Ảnh ít người biết về cựu hoàng Bảo Đại của phóng viên quốc tế

Cùng xem loạt ảnh tư liệu mà nhiều người có thể chưa bao giờ biết đến về Bảo Đại – vị hoàng đế cuối cùng của nước Việt – được ghi lại qua ống kính của các phóng viên quốc tế.Ảnh ít người biết về cựu hoàng Bảo Đại của phóng viên quốc tế

Hoàng đế Bảo Đại (trái) và hoàng thân Vĩnh Cẩn (phải) cùng các quan chức Pháp ở Paris năm 1926. Bảo Đại du học ở nước Pháp từ năm 1922-1932.
Bảo Đại cầm vợt bóng bàn trong một hoạt động của giới tin hhoa ở Paris năm 1932.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại tuyên bố thoái vị tại Huế, trao quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời. Trong buổi lễ này Bảo Đại đã có một câu nói nổi tiếng: “Thà làm dân một nước tự do, còn hơn là làm vua một nước nô lệ” khi tuyên bố thoái vị. Câu nói được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt vì tinh thần hợp tác của Cựu hoàng và cũng là bước ngoặt trong cuộc đời ông khi từ vị trí “Thiên tử” cai trị nhân dân trở thành một công dân bình thường của đất nước tự do: công dân Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy.

Bị thương sau một chuyến săn bắn, hoàng đế nước Việt chống gậy tại dinh thự của mình gần Cannes, 1939.
Cựu hoàng Bảo Đại ở London, Anh quốc năm 1948. Ông đã thoái vị tại Huế trong cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
Nụ cười sảng khoái của người từng là vua nước Việt, 1949.

Năm 1933 Bảo Đại lấy Hoàng hậu Nam phương (người miền Nam) và tuyên bố thực hiện giáo lý của đạo Thiên chúa thực hiện chế độ một vợ một chồng. Thực hiện lời hứa được chừng 12 năm, Bảo Đại rơi vào lưới tình của thứ phi Mộng Điệp (miền Bắc). Đến năm 1949 Bảo Đại từ Hồng Kông về nước chấp chính, bà Lê Thị Phi Ánh (người miền Trung) trở thành mối tình thứ ba của ông, sinh cho Bảo Đại hai người con là Hoàng nữ Phương Minh và Hoàng nam Bảo Ân. Ngoài những bà phi chính thức, cuộc đời vị vua đào hoa và ăn chơi Bảo Đại còn có bà Lý Lệ Hà nhưng đã chia tay chứ không chính thức thành phi.

Cựu hoàng Bảo Đại khi ở Trung Quốc trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã được bà Jenny Woong, tức Hoàng Tiểu Lan người Trung Quốc thương yêu và chu cấp cho. Sau này Bảo Đại đưa Hoàng Tiểu Lan về Việt Nam hưởng vinh hoa phú quý.

Trong thời gian sống tại Pháp, cựu hoàng Bảo Đại yêu thêm bà đầm Vicky, bà thứ phi Tây đầu tiên của ông. Vicky sinh cho Bảo Đại một Hoàng nữ là cô Phương Từ. Chia tay Vicky, cựu hoàng lao vào cuộc tình buồn với cô đầm Clément. Sau vụ tai tiếng đó ông kết hôn lần cuối với cô làm nghề dọn phòng Monique Baudot, cuộc tình cuối cùng của ông. Không có

Quốc trưởng Bảo Đại làm việc với Leon Pignon, Cao ủy Pháp tại Đông Dương, Sài Gòn năm 1949.
Quốc trưởng Bảo Đại tham gia một sự kiện tại Hà Nội năm 1950.
Bảo Đại và cố vấn Trần Văn Hữu (ngoài cùng bên phải) trò chuyện cùng Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Russel S. Berkey và nhà ngoại giao Edmund A. Gullion, 1950.
Đô đốc Russel S. Berkey cùng cựu hoàng Bảo Đại thưởng thức sâm-panh, 1950.
Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol tại Rambouillet, Paris ngày 28/8/1953.

Viết một bình luận