Cảnh phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 – 1966 thật tuyệt đẹp (Phần 3)

Hơn 300 năm lịch sử, vùng đất Sài Gòn không biết đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, có những lúc tưởng chừng là tan hoang trong biển lửa của chinh chiến binh đao, tưởng là lâm vào hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề buổi giao thời,…nhưng sau tất cả, Sài Gòn vẫn anh dũng mà vượt qua, dù có những lúc trầm xuống nhưng rồi nhanh chóng vụt lên rực rỡ và hưng thịnh hơn bội phần. 

Hãy cùng với Góc Xưa, hồi tưởng lại đôi chút dấu ấn xưa của Sài Gòn những năm 1965 – 1966, để nhớ về một Sài Gòn mạnh mẽ, nhớ một vùng đất phát triển từng ngày, để thêm yêu khu đô thành của chúng ta ở hiện tại.

Đường Tự Do – Đây là một trong những con đưỡng xưa nhất Sài Gòn, xuất hiện từ những năm trước khi Pháp tiến vào xâm chiếm Gia Đinh. Trải qua lịch sử lâu dài, con đường này đã trở thành bộ mặt trung tâm Sài Gòn.

Ngã tư đường Tự Do – Nguyễn Văn Thinh, nay là ngã tư đường Đồng Khởi – Mạc Thị Bưởi

Nhà thờ Tân Định nằm trên đường Hai Bà Trưng – Ở gần cạnh trên là trường Đồ Chiểu trên đường Nguyễn Đình Chiểu (nay là dường Trần Quốc Toản – Quận 3). Cùng với nhà thờ Đức Bà, cả hai nhà thờ đều được xây dựng từ rất sớm và lớn nhất thành phố. Nhà thờ được xây dựng năm 1870 và khánh thành năm 1876 với lối kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Nhà thờ này được bao phủ bởi một lớp sơn hồng từ trong ra ngoài, nên còn được gọi là “nhà thờ hồng”.

Một công trình chùa chiền kiến trúc phương Đông ở ngã tư Hàng Xanh

Thời đó, món ăn vặt luôn thu hút sự chú ý của số đông những cô gái trẻ

Nhà thờ Tân Sa Châu nằm trên đường Trương Minh Ký thuộc địa phận tỉnh Gia Định (sau này đường đổi tên là Lê Văn Sỹ). Nhà thờ được xây dựng năm 1954 và đến năm 1965 mới hoàn thành, trong suốt khoảng thời gian đó, nhà thờ trải qua không ít thăng trầm nhưng dưới sự che chở và quan phòng của Thánh cả Giu-se bổn mệnh nên không ngừng thăng tiến.

Nhà thờ Tân Sa Châu vẫn đang trong quá trình hoàn thành

Tòa Đô Chánh Sài Gòn nằm ở đường Lê Thánh Tôn, đối diện công viên Đống Đa nằm trên đường Nguyễn Huệ, hướng nhìn về sông Sài Gòn và Bến Bạch Đằng. Trong thời Pháp thuộc, nơi đây được gọi là Dinh xã Tây, đến thời VNCH thì trở thành nơi làm việc của chính quyền thủ đô nên đổi thành Tòa Đô Chánh. Nhưng sau năm 1975 thì trở thành nơi làm việc của UBND Thành phố, HĐND Thành phố và một số cơ quan khác nên cái tên Tòa Đô Chánh cũng bị hủy bỏ.

Đại lộ Nguyễn Huệ – Vốn ban đầu, nơi đây là một con kênh được đào từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định, nhưng sau này ở hai bên bờ kênh tập trung quá đông tiểu thương người Hoa buôn bán gây ô nhiễm, nên chính quyền mới quyết định lấp kênh thành đại lộ Charner (tên của vị Thống đốc thời đó). Đến sau năm 1975 thì đổi tên thành đại lộ Nguyễn Huệ và giữ nguyên cho đến ngày nay.

Tượng hai binh lính Thủy quân Lục chiến VNCH dựng giữa công viên, chĩa súng về hướng Nhà hát Thành phố (từng là trụ sở Quốc hội – thời Đệ nhất CH và trụ sở Hạ Nghị viện – thời Đệ nhị CH). Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi diễn ra xoay quanh vấn đề này, một hướng thì lý giải là đang bảo vệ tòa Quốc hội mới chĩa súng về hướng đó; hướng còn lại thì cho rằng hai binh lính đang chĩa súng về hướng khách sạn phía sau tòa Quốc hội, bởi nơi đó từng nổ ra một vụ đánh bom nguy hiểm….

Rạp Casino Dakao – Ngày nay, rạp này được đổi tên thành rạp Cầu Bông nằm ở vòng cung đường Đinh Tiên Hoàng chạy tới hướng Cầu Bông, thuộc phạm vi quận Bình Thạnh.

Đại lộ Cách Mạng 1 Tháng 11, nay là đường Nguyễn Văn Trỗi. Trước đó, con đường này còn có tên là đường Ngô Đình Khôi, nhưng sau năm 1963 (sau cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm) thì đường mới được đổi thành đại lộ Cách Mạng 1 tháng 11.

Khu vực ngoại ô thành phố Sài Gòn

Ngã tư Phú Nhuận, đoạn giao lộ giữa đường Võ Tánh và đường Võ Di Nguy (sau này hai con đường này lần lượt được đổi tên là đường Hoàng Văn Thị và Phan Đình Phùng)

Đường Chi Lăng đoạn gần với chợ Bà Chiểu, sau năm 1975, chính quyền quyết định đổi thành đường Phan Đăng Lưu.

Cầu Phan Thanh Giản và phía xa là cầu Sắt Dakao – Ngày nay, cầu Phan Thanh Giản đã được đổi tên thành cầu Điện Biên Phủ với tháp điều áp của hệ thống đường ống nước máy

Không ảnh khu vực ngoại ô thành phố với những ngôi nhà san sát nhau

Hệ thống những con rạch chảy ngang qua khu dân cư ở vùng ngoại ô thành phố

Chợ Bà Chiểu được xây dựng từ năm 1942 bởi ông Trần Văn Chơi (biệt danh là ông Tư Chơi) nhà ông Trần Văn Chơi hiện nay là ban quản lý chợ Bà Chiểu, nhà ông Trần Văn Chơi giáp ranh với nhà ông Đốc Phủ Sứ Trần Quang Nhã (tỉnh trưởng Gia Định), với tổng diện tích 8.465 m².

Rạp Cao Đồng Hưng nằm trên đường Bạch Đằng, đoạn gần chợ Bà Chiểu – Gia Định. Sau năm 1975, rạp đã được đổi tên thành rạp Gia Đinh và nay đã được chuyển sang nhà sách Thiếu Nhi thuộc công ty Fahasa.

Bida Hàng Xanh, đường Bạch Đằng – Gia Định

Ngã tư Hàng Xanh là nút giao lộ giữa đường Điện Biên Phủ (trước đó là đường Phan Thanh Giản) và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (một đoạn thuộc đường Hồng Thập Tự xưa). Sở dĩ có tên gọi “Hàng Sanh” là do vùng này ngày trước trồng rất nhiều cây sanh (thuộc họ dâu tằm) nhưng sau lại đọc trại thành “Hàng Xanh”.

Góc Phan Châu Trinh – Nguyễn An Ninh, đối diện cửa Tây chợ Bến Thành

Trước cửa rạp Casino đường Pasteur, nhìn về hướng đường Lê Thánh Tôn.

Những cửa hàng được bày bán ở vỉa hè đường Lê Lợi

Đường Lê Lợi

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế

Lễ khánh thành nhà thờ Tin Lành góc đường Trần Hưng Đạo – Đề Thám, Quận 1

Nhà thờ Quốc Tế nằm trên đường Trần Cao Vân, sau này là Nhà Văn hóa Thiếu nhi Quận 1

Ngã ba Chi Lăng – Nguyễn Văn Học (Ngã ba trường Vẽ)

Nhà thờ Thủ Đúc

Góc đường Nguyễn Huệ – Nguyễn Văn Thinh (sau này đường Nguyễn Văn Thinh được đổi tên thành đường Mạc Thị Bưởi và giữ nguyên đến hiện tại)

Ngã tư Phú Nhuận nhìn về đường Võ Di Nguy (nay là đường Phan Đình Phùng ), bên trái là trường Trung học Tư thục Chu Mạnh Trinh

Đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu) – Đây là đoạn đường Chi Lăng khi chạy gần tới đường Ngô Tùng Châu ở xa phía trước thì cong sang phải. Xe vespa đang đi về phía Ngã tư Phú Nhuận.

Đường Bạch Đằng

Công trường Hồng Bàng, khoảng không gian phía trước chợ Bà Chiểu, nơi hôi tụ của 4 con đường: Chi Lăng, Lê Quang Định, Bạch Đằng và Bùi Hữu Nghĩa

Chùa Phước Viên ở ngã tư Hàng Xanh (giao lộ giữa đường Điện Biên Phủ và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) – Ngôi chùa này được xây dựng năm 1928, đến thập niên 1960 đây vẫn chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Tuy nhiên, nằm ngay vị trí mặt tiền nơi “đắc địa” thành phố nên nhanh chóng trở nên khang trang hơn nhiều.

Chiếc xe tang của người Hoa

Rạp Lê Ngọc ở giao lộ Nguyễn Cư Trinh – Trần Hưng Đạo

Vũng nước cạnh đường vào sân bay Tân Sơn Nhất: tắm người, tắm ngựa, cả tắm xe…Nay là ng viên Hoàng Văn Thụ

Công viên Đống Đa trên đại lộ Nguyễn Huệ, trước Tòa Đô Chánh Sài Gòn

Những đứa trẻ đánh giày ngồi nghỉ ngơi ở Công trường Mê Linh

Bệ đá dựng tượng Hai Bà Trưng, giữa Công trường Mê Linh cạnh Bến Bạch Đằng. Nhưng năm 1965 thì được để trống, do trước đó tượng Hai Bà Trưng đã bị giật đổ trong cuộc đảo chánh năm 1963.

Rạch Cầu Bông chụp từ Cầu Mới hướng về thượng lưu.

Dinh Gia Long nằm ở góc đường ng Lý – Gia Long (sau này là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Tự Trọng), tòa Dinh cũng trở thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là nơi ở và làm việc của gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm, khi Dinh Độc Lập bị ném bom vào năm 1962.

Tòa Đại sứ Mỹ cũ ở góc đường Hàm Nghi – Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu ngày nay), trước khi được dời về Khu liên hợp Norodom ở số 4 đại lộ Thống Nhất ở góc đường Mạc Đĩnh Chi – Thống Nhất.

Hotel Ambassador phía sau Trụ sở Quốc Hội

Triển lãm vũ khí tại sân Tao Đàn, phía sau hàng rào cây là Hồ bơi của Cậu lạc bộ Thể thao Sài Gòn

Đền Kỷ niệm, cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (sau năm 1975 thì được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh), cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện Đền Kỷ niệm (sau này là đền Thờ vua Hùng).

Viết một bình luận