Cảnh phố phường Sài Gòn giai đoạn 1965 – 1966 thật tuyệt đẹp (Phần 1)

Nhớ Sài Gòn,….nhớ gì nhỉ? 

Nhớ những ngày nắng gió như thiêu đốt nhưng đầy bình yên, nhớ vùng đất bình dị nhưng lại âm thầm gieo thương nhớ. Nhớ cái tấp nập, xô bồ với những tiếng rao hàng rong thân thuộc ở khắp nẻo đường thành phố. 

Nhớ những ngày lễ hội, đường xá cứ phải gọi là “kẹt cứng”, tiếng còi kêu inh ỏi, nét bận rộn thường trực trên khuôn mặt của mỗi người, mang theo một cái gì đó rất riêng của vùng đất Sài Gòn mến thương. 

Khách sạn Mai Loan góc đường Trương Công Định – Nguyễn An Ninh.

Nhớ những mùa Noel khi được hòa mình vào dòng người đông đúc để ngắm nhìn phố phường tưng bừng không khí vui tươi. Nhớ những ngày Tết, ở những khu chợ hoa đầy màu sắc, người người áo dài sặc sỡ vui vẻ thưởng thức cái không khí se lạnh mùa xuân. 

Nhớ những quán ăn, quán nước vỉa hè, tuy nhỏ nhưng chất chứa biết bao hoài niệm tuổi thơ. Nhớ những con đường rợp bóng cây xanh, dù trải qua bao nhiêu lần “thay tên đổi họ” thì nó vẫn nằm yên đó để ngắm nhìn sự phát triển của đô thành.

Và còn thêm nhiều cái nhớ nữa…..kể mãi chẳng biết khi nào hết! Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu lỡ như một ngày nào đó, buộc phải rời xa mảnh đất Sài Gòn này, chắc sẽ buồn lắm, sẽ nhớ lắm….

Toàn cảnh khu Ga Sài Gòn bên hông chợ Bến Thành (phía trên, bên phải) – Đây là nhà ga đầu tiên người Pháp xây dựng ở Đông Dương, được khởi công nam 1881 và hoàn thành năm 1885, nó cũng là ga đầu tiên trong tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn – Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.

Ga Sài Gòn – Sau này, do ảnh hưởng của chiến chinh nên tuyến xe lửa bị thu hẹp và ngay sau năm 1975 có một thời gian ga Sài Gòn tạm ngừng hoạt động. Đến năm 1978 thì ga dời về Ga Bình Triệu, nhà ga gần với chợ Bến Thành bị dẹp bỏ, thay vào đó ga Hòa Hưng được tu sửa và nâng cấp thành ga Sài Gòn mới.

Chợ An Đông – Chợ được hình thành vào khoảng năm 1950 và chính thức được thành lập vào năm 1954. Chợ An Đông là một trong những khu chợ truyền thống lâu đời của Sài Gòn.

Chợ Cũ – Chú ý mấy cái bẫy chuột bằng lưới thé, thời đó, hầu như nhà nào ở Sài Gòn cũng có một cái.

Góc dưới trái là Rạp Nguyễn Văn Hảo và đường Đề Thám

Vợ con các viên chức dân sự và quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam theo lệnh Tổng thống Johnson di tản trở về Mỹ sau vụ tấn công tại Pleiku – Họ đang làm thủ tục tại nhà ga Phi trường Tân Sơn Nhất Sài Gòn.

Chợ Tết Bến Thành vào dịp Xuân Ất Tỵ

Không ảnh Sài Gòn năm 1965 – Hai cây cầu ở khoảng giữa ảnh là cầu Xóm Chỉ và cầu Chà Và. Bãi đất trống giữa ảnh có một phần cỏ xanh là khu Casino Đại Thế Giới ngày xưa. Cạnh đó (phía trên) đang xây dựng là cư xá St George của Mỹ và Capitol Hotel trên đường Đồng Khánh (có bảng quảng cáo Coca Cola trên nóc).

Xe cộ nườm nượp ở vòng xoay Quách Thị Trang dịp Tết

Toàn cảnh khu vực phía trước chợ Bến Thành, ga Sài Gòn ở phía gần góc trên bên trái – vòng xoay chính giữa hình là vòng xoay Quách Thị Trang.

Tàu tuần tra đêm chiếu đèn vào một ghe trên sông Sài Gòn

Bản đồ và không ảnh Sài Gòn năm 1965

Người phụ nữ mặc áo dài ngồi trên chiếc xe đạp nhỏ

Ngã tư Phú Nhuận – Xe tăng quân đảo chánh rầm rập tiến vào Sài Gòn qua ngã tư Phú Nhuận. Đây là cuộc đảo chánh chống lại tướng Nguyễn Khánh ngày 19/2/1965 do Đại tá Phạm Ngọc Thảo tổ chức và tướng Lâm Văn Phát chỉ huy.

Không ảnh Sài Gòn – Vị trí chiếc tàu đang neo đậu chính là Cảng Sài Gòn, phía trước khách sạn Majestic, gần với Công trường Mê Linh.

Một người bán thịt làm việc sau một loạt thịt và gia cầm sống và nấu chín

Khách sạn Continental nhìn từ trên cao, con đường chính diện hình là đường Tự Do, bên phải hình là vị trí của Nhà hát Thành phố.

Đường phố Sài Gòn

Đây còn gọi là nhà hàng Hòa Bình, đã bị phá bỏ vào cuối thập niên 1960

Khách sạn ALFANA nằm ngay góc đường Tự Do – Lê Thánh Tôn

Trước một tiệm sửa xe

Tiệm trà bông cúc – ly nhỏ 1đ (chữ ở phía trên hình) ở khu vực Chợ Lớn

Những chậu kiểng trên đường Nguyễn Huệ – Phía xa là Tổng nha Ngân Khố

Đường Võ Tánh, sau này là đường Hoàng Văn Thụ

Tiếp viên Air Vietnam dẫn từng tốp hành khách ra máy bay của mình.

Đường Hồng Bàng, nay là An Dương Vương. Kéo dài thêm bên trái của hình sẽ gặp ngã tư Hồng Bàng – Nguyễn Duy Dương (nhà thờ Tin Lành và khách sạn của lính Mỹ)

Khung cảnh bên trong một nhà hát

Bãi đỗ xe ở công viên nhỏ trước Nhà hát Thành phố, Công trường Lam Sơn

Tiệm bánh mì, có bán thêm đồ hộp nước ngoài

Dinh Độc Lập đang xây dựng, sau khi bị đánh bom năm 1962

Khung cảnh nhộn nhịp phía trong lồng chợ An Đông

Đường Hùng Vương, dãy nhà phố bao quanh chợ An Đông

Trẻ bán mía ghim trên đường Nguyễn Huệ

Trụ sở USAID góc Lê Văn Duyệt – Bùi Thị Xuân (cạnh vị trí của rạp Kinh Đô trước kia, bị đánh bom ngày 16/2/1964)

Star Hotel ở Sài Gòn

Khung cảnh đường Lê Lợi cưa hơn 50 năm trước đây

Hai cậu bé chụp ảnh trước Esso Gas Station – Cây xăng góc đường Hai Bà Trưng và Trần Cao Vân

Cầu Mống – Là một cây cầu bắc qua rạch Bến Nghé, nối liền giữa Quận 1 và Quận 4. Đây được coi là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại thành phố này. Trong giai đoạn thi công Đại lộ Đông – Tây và Đường hầm sông Sài Gòn, cầu Mống được tháo dỡ hoàn toàn, sau khi công trình này hoàn tất thì cầu Mống đã được lắp ghép lại theo nguyên bản và gia cố thêm phần trụ móng kèm trang bị chiếu sáng mỹ thuật.

Cảnh sát ở góc đường gần một số tòa nhà bị đánh bom ở trung tâm thành phố Sài Gòn

Tòa Đại sứ quán Mỹ đang sửa chữa lại sau vụ nổ bom – Sau năm 1965, tòa Đại sứ đã được dời về Khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhứt và Mạc Đĩnh Chi.

Bãi đổ xe ở Công trường Lam Sơn, vị trí công viên trước Nhà hát Thành phố

Khu vực này ngày nay là Công viên Hoàng Văn Thụ

Cây xăng CALTEX góc Võ Tánh – Cách Mạng 1-11 (nay là góc Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi). Bên phải là đường vào sân bay.

Cây xăng CALTEX góc đường Võ Tánh – Cách Mạng 1/11 (sau này đổi tên thành đường Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi)

Hotel Ambassador phía sau tòa Quốc Hội (sau này là Nhà hát Thành phố)

Đường Nguyễn Huệ hơn 50 năm trước

Viết một bình luận