Câu huyện về đôi tháp chuông ở Nhà thờ Đức Bà – Biểu tượng của hơn trăm năm tuổi của Thành Phố Sài Gòn

Số 1 Công xã Paris, Quận 1 có một công trình kiến trúc độc đáo được khởi công xây dựng vào năm 1877 và tận 3 năm mới hoàn thành – Chính là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, thường được gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố.

Có một điều ít người biết đến, ban đầu, nhà thờ  có 2 tháp chuông cao 36.6 m, nó là một mảng trơ trụi và không có mái, chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút.

Kinh Lớn những năm thập niên 1880, ngày nay là đường Nguyễn Huệ. Ở thời điểm này, nhà thờ Đức Bà đã được xây dựng, vị trí nằm ở phía xa xa trong bức hình.

Phải đến ngày 2/5/1896, người ta mới cho xây dựng thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes, tổng cộng tháp chuông cao 57m. Có tất cả sáu chuông gồm sáu âm, treo trên hai tháp chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Từ ngoài nhìn vào, trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, đô, rê, mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, si). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất tinh xảo. Tổng trọng lượng bộ chuông là 27.055 kg tức khoảng 27 tấn, nếu tính luôn hệ thống đối trọng (1.840 kg) được gắn trên mỗi quả chuông thì tổng trọng lượng của bộ chuông sẽ là 28.895 kg….

Nhà thờ Đức Bà của năm 1882, đây là hai năm sau khi khánh thành nhà thờ

Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông re vào lúc 16g15. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Rê và Đô (đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Đô và Sol, nhưng vì chuông Sol quá nặng nên thay thế bằng chuông Rê). Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh thì mới đổ cả sáu chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay.

Đường Rue Cartinat năm 1885 và nhà thờ Đức Bà
Đường Rue Catinat (sau này là đường Đồng Khởi) và nhà thờ Đức Bà của giai đoạn 1890 – 1895. Bức hình trên được chụp ít lâu trước khi hai tháp nhọn được thêm vào bên trên hai tháp chuông vào năm 1896.

Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15m, giữa hai tháp chuông được chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ hơn 1m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ dùng trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống báo giờ bằng búa đánh vô các chuông của nhà thờ, tuy nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.

Nhà thờ của năm 1888
Nhà thờ năm 1890
Một bức ảnh chụp cần hai tòa tháp chuongo của nhà thờ năm 1895
Ngày 2/5/1896, hai mái chóp bằng thép được xây dựng thêm ở trên hai tòa tháp chuông
Bản thiết kế của hai mái chóp được dự kiến đưa ra và hoàn thành
Và bài báo cáo còn vẽ ra hình dạng chính xác của nhà thờ, sau khi mái chóp hoàn thiện
Hình chụp trong lúc đang lắp dựng hai tháp bằng thép bên trên hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà Saigon.
Mặt đứng của một trong hai tháp chuông nhà thờ Saigon, và chi tiết phần trên cùng của tháp chuông này.
Chuông treo bên tháp phải nhà thờ Đức Bà
Chuông Re nhà thờ Đức Bà, nặng hơn hơn 2 tấn.
Chuông La của nhà thờ Đức Bà-Sài gòn, nặng khoảng 6 tấn
Chuông Mi và chuông Sol
Cận cảnh chuông Sol gần 9 tấn của nhà thờ Đức Bà
Chuông và bộ đối trọng gắn phía trên.
So sánh người bạn với Chuông Sol nặng gần 9 tấn của nhà thờ Đức Bà
Gác chuông ở độ cao 37m trên mặt đất, rất tối. Sàn được lót sơ sài bằng những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống sâu hút, lạnh người. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông La và Đô (nặng lần lượt 5.931 kg và 4.315 kg). Gác chuông bên trái có 4 quả chuông Son, Si, Mi và Rê (8.745 kg, 4.184 kg, 1.646 kg, và 2.194 kg).
Một trong những quả chuông nặng nhất trong tháp chuông nhà thờ
Chiếc thang nhỏ này là lối đi lên đỉnh tháp chuông – Giữa 4 quả chuông của tháp bên phải (phía Bưu điện thành phố) là một cầu thang nhỏ dẫn lên đỉnh ngọn tháp. Trên đó có 4 cửa và ban công, từ đây có thể ngắm mọi hướng của thành phố.
Cầu thang dẫn lên tháp chuông nhà thờ Đức Bà
Ngoài kiến trúc đặc sắc, bên trong nhà thờ Đức Bà còn có những “cổ vật” đặc biệt mà không nhiều người được biết, ở 2 tháp chuông cao gần 58 m và gác đàn nằm tại ngọn tháp này (đối diện bàn thờ chính). Trong ảnh là cầu thang duy nhất dẫn lên tháp chuông nhà thờ, rộng khoảng 40 cm.
Mặt bên trong đồng hồ Nhà thờ Đức Bà – Cũng nằm ở giữa 2 tháp chuông, phía trên gác đàn có căn phòng đặt bộ máy của chiếc đồng hồ khổng lồ nhà thờ Đức Bà. Từ bộ máy có trục bằng sắt nối với đồng hồ lớn đặt ở bên ngoài, phía mặt trước nhà thờ.
Mặt kiếng đồng hồ nhà thờ Đức Bà nhìn từ bên trong, nó có đường kính 2 m.
Bộ máy đồng hồ nhà thờ Đức Bà – Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn một mét.
Những quả chuông được điều khiển vừa bằng điện vừa bằng thủ công – Riêng ba quả chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc 6 chuông, tiếng chuông được cho là vang xa trong phạm vi khoảng 10 km.
Những báu vật ẩn khuất ít được biết đến của Nhà thờ Đức Bà Saigon: cây đàn organ ống phủ bụi, bộ chuông nặng 30 tấn, và chiếc đồng hồ có cỗ máy tinh tế phức tạp…
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ báo thức. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ.
Cây đàn organ ống cổ xưa nhất tại Việt Nam – Giữa hai ngọn tháp, đối diện bàn thờ chính của ngôi thánh đường là gác đàn. Tại đây đặt một chiếc đàn organ ống, được cho là một trong hai cây cổ nhất Việt Nam hiện nay. Nó được các chuyên gia nước ngoài làm thủ công, thiết kế riêng để âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3m, ngang chừng 4m, dài 2m chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng 10cm.
Phím đàn phủ kín bụi – Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn K’lông Pút của Tây Nguyên. Tuy nhiên, do thiếu bảo quản nên đàn đã hỏng hoàn toàn (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay).
Chiếc đồng hồ phía bên ngoài nhà thờ Đức Bà – Sài Gòn
Kích thước của cây Thánh giá nhà thờ Đức Bà Saigon: cao 3,50 m, ngang 2 m, nặng 600 kg.
Trên trán cửa bên phải nhà thờ Đức Bà-Sài Gòn có mấy hàng chữ Hán. Thật ra đó là 2 câu đối và ghi chú thêm năm hoàn thành nhà thờ. Đọc từ phải qua và từ trên xuống: Thiên Chủ Thánh Đường Đại Đức (Nhà thờ Thiên Chúa đầy ân đức) – Thánh Mẫu Dịch Hạo Nguyên (Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội) – Thiên chủ Giáng sinh, Nhất thiên bát bách, bát thập niên (Thiên Chúa Giáng sinh năm 1880)
Sài Gòn – Lễ rước quân đội Pháp tại nhà thờ chính tòa thuộc địa Việt Nam Đông Dương
Nhà thờ Đức Bà sau khi hai mái chóp trên tòa tháp chuông được xây dựng
Sau hơn 140 năm, nhà thờ Đức Bà đã trở thành một công trình kiến trúc biểu tượng của Sài Gòn. Nằm ở trung tâm quận 1, lại là nhà thờ Chánh tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh nên đây là địa điểm người dân thường tập trung về vào các dịp lễ, Tết, nhất là Noel.

Cổng trước – Lối ra vào chính của nhà thờ Đức Bà
Phía bên trái nhà thờ chính là tòa nhà Bưu điên Trung tâm Sài Gòn

Một tấm postcard sử dụng hình ảnh nhà thờ Đức Bà
Hình ảnh nhà thờ năm 1901
Nhà thờ Đức Bà năm 1929, hướng chụp trên đường Nguyễn Du (trước đó là đường Lucien Mossard)
Nhà thờ Đức Bà của những năm thập niên 1950
Nhà thờ Đức Bà năm 1955 – Hình chụp lúc 3 giờ kém 20 chiều, nắng còn xiên xiên trước mặt chính hướng đông của nhà thờ. Chỉ một lát nữa là mặt chính nhà thờ sẽ bị ngược nắng.
Nhà Thờ Đức Bà bị sét đánh gãy mất một cây Thánh Giá – Ảnh chụp vào tháng 10 năm 1964 của nhiếp ảnh gia Iparkes
Bức ảnh nằm trong bộ sưu tập hình Sài Gòn năm 1969 – 1970. Trong ảnh là Tượng Nữ Vương Hòa Bình (dựng năm 1959) và tượng Giáo mục Bá Đa Lộc với Hoàng Tử Cảnh (dựng năm 1902)
Nhà thờ đang trong quá trình sửa chữa tháp chuông năm 1965
Nhà thờ Đức Bà năm 1965

Viết một bình luận