Chợ Lớn trong thời cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (Phần 2)

Ở vùng đất Đề Ngạn từ trước năm 1698 đã có sự xuất hiện của người Hoa Kiều, họ lập nên ngôi làng Minh Hương (được hiểu là “làng của người Minh”). Tuy nhiên, nó chỉ là một ngôi làng nhỏ của người nhà Minh không thuần phục nhà Thanh nên bỏ nước vào Đàng Trong của Việt Nam sinh sống cùng lập nghiệp. Mãi đến sau này, khi top người Hoa từ Cù lao Phố (Biên Hòa bây giờ) chạy đến đây lánh nạn khi bị nhà Tây Sơn đuổi đánh vào năm 1774 thì nơi đây mới thật sự trở nên đông đúc. 

Sau đó vì do nhu cầu sống mà họ đã làm đủ thứ nghề, cũng tự động mở chợ để trao đổi hàng hóa sinh sống. Nếu so với chợ Tân Kiểng do người Việt lập thì chợ Sài Gòn (khu vực đó bây giờ là vị trí của Bưu điện quận 5) thì có lớn hơn nên người dân nơi đây hay gọi với cái tên không chính thống là Chợ Lớn. Sau đó, người ta cũng lấy cái tên này để mà đặt cho vùng đất mà nó tọa lạc. 

Theo học giả Vương Hồng Sển có chia sẻ: “Chợ Lớn như nay ta còn gọi, đối với Hoa kiều là Thầy Ngòn (Đề Ngạn) hay Xấy Cung (Tây Cống: Sài Gòn); còn sách cũ Pháp viết là Cholon hay Cholen, Cho Leun”

Dãy các cửa hàng nằm trên đường phố Chợ Lớn năm 1901

Chùa Bà Thiên Hậu hay còn được gọi là Tuệ Thành Hội quán – Đây là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa được xây dựng bởi nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu) vào khoảng năm 1760. Chùa nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.

Càu Malabars đầu đường Mạc Cửu, nhìn từ phía Bến Bình Đông. Bên trái là cửa rạch Xóm Củi nơi đổ ra Kinh Tàu Hủ.

Mọi người đang đợi chờ gánh nước ở vòi nước máy công cộng năm 1902

Cầu Đường qua rạch Lò Gốm

Khu chợ trời năm 1902 ở Chợ Lớn, tại đây nay là Bưu điện Quận 5

Một con đường ở Chợ Lớn năm 1902 – Nay là đường Nguyễn Thi

Đường Nguyễn Thi ngày nay thuộc khu vực Chợ Lớn

Chợ trời Chợ Lớn năm 1902

Nơi tụ tập, họp chợ của các tiểu thương

Đường bên hông chợ cá, nay là đường Châu Văn Liêm

Dãy nhà góc dường Nguyễn Thi – Hải Thượng Lãn ông ngày nay

Ghe thuyền cập bến ở hai bên bờ kinh Tàu Hủ năm 1902

Kinh Vạn Kiếp năm 1902 – Sau này nơi đây bị lấp lại, tọa thành con đường Vạn Kiếp ngày nay

Cầu Vạn Kiếp và con rạch Vạn Kiếp đổ thẳng ra kênh Tàu Hủ, con đường thẳng phía trước là bến Mỹ Tho (trước năm 1975 là bến Lê Quang Liêm, sau này mới đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt)

Kinh Vạn Kiếp trước khi bị lấp thành con đường Vạn Kiếp

Kinh Tàu Hủ năm 1902

Một nhánh sông đổ thẳng ra kinh Tàu Hủ

Kinh Vạn Kiếp và cầu Vạn Kiếp, chụp từ hướng nhìn ra kinh Tàu Hủ

Những chiếc thuyền tam bản – Phương tiện lưu thông trên kênh rạch phổ biến ở Chợ Lớn thời xưa

Chợ Lớn năm 1902

Kinh Tàu Hủ ở Chợ Lớn năm 1902

Ghe thuyền cập bến trên kênh Tàu Hủ

Bức ảnh về cuộc sống lao động trên kênh thường nhật của người dân Chợ Lớn năm 1902

Một con rạch khác ở Chợ Lớn

Rạch Bến Nghé, bên trái là đường dốc lên Cầu Mống

Một góc chụp khác trên kênh Tàu Hủ

Đường xá Chợ Lớn năm 1902

Dãy những cửa hàng của người Hoa ở Chợ Lớn

Góc chụp khác về dãy cửa hàng ở hình trên

Đường dưới năm 1902, nay là đường Võ Văn Kiệt

Đường ray tuyến đường sắt Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1902

Một con rạch cạn nước

Những ngôi mộ cổ nằm trên đườn Dưới (nay là đường Võ Văn Kiệt) năm 1902

Khu vực chợ trời ở Chợ Lớn năm 1903

Con kênh ở Chợ Lớn

Đám rước rồng năm 1903

Theo tập san “Le Monde Illustré” trong một bài của tác giả tên là Julien, có nhắc đến sự phô trương và nhộn nhịp của đám rước rồng như sau: “Mỗi năm ở tất cả các nước nơi có người Trung Quốc sinh sống, đều có diễn hành lễ rước Rồng. Lễ hội này được tổ chức tại Sài Gòn bởi mỗi bang hội của người Hoa, các bang hội này được thành lập ở ngay tại xứ Sài Gòn này, lễ rước rồng của bang Quảng Đông không nghi ngờ gì nữa là lễ rước rồng đẹp nhất, và vì thế là đại diện tiêu biểu cho những gì ghi trong bài viết này…”

“….Những đám rước này rất đáng chú ý bởi sự phô trương của những bộ trang phục, dụng cụ và тʀᴀɴԍ trí đủ các loại; người Hoa chủ yếu muốn người châu Âu thấy được sự phong phú của các ngày lễ của họ và họ không ngần ngại chi tiêu hết sức để cho người khác thấy được sự rực rỡ hào quang của ngày lễ của họ: ngày hôm đó họ mặc đồ phù hợp cho nhân vật mà họ đại diện, và những bộ trang phục, lụa vải cải hoa và vàng, rất đắt tiền, và chỉ một đám rước này thôi chi phí của họ đã lên đến 8000 piastres, tương đương với 48000 tiền franc của chúng ta….”

“…..Các bà chúa thần nữ tôn thờ được đóng bởi các cô gái trẻ, họ mặc những gì mang đặc tính của vai trò mà họ đại diện và gắn kết, có người thì ngồi ở trên kiệu, hoặc có người đứng trên cây, ở những vị trí rất độc đáo. Cô đầu tiên, một cô gái trẻ được đặt ở cuối một nhánh cây mà không thấy có phương tiện hỗ trợ nào rõ ràng và người thứ hai, một cô gái trẻ cầm ở tay một thanh gậy dọc ngang trước mặt mà ở cuối thanh gậy cân bằng một đứa trẻ; tất cả điều này là hoàn toàn sắp xếp và làm thích thú các khán giả người Á châu.”

Người Hoa tạo ra tiếng ồn nhộn nhịp bằng những cặp chũm chọe khoảng 50cm đường kính, guitar hoặc sáo hay trống nhỏ,…và sử dụng tất cả sức mạnh để tạo nên âm nhạc du dương.

Ở đầu đám rước rồng có rất nhiều người Hoa mang cờ hiệu hình tam giác và các lộng che hình trụ. Các lộng dù che này là тнιêng liêng và chỉ các quan hạng cao nhất mới có quyền được dùng.

Đi sau những người hầu mang lọng che này là một đám đông chơi âm nhạc cuồng nhiệt mà tôi đã nói ở trên và các kiệu mang đầy đồ ăn, như nguyên cả con heo rô ti để ăи trong chùa, trái cây đủ các loại hoặc bánh mứt.

Đằng sau những lương thực là những người mang vũ κнí, đủ các loại vũ κнí cũ và mới được dùng ở Trung Quốc như giáo, mâu, cung, тêɴ, dao lớn, chùy, cây đinh ba, vv, vv

Những người cầm lộng dài che nắng, nhìn từ trên cao xuống sẽ ngỡ như con rắn dài đang chuyển động

Đường Mạc Cửu bên hông Chợ cũ năm 1904 (nhìn từ trên đầu cầu Malabars). Xa phía trước là Chợ cá (trong bóng mờ) trên đường Tổng Đốc Phương (nay là đường Châu Văn Liêm)

Cầu Vạn Kiếp và con rạch cùng tên đổ thẳng ra kinh Tàu Hủ – Bên trái là dốc lên cầu Malabars, bên phải cầu là đường Bến Mỹ Tho.

Hình ảnh trên nhưng khi nước ròng

Một đám rước rồng ở Chợ Lớn năm 1907

Viết một bình luận