Cảm nhận về những lời ca trong bài “Bên cầu biên giới” của nhạc sĩ Phạm Duy.

“Bên cầu biên giới” là một trong những bài hát nổi tiếng nhất của Phạm Duy, được sáng tác vào năm 1947. Đây là bài hát gây tranh cãi một thời. Trong chuyến đi thực tế ở thị xã Lào Cai, vào những ngày thư thả, ông đã viết ca khúc này để tỏ tình với một người đẹp. Bài hát với ca từ cực kì lãng mạn này đã nhanh chóng lan truyền khắp vùng Việt Bắc và cả về miền xuôi. Và rồi, với lý do ca khúc mang không khí sầu não, ủy mị, chán chường, không thích hợp và sẽ làm nản lòng chiến sĩ, một lệnh cấm phổ biến Bên Cầu Biên Giới đã lập tức được ban hành. Sau sự kiện đó, Phạm Duy bỏ vào miền Nam.

Nhạc sĩ Phạm Duy

Hẳn nhiên là không phải nhạc sĩ nào cũng từng đặt chân tới miền địa đầu của Tổ quốc, thậm chí có người chưa một lần đến nơi đó để lấy “thực tế”. Nhưng tất cả các sáng tác về chủ đề này đều làm toát lên hình ảnh biên cương với một nét chung: đẹp, mà mang nỗi buồn của một người trẻ tuổi nhìn quê hương bị giặc tàn phá, nhìn những mộng ước tuổi xuân xưa đổ vỡ. Trong tâm thức người Việt chúng ta, biên giới dường như là một khái niệm vừa đẹp đẽ vừa thiêng liêng. Nó đã là nguồn cảm hứng cho hàng chục sáng tác của các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ, đến mức sẽ là không quá nếu nói rằng chúng ta có cả một dòng nhạc nói về biên giới.

“Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ

Cầu cao nghiêng dốc bên dòng sông sâu

Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời

Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa”

Những ngày nhớ, đêm mong. Hay những khi hồn thơ trôi theo vạt gió. Tuổi còn xanh như lá rụng vào cuối thu để đêm về khao khát có người mình yêu. Nghệ thuật là thế, là sức tưởng tượng và khái quát của các nghệ sĩ, là sự cảm nhận đồng điệu của người thưởng thức trong những câu từ ngân nga đậm chất trữ tình.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hùng Cường trình bày

“Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ

Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa

Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa

Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ

 

Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi

Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới

Xa xa thoáng đàn trầm vô tư

Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ.”

Cũng như một số nhạc sĩ lấy biên giới làm nguồn cảm hứng sáng tác, Phạm Duy đứng bên cầu biên giới lặng lẽ nhìn dòng đời trôi. Có thể người nghe chưa một lần đến đây nhưng họ có thể hiểu âm nhạc sẽ đưa chúng ta tới vùng đất ấy, để ta đứng trên đỉnh núi cao thăm thẳm, nhìn khoảng không bao la, sông nước trôi xa, mây chiều và khói lam nhà ai bảng lảng dưới bản làng mà không tỏ đôi lời. Giấc mộng phiêu lãng được sống cùng nàng được tác giả tô điểm bằng những ca từ mộc mạc, giản dị. Ông tự hỏi mình: “Sống trong lòng người đẹp Tô Châu, hay là chết bên bờ sông Da – nube”. Tất cả những lời tự thán ấy, làm lòng tôi chợt run lên những cảm xúc lạ:

https://www.youtube.com/watch?v=eUHlpx_flTI

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Khánh Ly trình bày.

“Bên cầu biên giới

Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi

Sông nước xa xôi,

Mây núi khắp nơi

Không tỏ một đôi lời

 

Ôi giấc mơ qua

Mộng đời phiêu lãng giang hồ

Sống trong lòng người đẹp Tô Châu

Hay là chết bên bờ sông Da – nube

Những đêm sáng sao”

Mặt khác, như tên gọi “Bên cầu biên giới” chúng ta cảm nhận được đoạn đường nay đã quá xa vời bởi trong lòng vẫn còn thương nhớ về nơi đây. Khi nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỉ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn như giấc mộng bền năm xưa nhưng chỉ là mơ thôi.

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh trình bày

“Nhưng đường quá xa vời

Hương trời vẫn mê mài

Lòng tôi sao vẫn còn biên giới !

Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây

Ôi dòng tóc êm đềm!

Ôi bể mắt đắm chìm!

Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ

Mộng bền năm xưa

Chỉ là mơ qua !!!”

Dòng nhạc nói về biên giới có thể xem như một cách ghi lại lịch sử giữ gìn biên cương Tổ quốc bằng âm nhạc. Nhiều ca khúc đã được các ca sĩ ở các thế hệ khác nhau thể hiện và luôn là dòng chảy mãi không quên trong nền âm nhạc Việt Nam, để tự hào, để lưu nhớ, để trân trọng hơn những giai điệu của hòa bình. Mặc dù Bên Cầu Biên Giới bị cấm lưu hành tại miền Bắc, nhưng bài hát đã thịnh hành từ trước đó và khi về miền Nam lại càng được đón nhận. Đến tận cuối 2012, thì ca khúc này mới được phép phổ biến ở Việt Nam cùng với: Mùa Đông Chiến Sĩ, Mẹ Ta, Tiếng Hát Sông Lô, Nỗi Nhớ Vô Thường, Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ, Em Hiền Như Masoeur, Thà Như Giọt Mưa,… Nhân dịp kỷ niệm 100 ngày nhạc sĩ Phạm Duy ra đi, chương trình Tình Khúc Vượt Thời Gian hôm 27/4/2013 tại nhà hát Bến Thành, Sài Gòn đã dành riêng để tưởng nhớ Phạm Duy và ca khúc Bên Cầu Biên Giới lần đầu tiên mới tái ngộ khán giả.

Trích lời bài hát Bên Cầu Biên Giới:

Ngừng đây soi bóng bên giòng nước lũ
Cầu cao nghiêng dốc bên giòng sông sâu
Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời
Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa

Người đi chưa hết hương sầu lữ thứ
Hồn theo cánh gió quên tình xa xưa
Tuổi xanh như lá thu rụng cuối mùa
Mộng về đêm đêm khát vừng trán ngây thơ

Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi
Nắng (ư) ngừng bên chiếc cầu biên giới
Xa xa thoáng đàn trầm vô tư
Đâu đây dáng huyền đền duyên mơ

Bên cầu biên giới
Tôi lặng nghe dòng đời từ từ trôi
Sông nước xa xôi,
Mây núi khắp nơi
Không tỏ một đôi lời …

Ôi giấc mơ qua
Mộng đời phiêu lãng giang hồ
Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên bờ sông Da – nube
Những đêm sáng sao

Nhưng đường quá xa vời
Hương trời vẫn mê mài
Lòng tôi sao vẫn còn biên giới!
Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây
Ôi dòng tóc êm đềm!
Ôi bể mắt đắm chìm!
Đời phong sương cũ, chỉ là thương nhớ
Mộng bền năm xưa
Chỉ là mơ qua!!!

Viết một bình luận