Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được Pháp mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Sở dĩ có danh hiệu này vì trong thời kỳ thuộc Pháp, Sài Gòn được người Pháp xây dựng thành một nơi ăn chơi xa xỉ cho quan chức Pháp, được Pháp mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” (Viễn Đông ở đây là chỉ 3 nước thuộc địa ở cực Đông của Pháp, gồm Việt Nam, Lào và Campuchia).
Gọi là “hòn ngọc” nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km2; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km2)], bao bọc bởi sông Sài Gòn – Nguyễn Thái Học – Nguyễn Thị Minh Khai – rạch Bến Nghé. Và sau hơn 100 năm nhiều người Việt Nam vẫn gọi Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông”, Sài Gòn trước đây là thành phố “phát triển hàng đầu Châu Á và số 1 khu vực”. Mời các bạn cùng nhìn ngắm lại một Sài Gòn của hơn 100 năm trước qua bộ ảnh sau:
Nhà hát thành phốDinh Gia Long ngày ấyLa rue Catinat – nay là đường Đồng KhởiLa rue CatinatSở trước bạ và con niêmGóc Nguyễn Du-Tự Do. Sau này có thời gian là bót Catinat của Pháp. Trước 1975 là trụ sở Bộ Nội Vụ VNCH.Dinh Thượng thơ Nội vụ, góc Tự Do-Gia Long, ngày nay vẫn còn.Tượng đài Tướng Léon de Beylié, đường Blancsubé (đường Duy Tân trước 1975, nay là Phạm Ngọc Thạch)Đường Đốc Phủ Thoại, nay là đường Vũ Chí HiếuChợ trung tâm Chợ Lớn lúc 3 giờ chiềuTrung học Pháp – Hoa. Trước 1975 là Bác Ái Học Viện. Sau 1975 là trường CĐ Sư phạm TP.HCM, và hiện nay là trường Đại Học Sài GònTrung học Pháp – HoaHôpital indigène – Sau này là Bệnh viện Chợ RẫyHôpital indigène – Sau này là BV Chợ RẫyĐường Bến Hàm Tử và kinh Tàu HủTrường Tân Định – Nhóm trường nữ sinhTrường Tân Định – Nhóm trường nữ sinhTrường Tân Định – Nhóm trường nam sinh. Nay là trường THPT Nguyễn Thị DiệuTrường nữ sinh Chợ Đũi – Sân trước trên đường Phạm Ngũ Lão. Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.Trường nữ sinh Chợ Đũi – Sân trongBords de rivière – Thủ ĐứcBords de rivière – Thủ ĐứcLe tramway à vapeur. Nay là đường Hai Bà TrưngXe điện đầu máy hơi nước tuyến Saigon-CholonNgã ba Bến Hàm Tử-Tản Đà, bên phải là trạm xe điện (cạnh chân cầu Xóm Chỉ qua Q8)Nhà máy điện Chợ Quán & Trung tâm Vô tuyến điện trên đường Bến Hàm TửCảng SaigonCathédrale Notre-Dame- Nhà thờ Đức BàSở Lúa Gạo Đông Dương, góc Nguyễn Bỉnh Khiêm-Phan Thanh GiảnTrésor – Kho bạcBệnh viện đa khoa trên đường Lê LợiLe grand marché – chợ Bến ThànhLe grand marché – chợ Bến ThànhTòa nhà của Bưu điện trên đường Nguyễn Văn Bình ngày nay (trước 1975 là đường Nguyễn Hậu). Con đường này nay là Đường Sách mới mở ra năm 2017.Tòa nhà chính của Bưu điện SaigonPhòng Thương Mại Thời VNCH là Hội Trường Diên Hồng, sau đó là trụ sở Thượng Nghị Viện. Nay là Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM.Bảo sanh viện mới của người Việt – Đây là tòa nhà đầu tiên của BV Phụ sản Từ Dũ ngày nayRạch Xóm Củi, Bến Bình ĐôngChợ trung tâm của CholonTòa soạn CÔNG LUẬN BÁO trên đường Pellerin (nay là Pasteur)