Cảnh phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 – 1966 thật tuyệt đẹp (Phần 4)

Khoác lên mình cái mỹ danh “Hòn ngọc Viễn Đông” từ hơn một thế kỷ trước, Sài Gòn đã lột xác một cách ngoạn mục khi vươn lên với dáng dấp của một “siêu đô thị” hiện đại. Mỹ danh ấy chính do thực dân Pháp đặt khi Sài Gòn trở thành thủ phủ của liên bang 3 nước Đông Dương vào những năm đầu thế kỷ XX. Ban đầu, Pháp mang theo tham vọng xây dựng Sài Gòn trở thành một thành phố đối trọng, vươn lên vượt mặt những thành phố lớn ở khu vực Singapore và Hong Kong. Nhiều công trình lớn được thực dân Pháp đầu tư xây dựng trên vùng đất đẹp và rộng hướng ra sông Sài Gòn và hàng loạt công trình nổi bật vẫn còn tồn tại đến ngày nay như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát thành phố, Bảo tàng Thành phố (Dinh Gia Long xưa),….

Rạch Thị Nghè gần cầu Phan Thanh Giản (sau này cầu được đổi tên thành cầu Điện Biên Phủ, con đường ngang cầu cũng đổi tên thành đường Điện Biên Phủ)

Sông Sài Gòn, phía trước Bộ tư lệnh Hải Quân

Tàu Hải Quân VNCH – Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam Cộng hòa được Mỹ viện trợ bằng cách chuyển giao một số tàu chiến của Hải quân Mỹ cho Việt Nam Cộng hòa, chỉ một số nhỏ ghe tuần tiễu là do Hải quân Pháp để lại.

Ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Cộng Hòa, nay là ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn văn Cừ

Quảng trường Lam Sơn, vườn hoa bên hông trái tòa nhà Văn Hóa (từng là trụ sở Quốc Hội, sau này là Nhà hát Thành phố được xây dựng dưới thời Pháp thuộc năm 1900); bên phải hình là Passage Eden, bên trái là Phòng Thông Tin Sài Gòn – Một Sài Gòn đẹp giản dị và hài hòa…

Bùng binh Quách Thị Trang phía trước chợ Bến Thành, ảnh chụp nhìn từ hướng cửa đông chợ nhìn qua bến xe. Ở góc phải là văn phòng hãng máy may SINCO

Đường Pasteur – Đây là con đường xưa nhất Sài Gòn, có từ năm 1865 dưới thời Pháp thuộc. Ban đầu ở bến Chương Dương có một con rạch, hai bên có hai con đường đều gọi là đường số 24, nhưng sau đó lại được đặt tên là Olivier, và con kia là Pellerin. Khi con rạch bị lấp lại thì đường Olivier bị mất, chỉ còn lại đường Pellerin. Và năm 1955, chính quyền thành phố quyết định đổi tên thành đường Pasteur, rồi từ đó đến năm 1975 cũng trải qua vài lần đổi tên nhưng cuối cùng cái tên Pasteur vẫn được giữ nguyên cho đến hiện tại.

Ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, xa phía trước, gần bên phải ảnh là ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám với nhà thờ Tin Lành ở góc đường

Công viên Chi Lăng cạnh đường Tự Do, có từ thời Pháp thuộc. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thì nằm cạnh công sở của Bộ Quốc gia Giáo dục. Nơi đây từng được mệnh danh là “lá phổi xanh” giữa trung tâm Sài Gòn, tuy nhiên, sau đó công viên chỉ còn là một vạt cây xanh nằm cạnh một cao ốc khánh thành năm 2010 tên là Vincom Center Đồng Khởi.

Cầu Phan Thanh Giản, sau này đổi tên thành cầu Điện Biên Phủ.

Một góc của trạm ga Davis

Đường Trần Hưng Đạo, nhìn từ ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học. Phía xa bên trái là nhà thờ Tin Lành tại ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám. Trong hình là những học trò của trường Nữ tiểu học Phan Văn Trị (góc Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo, nay là trường THPT Ernst Thälmann). Đi thẳng tới thêm một chút ở khoảng giữa ảnh là góc đường Trần Hưng Đạo – Bùi Viện, kế tiếp là tới rạp Nguyễn Văn Hảo, và kế đó là ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám.

Lầu 3 nhà Thái Thạch nhìn từ khách sạn Astor.

Cô gái trong tà áo dài trắng đang đứng ở đoạn gần với rạp cinéma Việt Long (sau này đổi tên Văn Hoa) trên đường Cao Thắng, kế rạp cinéma có phòng trà tên Đức Huỳnh.

Những sạp hàng trên vỉa hè nằm ở đường Nguyễn Văn Thinh đoạn giữa Nguyễn Huệ và Tự Do

Người bán đờn cò cho khách Mỹ

Em nhỏ này chắc đang mời anh lính Mỹ nào đó mua giùm, không phải một vài cái, mà nguyên xâu bóng.

Phía trước cửa hàng Lam Sơn

Người phụ nữ rửa rau ở trước quầy hàng nước giải khát

Những bức ảnh ghép đường Chi Lăng & Ngã tư Phú Nhuận

Một chiếc xe đò bị tắt máy ở Công trường Lam Sơn, các thanh niên, thậm chí là những đứa trẻ cũng góp sức đẩy chiếc xe vào ven đường để tránh cản trở giao thông

Khách sạn Caravelle – Nguyên thủy của khách sạn là quán Grand Cafe de la Terrasse được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, đây là một trong những quán cà phê đầu tiên và nổi tiếng của Sài Gòn cuối thế kỷ XIX. Đến năm 1957, khách sạn Caravelle bắt đầu được xây dựng và đến năm 1959 thì khai trương.

Góc đường Lê Lợi & Pasteur, gần góc phía bên phỉa hình là tiệm nước mía Viễn Đông nổi tiếng một thời

Người đàn ông bán dừa tươi trên đường Lê Lợi

Chợ sách cũ trên đường Lê Lợi

Vụ đánh bom khách sạn Metropole ở góc đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Cư Trinh, đối diện bên kia đường là dãy nhà dân

Plaza BEQ tọa lạc tại số 135 đường Trần Hưng Đạo, đối diện rạp Nguyễn Văn Hảo, nhà thấp có ống khói bên phải cao ốc Plaza BEQ là lò bánh mì Vạn Kim

Vỉa hè phía trước Plaza BEQ đường Trần Hưng Đạo, đối diện rạp Nguyễn Văn Hảo. Phía xa là ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám

Mấy người lính Úc và New Zealand đang ngắm nghía một nải chuối, thứ trái cây họ ít khi được ăn…tại những sọt hàng của tiểu thương trên đường Nguyễn Thái Học, chợ Cầu Muối

Chiếc cầu bắc qua một lầu nghỉ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Hàm Nghi BOQ tọa lạc tại số 171 đường Hàm Nghi

Không ảnh Sài Gòn – Hai con đường ở dưới cùng là Tự Do và Nguyễn Văn Thinh (nay là đường Đồng Khởi và Mạc Thị Bưởi). Khoảng giữa ảnh là vòng xoay trụ đồng hồ trước Tòa Hòa Giải ở đường Nguyễn Huệ. Khách sạn Palace Hotel góc Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh khi này chưa có. Nhà cao dẹp bên trái có mái chùa trên sân thượng là Khách sạn Catinat.

Đường Tự Do, phía trước Phòng Thông Tin

Người đàn ông bán cờ ở ngã ba Tự Do – Hồ Huấn Nghiệp, hầu hết là những lá cờ vàng ba sọc đỏ – từng là quốc kỳ dưới thời VNCH

Ngã ba đường Tự Do – Nguyễn Thiệp

Chiếc xe hủ tiếu di chuyển trên đường Tự Do

Đường Đồng Khánh, đoạn gần ngã ba Châu Văn Tiếp – Đồng Khánh. Khuất sau cột đèn là Khạch sạn Capitol Hotel, khi này có lẽ chưa cho Mỹ thuê vì năm 1965 chưa có nhiều lính Mỹ qua Việt Nam.

Dừng xe ở ngã tư đường Nguyễn Thái Học – Trần Hưng Đạo

Những em bé Sài Gòn hồn nhiên vô tư này ngày nay đã thành các cụ ông, cụ bà U60 hay U70 hết cả rồi……

Hai người lính gác ở góc ngã tư đường Đinh Tiên Hoàng – Phan Thanh Giản, cạnh mũ MP trong hình trên là bảng hiệu nhà hàng Cơm Tây bình dân Chez Albert

Đường Đinh Tiên Hoàng Dakao, phía trước là Cầu Bông

Lắp đặt đường ống nước tại góc Phan Thanh Giản – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Những nữ tiếp viên của hãng Hàng không Việt Nam

Bob Hope Show tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt – Sân bay Tân Sơn Nhất được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Nhưng trong thời kỳ này thì sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau năm 1975 thì sân bay mới được trả lại và tiếp tục mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế.

Sinh viên trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt trong buổi diễn binh ở đường Lê Lợi

Đường Lê Lợi hơn 50 năm trước đây

Trụ sở Hỏa xa Việt Nam – Pháp trường cát – Bùng binh Chợ Sài Gòn

Pharmacie Normale nằm ở ngã ba Tự Do – Thái Lập Thành, nay là ngã ba Đồng Khởi – Đông Du. Phía trước là ngã ba Tự Do – Nguyễn Thiệp

Navy Hospital – Từng là bệnh viện Hải Quân Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo, nay là Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt (ở số 263 – 265 đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1)

Lễ cầu siêu Y Viện Quảng Đông

Đường Hồng Bàng, đối diện chợ An Đông – Tòa nhà ở chính diện khung hình chính là trụ sở của hãng kem đánh răng Perlon

Giao thông trên đường Đồng Khánh, Chợ Lớn

Chợ An Đông – Chiếc xích lô máy phía trước là xe do hãng Peugeot sản xuất. Từng là biểu tượng giao thông một thời của Sài Gòn, nhưng sau năm 1975 do sự khan hiếm của xăng dầu và sức cạnh tranh mãnh liệt cùng xe lam nên dòng xe này hoàn toàn biến mất khỏi những nẻo đường Sài Gòn.

Bến xe đường Phan Văn Hùm cạnh Ngã sáu Phù Đổng

Hội quán Công Binh

Bến xe xích lô – Trường Tiểu học Hòa Bình phía trước nhà thờ Đức Bà

Viết một bình luận