Bộ ảnh về Trường Bộ Binh Thủ Đức – một trong sáu trường đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoặc Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi là Trường Bộ binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến cuối năm 1973 thì chuyển đến Long Thành) là một trong sáu trường đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cùng với Trường Võ bị Quốc gia, Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975.

Không ảnh trường Bộ binh Thủ Đức năm 1966

Ngày 15 tháng 7 năm 1951 Quốc Trưởng Bảo Đại ký sắc lệnh kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những người có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học khóa sĩ quan trừ bị.

Vào thời điểm này Chính phủ Quốc gia Việt Nam tổ chức 2 vị trí để thành lập Trường sĩ quan trừ bị: miền Bắc lập trường tại Nam Định gọi là Trường sĩ quan trừ bị Nam Định và miền Nam lập tại Thủ Đức gọi là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức (trường Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, Tỉnh Gia Định, Hiện nay là phân hiệu trường ĐH GTVT cơ sở 2). Cả hai trường đều tuyển sinh và khai giảng khóa học đầu tiên cùng thời gian: 1 tháng 10 năm 1951. Khóa 1 Nam Định mang tên Lê Lợi và khóa 1 Thủ Đức mang tên Lê Văn Duyệt.

Trường Bộ Binh Thủ Đức
Trường Bộ Binh Thủ Đức cũ, nay là ĐH Giao Thông Vận Tải – Cơ sở 2 trên đường Lê Văn Việt

Qua năm 1952, trường Nam Định được lệnh giải tán và sáp nhập vào với trường Thủ Đức. Cũng từ thời điểm này, thí sinh trên toàn Quốc gia nhập ngũ vào sĩ quan trừ bị đều vào học tại Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. 

Từ khóa 1 đến khóa 5, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu uý, trường hợp thi tốt nghiệp với số điểm thấp hơn quy định thì ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy hoặc Trung sĩ (hạ sĩ quan). Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên thăng cấp Trung úy và Chuẩn úy sau 18 tháng được thăng cấp Thiếu úy.

Từ khóa 6, khóa sinh tốt nghiệp chỉ mang cấp bậc Chuẩn úy. Sĩ quan xuất thân từ khóa này trở về sau, không được áp dụng tiêu chuẩn lên cấp tướng. Cho nên, sau này chỉ thấy cấp cao nhất là cấp Đại tá (Ngoại trừ trường hợp được xét chuyển qua ngạch hiện dịch sẽ được hưởng quy chế lên tướng. Ngoài ra, các quân nhân xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và 4 khóa sĩ quan hiện dịch đặc biệt thụ huấn ở Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế các năm từ 1959-1963 cũng được hưởng quy chế này).

Đầu tháng 2 năm 1955, Trường gián đoạn tuyển sinh và đào tạo sĩ quan trừ bị do ảnh hưởng của Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 trong điều khoản giảm trừ quân bị. Cuối tháng 2 năm 1957, Trường tái hoạt động và được cải danh thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức.

Tháng 10 năm 1961, các trường Chuyên môn được tách ra khỏi Liên trường Võ khoa Thủ Đức (ngoại trừ 3 Trường Bộ binh, Thiết giáp và Thể dục Quân sự).

Năm 1962, phù hiệu của Liên trường Võ khoa Thủ đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền xanh và được ghi thêm phương châm Cư An Tư Nguy.

Phù hiệu của Liên trường Võ khoa Thủ Đức

Bốn chữ “Cư an tư nguy” – sống yên (không quên) lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại-tá Lam Sơn trong thời gian ông làm Chỉ huy trưởng (1962). Câu này trích từ Hệ từ hạ của Khổng-tử:

“Nguy giả an kỳ vĩ giả dã

Vong giả bảo kỳ tồn giả dã

Loạn giã hữu kỳ trị giả dã

Thị cố quân-tử an nhi bất vong nguy,

tồn nhi bất vong vong

Tri nhi bất vong loạn

Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia”

Nghĩa là:

“Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi phận mình

Bị mất là bởi chỉ tới cái hiện có

Bị loạn bởi tin cậy cái trị có sẵn,

Bởi thế, người quân-tử lúc sống yên không quên cái nguy,

còn không quên lúc mất

Khi thịnh-trị không quên cảnh loạn suy,

như vậy mới yên thân mà giữ được nước nhà”

Câu từ dài ấy được rút lại còn 8 chữ: “ Cư an lự nguy, xử trị tư loạn” và gọn hơn nữa, 4 chữ: “CƯ AN TƯ NGUY”

Ngày 1 tháng 8 năm 1963, Trường lấy lại danh hiệu cũ lúc ban đầu là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Năm 1964, Trường lãnh thêm nhiệm vụ đào tạo các cán bộ Đại đội trưởng và Tiểu đoàn trưởng (theo chương trình học, khi mãn khóa được cấp văn bằng tốt nghiệp Đại đội trưởng hoặc Bộ binh Cao cấp). Cũng kể từ năm này các thí sinh muốn trúng tuyển vào học sĩ quan trừ bị phải có văn bằng Tú tài 1 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Ngày 1 tháng 7/ năm 1964 Trường được cải danh thành Trường Bộ binh Thủ Đức

Trường đào tạo từ khóa 1 (1951) đến khóa 27 theo thứ tự từng năm nhưng khi chiến cuộc leo thang, nhu cầu đòi hỏi nhiều sĩ quan khiến số khóa tăng lên từ 2 khóa mỗi năm. Kể từ năm 1968 trở đi thì mỗi khóa được gọi là “1/68”, “2/68”, “1/69”, “2/69″….

Trong khuôn viên Trường có một đài tưởng niệm gọi là Trung nghĩa Đài ghi bốn chữ “Tổ quốc ghi ơn.” Kể từ năm 1968 công việc đào tạo sĩ quan trừ bị của Trường Thủ Đức được bổ túc bởi Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thường gọi là Trường Đồng Đế ở Nha Trang.

Bản đồ khu vực TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC năm 1970. Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Q. Thủ Đức, Tỉnh Gia Định (khu vực ngày nay là Phường Tăng Nhơn Phú A, Q. Thủ Đức, nơi có trường ĐH Giao Thông Vận Tải Cơ sở 2).

Cuối năm 1973, Trường Bộ binh Thủ Đức được lệnh di chuyển về Huấn khu Long Thành. Đến giữa tháng 4 năm 1975 lại di chuyển về Thủ Đức.

Trường Bộ binh Thủ Đức giải thể vào năm 1975, khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Trong thời gian hoạt động 1951-1975, Trường Thủ Đức đã đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt.

Một số hình ảnh về Bộ Binh Thủ Đức khi ấy:

Thiệp chúc Tết của trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
Nguyệt san Trường Bộ Binh Thủ Đức

Một số hình ảnh về tốt nghiệp của sinh viên Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức năm 1967:

Đoàn xe Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến dự lễ mãn khóa SV Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong ngày dự lễ tốt nghiệp trường bộ Binh Thủ Đức
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester. Bên trái là Đại tá Lâm Quang Thơ, chỉ huy trưởng trường BB Thủ Đức (4/1967-8/1969). Người đứng giữa là Đại tướng Cao Văn Viên (1921-2008), là một trong 5 người được phong hàm Đại tướng Quân lực VNCH. Ông cũng là vị tướng giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng của Quân đội trong thời gian lâu nhất (1965-1975).

Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester.
Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester.

lễ mãn khóa SV Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức
Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester.
Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester
Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester
Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester
Sân Vũ Đình Trường Bộ Binh Thủ Đức – ảnh của Co Rentmeester.

Các sinh viên sỹ quan thường gọi là Trung Nghĩa Đài, vị trí nằm ở cuối sân Vũ Đình Trường. Từ xa, phía sau lưng của đài là Câu lạc Bộ, phía bên trái là đường dẫn xuống doanh trại Tiểu Đoàn 2, phía bên phải là đường đi xuống Nhà bếp, Khu Gia Binh (Cán Bộ, Quân Nhân Cơ hữu của Trường), đường đi ra Cổng Sau (Cổng Số 9). Hình chụp các sinh viên sỹ quan gác Trung Nghĩa Đài có lẽ đang cử hành Lễ Mãn Khoá. Đêm trước ngày lễ tốt nghiệp, từ 6 giờ chiều cử hành Lễ Truy Điệu (khoảng 1 giờ) với sự tham dự của các sỹ quan Tham Mưu, Cán Bộ thuộc Trường cùng toàn bộ sinh viên sỹ quan khoá ra trường ngày mai. Buổi lễ được cử hành rất trang trọng, đầy cảm xúc khi ánh dương vừa chợp tắt, trong buổi hoàng hôn nhập nhoạng sương chiều. Dưới ánh đuốc bập bùng (không thắp đèn) tiếng hô khẩu lệnh, hồi kèn rước Quốc Quân kỳ, Truy điệu tạo nên một không khí trang nghiêm đến … rợn người !

Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1967
Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1967

Một số hình ảnh về lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1971

Trung tướng Phạm Quốc Thuần, chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức đọc diễn văn tại Lễ tốt nghiệp ngày 4/12/1971
Ông Trần Thiện Khiêm tham dự lễ tốt nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Văn Thiệu tham dự lễ tốt nghiệp
Sinh viên Sĩ quan tuyên thệ trong buổi lễ tốt nghiệp ngày 4/12/1971
Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1971
Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1971
Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1971
Lễ tốt nghiệp trường Bộ binh Thủ Đức năm 1971

Những Chỉ-huy-trưởng Việt Nam trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ-Đức
– Đại-tá Phạm Văn Cẩm
– Thiếu-tướng Lê Văn Nghiêm
– Thiếu-tướng Nguyễn Văn Chuân
– Thiếu-tướng Hồ Văn Tố
– Đại-tá Lam Sơn Phan Đình Thứ
– Trung-tướng Trần Ngọc Tám
– Thiếu-tướng Bùi Hữu Nhơn
– Trung-tướng Trần Văn Trung
– Trung-tướng Phạm Quốc Thuần
– Thiếu-tướng Lâm Quang Thơ
– Trung-tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
– Trung-tướng Nguyễn Văn Minh
– Đại-tá Trần Đức Minh
CÁC GIAI-ĐOẠN HUẤN-LUYỆN
Chương-trình huấn-luyện quân-sự tại Thủ Đức nhằm đào-tạo sĩ-quan chỉ-huy trung-đội, gồm:
– Bộ binh căn-bản (18 tuần): vũ khí cá-nhân, cá nhân chiến-đấu, đội hình tác-chiến, . . .
– Bộ-binh trung-cấp (28 tuần): Vũ-khí cộng-đồng như đại-liên, súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa-tiễn; vượt sông, chiến-thuật, bản đồ, la-bàn, pháo-binh, chiến-tranh-chính-trị, quân-pháp, . . .
THÀNH-QUẢ CỦA TRƯỜNG BỘ-BINH THỦ-ĐỨC
Theo niên giám của trường, trong 25 năm, các trường sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo khoảng 55,000 sĩ-quan, trong đó khoảng 15.000 nguời biệt-phái về các ngành chuyên môn (hầu hết là giáo chức)
Các vị tướng xuất-thân từ các trường Sĩ-quan trừ-bị:
Khóa 1 Thủ-Đức:
-Trung-tướng Trần Văn Minh (Tư-lệnh Không-quân)
-Trung-tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Cục trưởng Quân-vận)
-Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình (Tổng Giám-đốc Cảnh-Sát Quốc-gia)
-Chuẩn-tướng Phạm Hữu Nhơn
-Chuẩn-tướng Huỳnh Bá Tính
Khóa 2 Thủ –Đức:
-Chuẩn-tướng Bùi Quý Cảo (Tổng Giám-đốc Tài-chánh và Thanh-tra quân-phí
Khóa 3 Thủ-Đức :
-Thiếu-tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư-lệnh Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt)
Khóa 4 Thủ-Đức
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn I)
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch.
Khóa 5 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)
Khóa 16 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Cảnh Sát Trang Sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn)
Với 23 vị tướng và 55 ngàn sĩ-quan (số tử vong khoảng 15,000), các trường đào-tạo sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo cho đất nước những chiến-sĩ chĩ-huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh.

Viết một bình luận