Chợ Lớn trong thời cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Phần 3)

Vùng đất Chợ Lớn đã hình thành từ rất lâu đời, nhưng cái tên Chợ Lớn và thành phố Chợ Lớn thì chỉ mới được thành lập vào tháng 6 năm 1865 thì quyết định của Thống đốc Nam Kỳ trên địa phận thuộc các thôn của ba tổng: Tân Phong Thượng (tổng này mặc nhiên giải thế), Tân Phong Trung và Tân Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. 

Tuy nhiên, đến tháng 10 cùng năm thì địa giới của khu vực thành phố này mới được xác định cụ thể. Dù vậy thì nó chỉ là một phần nhỏ của Quận 5 ngày nay mà thôi! Phải đến gần cuối tháng 10 năm 1879 thì Thống đốc Nam Kỳ mới ra công văn công nhận Chợ Lớn là thành phố thuộc đô thị loại 2 – ngang cấp tỉnh. Thành phố Chợ Lớn lại là đơn vị hành chính tách biệt hoàn toàn với tỉnh Chợ Lớn, nhưng các trụ sở cơ quan của tỉnh Chợ Lớn thì đều được đặt tại thành phố Chợ Lớn.

Quai de Mytho (bến Mỹ Tho) năm 1909 – Nay là đường Võ Văn Kiệt. Nơi cột điện sắt gần giữa ảnh là đầu đường Triệu Quang Phục. Cột điện sắt phía trái có dạng như giàn radar với nhiều dây chăng là trụ dây thép điện tín (telephaph). Cột cao bên trái cạnh bờ kinh (thẳng ngay trục đường Triệu Quang Phục).

Theo sách “Bến Nghé xưa” của tác giả Sơn Nam thì giữa Sài Gòn và Chợ Lớn từng có một đoạn trũng khá thấp nhưng chính quyền không hề có ý định nối liền chúng lại. Mãi đến năm 1916 thì mới bắt đầu làm đường, trải đá và đó cũng chính là đoạn đường Galliéni (sau năm 1975 thì được đổi tên thành đường Trần Hưng Đạo). Đến năm 1930 thì hai khu vực thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn mới có con đường giáp nhau – Đoạn Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. 

Chỉ một năm sau đó (tức năm 1931), Tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh hợp nhất hai thành phố lại với nhau tạo thành một đơn vị hành chính, gọi là khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Thêm nhiều lần đổi tên khác, từ Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đến Đô thành Sài Gòn,…Cuối cùng thì địa danh “Chợ Lớn” chỉ còn là cái tên để chỉ khu vực Quận 5 – Quận 6 – Quận 11 của khu Đô thành Sài Gòn. 

Tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn – Dinh Thị trưởng

Dinh tỉnh trưởng Tỉnh Chợ Lớn năm 1909

Trường tiểu học Mân Chương (tại Hà Chương hội quán) với 60 học sinh chụp năm 1909 – Địa chỉ số 802 đường Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5.

Trường Nam tiểu học Thành phố Chợ Lớn – Nay là trường THPT Hùng Vương (tọa lạc tại số 124 đường Hồng Bàng). Vào năm 1909, trường có tổng số 396 học sinh, gồm 333 em người Việt và 63 em người Hoa.

Bức ảnh này cho thấy một khu chợ lớn ở Chợ Lớn năm 1909. Chợ Lớn nằm ở ven Sài Gòn và được nối với chợ Lớn bằng con sông của người Hoa, một dòng chảy vào sông Sài Gòn, ở giữa cảng. Được cắt ngang qua nhiều sông rạch, Chợ Lớn là thủ phủ kinh tế của Nam Kỳ: tất cả lúa gạo trồng ở đồng bằng đều được chở đến đó để xay xát và sau đó xuất khẩu. Người Hoa kiểm soát hoạt động này theo truyền thống, họ đã thành lập ở Chợ Lớn từ thế kỷ 18; họ đã phát triển nó đáng kể sau khi người Pháp đến, thuận lợi cho thương mại tự do.

Nhà máy nước và điện Chợ Lớn năm 1909

Kinh Tàu Hủ năm 1909 – Phía xa trên kinh Tàu Hủ là cầu Chữ U

Bệnh viện thành phố Chợ Lớn năm 1909 – Đội ngũ bác sĩ và nhân viên bệnh viện dành cho người bản xứ. Năm 1909 có 2.603 bệnh nhân điều trị nội trú.

Một khoa điều trị nội trú của bệnh viện bản xứ Chợ Lớn

Sân vườn của Bệnh viện Thành phố Chợ Lớn

Phòng phẫu thuật của bệnh viện bản xứ Chợ Lớn. Năm 1909, tại đây đã thực hiện 49 cuộc phẫu thuật.

Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn), sau này chính là bệnh viện Chợ Rẫy, được thành lập năm 1900. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.

Trường đào tạo điều dưỡng của bệnh viện bản xứ Chợ Lớn (có 6 học viên trong năm 1909).

Bộ phận sinh đẻ đặt tại bệnh viện phụ sản Chợ Lớn

Khu vực hộ sản Chợ Lớn

Ban nhạc của học sinh trường khiếm thị Nguyễn Văn Chi

Trại trẻ mồ côi ở Chợ Lớn

Toàn cảnh trường Nguyễn Văn Chi – trường khiếm thị

Cận cảnh một lớp học của trường khiếm thị Nguyễn Văn Chi

Khoa phẫu thuật của bệnh viện Drouhet năm 1909 – Bệnh viện Drouhet, trước năm 1975 từng mang tên là bệnh viện Hồng Bàng, sau này mới đổi tên thành bênh viện Phạm Ngọc Thạch. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa lao phổi ở Thành phố và có tuổi đời hơn trăm năm tuổi.

Một số tòa nhà của bệnh viện mang tên thị trưởng Chợ Lớn Drouhet.

Một khu nhà điều trị của Bệnh viện Drouhet năm 1909

Bệnh viện Phúc Kiến năm 1909 do người Phúc Kiến xây dựng. Sau này, có một thời gian là bệnh viện số 3. Sau năm 1975, chính quyền đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Trãi.

Rue de Gialong năm 1909, nay là đường Trịnh Hoài Đức – Phía xa là ngã tư Trịnh Hoài Đức-Phùng Hưng. Trong hình trên nhìn thấy có vẻ như ở giữa giao lộ là một lô cốt có mặt bằng hình bát giác, có cửa sổ nhìn ra 4 phía và bên trên mái có một cột đèn 4 ngọn (đoán như vậy). Nằm ngang nơi tiền cảnh là đường Vạn Tượng, rẽ về bên trái hình là ra đường Khổng Tử, rẽ về bên phải là đi về phía cầu Quới Đước và kinh Tàu Hủ.

Rạch Lò Gốm năm 1909

Y viện Quảng Đông năm 1909, sau này là bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phương. Tiền thân của Bệnh viện chỉ là một trạm xá nhỏ chuyên chẩn mạch bốc thuốc Đông y miễn phí cho người Hoa, được lập ra ở thành phố Chợ Lớn được thành lập năm 1903. Từng có giai đoạn, nơi đây lấy tên là “Nam Hải Lạc Thiện Đường”.

Tòa Thị Chánh Thành phố Chợ Lớn – Tư dinh Thị trưởng năm 1909

Cửa kinh Vạn Kiếp đổ ra kinh Tàu Hủ năm 1920 – 1929, nơi cây cầu trong hình này chính là đầu cầu Chà Và sau này. Bên trái là bờ kè đá của đường dốc lên cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu. Con kinh đổ vào kinh Tàu Hủ sau này được lấp đi làm thành đường Vạn Kiếp, và ở đầu đường Vạn Kiếp làm cây cầu Malabars mới tức cầu Chà Và để đi qua quận 8.

Viết một bình luận