Bộ sưu tập hình ảnh nón lá trên mọi miền Tổ quốc – Biểu tượng đặc trưng văn hóa người Việt

Khi nhắc đến Việt Nam thì trong ấn tượng của nhiều người bất giác hiện lên hình ảnh chiếc nón lá nên thơ và tà áo dài thướt tha của người thiếu nữ, đây có thể nói là hình ảnh đặc thù của Việt Nam về mặt trang phục. Chiếc nón lá đã trở thành hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam, tuy có phần mộc mạc, lam lũ nhưng lại không kém phần duyên dáng và yêu kiều. 

Nón lá không còn đơn thuần là một vật che mưa nắng, mà nó còn chứa đựng kho tàng lịch sử của nền văn minh lúa nước của người Việt. Nguồn gốc của chiếc nón lá bắt đầu từ câu chuyện “cổ tích” về người phụ nữ cao lớn với chiếc nón được làm từ bốn chiếc lá hình tròn. Bất cứ nơi nào người xuất hiện, mây tan nhanh chóng, nắng cũng dịu đi phần nào và thời tiết dường như thuận lợi hơn. Người đã dạy cho người dân cách trồng lúa và những loại cây lương thực, sau đó thì biến mất “không còn tung tích”. Để nhớ ơn người nên người Việt đã lập đền để tưởng nhớ nữ thần và tìm mọi cách để mô phỏng lại chiếc nón của nữ thần, bằng cách xâu những lá cọ lại với nhau và bây giờ có tên là nón lá. 

Ở mỗi vùng miền Việt Nam đều có một mẫu nón lá riêng biệt, ví dụ miền Tây sẽ tạo ấn tượng với những sợi chỉ đỏ đặc trưng trên nón, người Huế thì yêu cầu sự thanh lịch và mỏng nhẹ,….Nón lá được tận dụng rất nhiều, có khi đồng hành cùng các bà mẹ ra chợ, có khi chịu thương chịu khó cùng những người nông dân trên cánh đồng,….Nón lá được xem là biểu tượng của người Việt Nam hiền hòa.

Chợ Đà Lạt

Ta có thể thấy hầu như ai ai cũng mang nón lá – Chợ Đà Lạt trong bộ sưu tập ảnh của Warren G. Reed

Hầu hết các cô đều lựa chọn nón lá

Một khung cảnh chợ khá bận rộn với đông đúc khách mua hàng

Sự phổ biến của nón lá là không thể chối từ

Áo dài nón lá, áo bà bà với nón lá,…đều là những sự kết hợp duyên dáng và dịu dàng của phụ nữ Việt Nam

Cảnh phụ nữ Việt Nam mua bán ở chợ

Chợ Nha Trang, nhìn đâu cũng là nón lá

Những người phụ nữ mang nón lá ra vào cửa hàng áo dài, áo dài cách tân Việt Nam

Nón lá Việt Nam đồng hành trong mọi hoạt động, gánh hàng rong, nông dân, đi chợ, đi dạo,…

Chợ bán đồ cúng và đồ hàng mã ngày 30 Tết, cạnh sông Hương, Huế

Nữ sinh Trưng Vương trong tà áo dài nón lá thật duyên dáng trước tòa nhà Dinh Thủ Tướng số 7 Đại lộ Thống Nhứt (sau này đổi thành đường Lê Duẩn). Tòa nhà Dinh Thủ tướng trong hình trên trước kia trong thời Pháp là Cư xá Norodom (Cité Norodom) của người Pháp. Trong hình này tòa nhà Cité Norodom đã có thêm cầu thang entrée với mái đón ở giữa, nên có thể suy đoán là hình chụp khi nó đã được cải tạo làm Dinh Thủ tướng Nam Việt Nam.

Phố Hàng Nón – Ảnh chụp năm 1896 tại Hà Nội

Cảnh một đường phố ở kinh đô Huế năm 1923 – Phụ nữ Huế trong tà áo dài và chiếc nón lá xuôi ngược những nẻo đường Huế để bán hàng rong

Huế ngày 14 tháng 5 năm 1923 – Người Việt Nam thật duyên dáng trong những chiếc nón lá đẹp như tranh vẽ

Họp chợ Đông Ba năm 1923 tại Huế

Khoảng năm 1930 – Đàn ông và phụ nữ An Nam đều có thể mang nón lá, họ đang trên đường tới chợ dọc đường Cái Quan (tức Quốc Lộ 1 ngày nay)

Chợ ở Hội An ngày xưa, có lẽ khoảng đầu thập niên 1940

Faifo là tên người Pháp gọi TP Hội An ngày xưa (ở đây ảnh của LIFE viết là Fai Fou).

Cuộc sống hàng ngày ở Sài Gòn của những năm thập niên 1950 – Thiếu nữ Việt Nam diện “Áo dài” (áo dài trắng xẻ tà hai bên) và mang “Nón lá” truyền thống dạo chợ ở Sài Gòn.

Hà Nội vào tháng 7 năm 1954 – Đường phố đông nghẹt người. Phụ nữ đội nón lá mít tinh trước Nhà hát Lớn, khẩu hiệu trên băng rôn có nội dung phản đối chính sách chia cắt Việt Nam.

Hội chợ Kinh Tế Ban Mê Thuột năm 1957

Chợ Cần thơ năm 1959 – 1960, được chụp bởi Rossie Rankin

Nông dân trên ruộng lúa miền Bắc Việt Nam năm 1960 – Không biết họ đang làm gì? Hình như họ đang dùng cây sào dài có mũi xiên chỉa 3 ở đầu để bắt cá hay ếch trên ruộng.

Chợ cá tại Nam Việt Nam đầu thập niên 1960 – Một khu chợ ở ngã ba giữa một đường ray xe lửa nhỏ đi từ miền Nam ra biên giới. Phụ nữ bày cá trong những chiếc giỏ nhỏ, cái này bên cạnh cái kia.

Khu chợ nơi phụ nữ bán hàng mặc áo mưa đội nón lá do mưa lớn tại Huế năm 1961

Đường Trần Hưng Đạo, Huế năm 1961 – Nha Thông Tin nằm thẳng ngay đầu phía bắc của cầu Trường Tiền (nay là nhà sách Phú Xuân), tiếp đến là hai tiệm thuốc bắc: Vạn Ích và Đồng Hiên, kế tiếp là Pharmacie Trường Tiền. Các cô gái đạp xe thêm khoảng 300 m là tới chợ Đông Ba, ở phía bên tay phải.

Huế năm 1961 – Áo dài cổ cao càng làm tôn lên nét thanh lịch và duyên dáng của người thiếu nữ Việt Nam, trong chiếc nón lá truyền thống

Phía trước chợ Sài Gòn năm 1961

Sài Gòn năm 1961

Những thiếu nữ trong tà áo dài trắng và chiếc nón lá truyền thống vô cùng duyên dáng, dạo bước trên đường Tự Do – Sài Gòn năm 1961 (sau này đường đổi tên thành đường Đồng Khởi)

Những người phụ nữ Đà Nẵng diện áo dài và nón lá, gánh trên vai những gánh hàng rong buôn bán khắp nẻo đường năm 1962 – 1963

Chợ Huế năm 1963

Trong tập ảnh chợ Buôn Mê Thuột của Al Adcock năm 1963 – 1964

Chợ Buôn Mê Thuột năm 1963 – 1964

Chợ Biên Hòa năm 1965

Chợ Cần Thơ năm 1965

Lộc Điền năm 1965 – Người phụ nữ trong trang phục áo dài này chở gạo đi bị chận lại, không biết vì lý do gì?

Chợ Hàn, Đà Nẵng năm 1966 – 1967

Phía sau chợ Thị Nghè nhìn từ đầu cầu Thị Nghè năm 1966

Chợ Phú Bài năm 1967

Chợ cũ Sài Gòn nằm trên đường Hàm Nghi năm 1967

Chợ Bình Tây – Chợ Lớn năm 1967

Chợ Thị Nghè năm 1967, phía bên kia rạch Thị Nghè là Sở Thú – Ảnh chụp nhìn từ trên đầu cầu Thị Nghè

Sài Gòn năm 1967 – Gánh mận trong thật ngon!

Chợ cá Tây Ninh năm 1968

Chợ Đông Ba – Huế năm 1968

Chợ đen vỉa hè ngày 27 tháng 4 năm 1968 – đã từng bị chính phủ cấm bán mọi thứ, từ sữa đóng hộp đến thuốc lá và rượu của Mỹ.

Chợ Bến Ninh Kiều của khoảng năm 1968

Chợ Bến Ninh Kiều – Cần Thơ năm 1968

Đường Trần Hưng Đạo – Huế, đoạn trước chợ Đông Ba năm 1968

Chợ Buôn Mê Thuột năm 1968 – 1969 của nhiếp ảnh gia Kestler

Áo dài Huế của vài tháng sau Tết Mậu Thân năm 1968

Những cô học trò Nha Trang trong tà áo dài trắng và chiếc nón lá giờ tan trường năm 1968, làm toát lên nét dịu dàng và đoan trang, thùy mị.

Nữ sinh mặc áo dài, đội nón lá chạy xe đạp luôn là hình ảnh đẹp nhất – Ảnh chụp năm 1968 trên đường Thống Nhất, gần ngã tư Mạc Đĩnh Chi – Thống Nhất. Nhìn bóng nắng có thể đoán khoảng hơn 11 giờ trưa, và các cô nữ sinh này có thể là học sinh Trưng Vương tan trường về.

Buổi chợ luôn đông đúc và bận rộn năm 1969

Chợ Kon Tom năm 1969 – Nơi xuất hiện nón lá nhiều nhất chắc phải nhắc đến “chợ”

Qua những tấm hình xưa ta thấy ở Huế và Quảng Trị ngày xưa giữa thời chiến tranh, có rất nhiều các bà các cô mặc áo dài trong sinh hoạt đời thường, khi ra đường hoặc đi mua bán. Đây là một nét văn hóa độc đáo về cách ăn mặc mà ngày nay không còn nữa…

Chợ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Tín năm 1970

Chợ cá Kỳ Hòa năm 1970

Đoạn gần ngã tư đường Hồng Thập Tự – Lê Văn Duyệt năm 1971, đường Hồng Thập Tự sau năm 1975 được đổi tên thành đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Không ảnh chợ năm 1971

Viết một bình luận