm 1903 vẫn còn Chợ Cũ trên Đại lộ Charner, chưa có chợ Bến Thành, chưa có cầu quay Khánh Hội, chỉ mới có cầu Mống. Hướng bắc quay về phía bên phải bản đồ.

Cầu Mống qua rạch Bến Nghé năm 1915

Cầu Mống giai đoạn 1920 – 1929

Cầu Mống năm 1923 – 1938, bên trái là đầu cầu phía quận 4, đường Bến Vân Đồn. Các xe bò đang xuống dốc cầu đi về phía Bến Chương Dương, Quận 1.

Cầu Mồng nhìn từ cầu quay Khánh Hội năm 1929

Cầu quay Khánh Hội – Bến Chương Dương năm 1930, nhìn từ cầu Mống

Cầu Mống bắc qua rạch Bến Nghé, nối liền Quận 1 với Quận 4

Kênh Tàu Hủ và cầu Mống trong buổi bình minh

Tòa nhà màu trắng hình tam giác là Pháp Hoa Ngân Hàng, góc Hàm Nghi – Phủ Kiệt. Những cây cầu bắc qua rạch Bến Nghé – Kinh Tàu Hủ (theo thứ tự bắt đầu từ sông Sài Gòn) gồm có: cầu Khánh Hội, cầu Mống, cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu Chữ Y, cầu Xóm Chỉ, cầu Chà Và, cầu Malabars, cầu Bình Tây, và cuối cùng là cầu hãng Rượu phía trước Nhà máy Xay Bình Tây. Cầu Nguyễn Tri Phương là cây cầu qua kinh Tàu Hủ mới làm thêm cách đây vài năm.

Rạch Bến Nghé năm 1950 – Khu vực trung tâm SG, cầu Ông Lãnh, cầu Mống

Cầu Mống của những năm thập niên 1950 – Bên kia rạch Bến Nghé là nhà kho của Công ty Tàu biển Messageries Maritimes tại số 4A Bến Vân Đồn (ở khoảng giữa cầu Khánh Hội và cầu Mống). Hình chụp từ bến Chương Dương khoảng phía trước Ngân Hàng Quốc Gia.

Cầu Khánh Hội và cầu Mống năm 1955

Cầu Mống năm 1955

Không ảnh Cầu Mống năm 1955

Chiếc không ảnh gần hơn cầu Mống năm 1955

Cầu Mống năm 1955

Chiếc xe thổ mộ đang di chuyển trên đường Bến Chương Dương, cầu Mống năm 1959 – Xe thổ mộ đã từng là phương tiện di chuyển phổ biến ở vùng Sài Gòn – Gia Định những năm 50 của thế kỷ XIX.

Rạch Bến Nghé và cầu Calmette những năm thập niên 1960 – Người chụp đứng trên đầu cầu Mống gần đầu đường Pasteur. Hình trên là cầu Calmette cũ khi còn là cầu sắt. Trong bản đồ 1968 bên phải, bên cạnh cầu Calmette có vẽ một cây cầu tạm, có lẽ đó là cầu bộ hành để sử dụng tạm trong lúc thi ng cầu Calmette mới bằng bê tông cốt thép

Đám đông dân chúng đứng trên cầu Mống xem đám cháy lớn xảy ra vào tháng 3/1963 thiêu rụi hơn 3.000 căn nhà lụp xụp tại Quận 4 khiến cho gần 25.000 người bị mất chỗ ở.

Đường Bến Chương Dương, đầu đường dốc lên cầu Mống giai đoạn 1965 – 1966, xe xuống từ trên cầu về hướng cầu Khánh Hội.

Bến Chương Dương, đầu đường dốc lên Cầu Mống

Hình ghép của hai bức ảnh trên

Cầu Khánh Hội nhìn từ cầu Mống năm 1965

Người lính Mỹ với trẻ em Việt trên Bến Vân Đồn, cầu Mống năm 1966 – Phía xa bên kia rạch Bến Nghé là trụ sở Thượng Nghị Viện (Hội trường Diên Hồng)

Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, hình chụp từ trên Cầu Mống năm 1967

Viết một bình luận