Bạn đã xao xuyến với những bức ảnh Cần Thơ thời xưa chưa? (Phần 4)

Phần cuối cùng của bộ sưu tập hình ảnh về vùng đất Cần Thơ xưa! 

Cần Thơ đã gợi cho tất cả chúng ta nhớ về một vùng Tây Đô của Đồng bằng sông Cửu Long. Dù trước hay sau, dù xưa hay nay thì Cần Thơ vẫn là trung tâm vùng Tây Nam Bộ, có nền kinh tế phát triển nhanh và chiếm giữ vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những hình ảnh đặc trưng như bến Ninh Kiều, rạch Cái Răng, những đường phố, những vùng dân cư ven sông,….tất cả đã chứng kiến được sự chuyển mình của Cần Thơ trong suốt chiều dài lịch sử. 

Bến tàu đường sông tại bến Hàng Dương (từ năm 1958 là Bến Ninh Kiều)

Trường nữ Tiểu học Cần Thơ thập niên 1920

Bệnh viện Cần Thơ thập niên 1920. – Sau năm 1954 là bệnh viện Thủ Khoa Nghĩa. Nay là Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ nằm đối diện với công viên Lưu Hữu Phước.

Nhà máy điện năm 1920 – 1929

Dinh Tham biện Chủ tỉnh của những năm thập niên 1920

Nhà máy nước và điện Cần Thơ năm 1920 – 1929

Những tòa nhà hành chính ở Cần Thơ thập niên 1920

Đại lộ Long-Xuyen, từ năm 1955 đường này đổi tên thành đại lộ Nguyễn Trãi

Con kênh bị rút cạn nước ở Cần Thơ

Đại lộ Delanoue, từ năm 1955 đổi tên thành đại lộ Phan Đình Phùng. Hình chụp tại Cầu Xéo, chính là vị trí Ngã ba Cầu Xéo hiện nay nằm về cuối đại lộ Phan Đình Phùng, gần Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ (còn gọi là Nhà thờ Cầu Xéo).

Bến tàu mới năm 1931 – Năm 1955, đường ven sông đoạn này mang tên đường Lê Văn Duyệt, nối liền với Bến Ninh Kiều (trước là Bến Lê Lợi). Từ năm 1975 tới nay, cả hai đường cũ nhập chung thành một đường Hai Bà Trưng chạy dọc theo bờ trái sông Cần Thơ Phía bên phải nhìn kỹ có thể thấy tòa nhà Bungalow cạnh bên cánh buồm, ẩn khuất trong đám những cây dừa.

Cầu xi măng Cần Thơ thập niên 1920s

Con đường làng ở Cần Thơ thập niên 1930

Buổi thử nghiệm máy cắt lúa

Mùa gặt ở Cần Thơ năm 1930

Xe đò Cần Thơ – Vị Thanh qua 1 cây cầu gỗ hư hại năm 1962

Sông Cái Khế năm 1966

Đường Phan Đình Phùng năm 1960 – Trong hình là hai đứa bé: Hà 3 tuổi và Hiểu 5 tuổi

Trường tiểu học Tân An 1

Trường Nam Tiểu học Cần Thơ

Mặt tiền chợ Cần Thơ

Đường xuống bến phà Cần Thơ năm 1967

Rạp chiếu phim CANTHO LÉOPOLD, sau năm 1975 là rạp Thanh Bình. Cạnh góc Phan Bội Châu – Phan Đình Phùng

Rạp CASINO cạnh góc đường Phan Bội Châu – Phan Đình Phùng, sau năm 1975 là rạp Thanh Bình.

Cầu Quay Cái Răng – Cần Thơ của những năm 2000

Trường THPT Châu Văn Liêm được xây dựng từ năm 1917 – Hình chụp từ trong sân trường: Mặt sau dãy phòng học phía đường Ngô Quyền (cổng chính của trường). Trước giờ “G” khi cơ quan hữu quan chuẩn bị đập bỏ Trường THPT Châu Văn Liêm – ngôi trường “trăm tuổi” hiếm hoi của ĐBSCL – để xây mới, nhiều người dân thành phố Cần Thơ và cựu học sinh trường này đã đề nghị TP nên trùng tu ngôi trường.

Toàn cảnh Trường THPT Châu Văn Liêm nhìn từ trên cao sau khi thay áo mới – Sau gần 2 năm xây mới, Trường THPT Châu Văn Liêm, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cơ bản hoàn thành và vẫn giữ được “dáng xưa”.

Ảnh kỷ yếu của thầy cô ở trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ thập niên 1960

Chợ Cần Thơ thập niên 1960 – Khu Hàng Dừa và cổng chính nhà lồng chợ Cần Thơ

Ngã ba Bến Ninh Kiều – Ngô Quyền năm 1968

Hình trên: Tân An ng Sở (Nhà việc hay trụ sở Hội Đồng Xã Tân An, Thành phố Cần Thơ) – Hình dưới: Chùa Tàu ở Cái Răng (Hiệp Thiên Cung – Chùa Ông Cái Răng)

Cầu Quay Cái Răng – Được xây dựng lần đầu tiên vào thời Pháp thuộc vào được đưa vào sử dụng năm 1913. Sau năm 1975, chính quyền cho xây dựng một cây cầu mới bằng bê tông cốt thép bên cạnh cầu sắt cũ. Cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1982.

Bungalow ở Cần Thơ

Học sinh tham gia buổi diễn hành chào mừng và cổ động cho kỳ bầu cử Quốc Hội Lập Hiến được tổ chức trên toàn miền Nam VN vào ngày Chủ nhật 11-9-1966 (trước Tết Trung Thu khoảng hai tuần nên nhiều học sinh có mang theo lồng đèn, hoặc có thể lồng đèn được nhà trường hay những người tổ chức mít tinh phát cho). Bên phải hình là Ty Công Chánh tỉnh Phong Dinh.

Nhân viên chính quyền đi đến các xã ấp hướng dẫn nông dân cách thức bầu cử. Tại Ô Môn trong vùng châu thổ sông Cửu Long, một nữ nhân viên Sở Thông Tin phát các tờ hướng dẫn chi tiết cách bỏ phiếu.

Đường Hàng Dừa thập niên 1960 – Bên trái là đường Phan Bội Châu, bên phải là đường Phan Chu Trinh.

Các nữ sinh tại Cần Thơ, một cô cầm chiếc lồng đèn giấy, trên đường đến dự buổi diễn hành cổ động kỳ bầu cử Quốc Hội Lập Hiến tổ chức tại Nam VN vào ngày Chủ nhật 11-9-1966.

Ghe thuyền cập bến ở bến Ninh Kiều – Cần Thơ

Phi trường Cần Thơ năm 1964

Tấm bưu thiếp hình ảnh chợ Cần Thơ xưa – Dấu bưu điện 18/4/1904

Chợ Cần Thơ xưa

Cấu tạo của xe lôi máy cũng khá đơn giản, có thể thấy nó chỉ là một chiếc xe máy gắn thêm thùng xe có 2 bánh  nhưng vô cùng hữu dụng.

Xe lôi đạp – Ban đầu nó là xe lôi bằng sức người, sao này được cải tiến thành xe lôi đạp và cuối cùng là xe lôi máy. Đâyđược coi là đặc sản riêng của người dân miền Tây.

Những chiếc xe lôi máy kỷ niệm – Tiền thân của những chiếc xe lôi là xe 3 bánh do người Pháp chế tạo, sau này nó xuất hiện khá nhiều ở Việt Nam để chở người, chở đồ vật khá tiện. Tuy nhiên, sau này, nó dần biến mất khỏi đường phố.

Xe lam Cần Thơ – Phụng Hiệp năm 1965

Viết một bình luận