“36 phố phường” Sài Gòn – Phần 2

Tuy không thật sự có “36 phố phường” như Hà Nội cổ kính, nhưng Sài Gòn lại sở hữu cho mình những con phố “xưa, cũ” độc đáo mà không phải đâu cũng có. Hãy cùng với Góc Xưa len lỏi qua các góc phố Sài Gòn xưa để tận hưởng những điều thú vị này….

Đại lộ Hàm Nghi – Tòa nhà trong hình bây giờ là tụ sở quan thuế. Trong hình còn có sự xuất hiện của chiếc xe nhà vàng (hay còn gọi là xe tang của người Hoa), người Mỹ hay nói chung người Tây phương rất quan tâm đến cái xe đòn đám ma ở Sài Gòn, vì nó rất khác lạ với bên xứ họ. Có người không biết còn chú thích nó là xe hoa ở Sài Gòn nữa!

Đại tá Sid Gaines Microbilogy và Đại tá Tom Murname thảo luận về tỷ lệ mắc bệnh dịch hạch với Giám đốc Viện Pasteur Sài Gòn

Cổng lăng Lê Văn Duyệt là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt. Do vị trí Lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung Lăng Ông – Bà Chiểu (tức là “Lăng Ông ở Bà Chiểu”) để chỉ khu vực này.

Những kiosk nhỏ bày bán đầy đủ những mặt hàng ở đường Nguyễn Huệ

Bãi rác ở góc đường Pasteur – Nguyễn Đình Chiều (cạnh tường rào của Viện Pasteur)

Người dân đổ rác ở đây – nơi góc đường Pasteur – Nguyễn Đình Chiều, bên tường rào của Viện Pasteur, sau này là Pasteur – Trần Quốc Toản

Người đàn ông đang dọn dẹp rác

Những người bán hàng đồ ăn vặt rong tranh thủ thời gian dừng xe để bán đồ cho người đi đường

Một góc chụp cao những kiosk trên đường Nguyễn Huệ

Bồ phun nước ở bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ)

Đường phố Sài Gòn

Đường ray trên đại lộ Hàm Nghi – ngày nay, đoạn đường ray này đã không còn nữa

Những xe bán quà lưu niệm trước số 70 đường Nguyễn Huệ , cạnh OSCAR Hotel ngày xưa. Khu này ngày nay là khách sạn Oscar 68 Nguyễn Huệ.

Dưỡng đường Bảo sanh viện Gia Long, đường Nguyễn Tri Phương, nay là Trung tâm Y Tế Dự Phòng Quận 5 tọa lạc tại số 164 Nguyễn Tri Phương.

Dan Peckham trên chiếc xe xích lô, dạo phố Sài Gòn trong bộ quân phục

Chiếc xe con cóc trên đường Công trường Công xã Paris, tòa nhà vàng bên phải là Bưu Điện Trung tâm Sài Gòn, đối diện với Nhà thờ Đức Bà.

Thương xá Passage EDEN, Công trường Lam Sơn

Bãi giữ xe trên đường Lê Lợi, cạnh công viên nhỏ trước Nhà hát Thành phố (trước đó, tòa nhà này từng bị tửng dụng làm Trụ sở Quốc hội dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và Trụ sở Hạ Nghị viện dưới thời Đệ nhị Cộng hòa)

Chiếc không ảnh đường Nguyễn Huệ, hướng ra sông Sài Gòn

Bồn phun nước ở Bùng binh Bồn Kèn (vòng xoay Lê Lợi – Nguyễn Huệ)

Đường Nguyễn Huệ

Kiosk bán hoa trên đường Nguyễn Huệ

Người thiếu nữ trong tà áo dài trắng, tạo dáng bên những chậu hoa đầy sắc màu

Kiosk bán hoa và cây cảnh

Băng ghế dài dựng ở đại lộ Nguyễn Huệ, hướng nhìn từ Bến Bạch Đằng về Tòa Đô Chính Sài Gòn

Đường Nguyễn Huệ

Trụ sở Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện trụ sở USAID Mỹ

Tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ nằm ở Khu liên hợp Norodom tại số 4 Đại lộ Thống Nhứt (nay là Lê Duẩn) ở góc đường Thống Nhứt và Mạc Đĩnh Chi

Dinh Độc Lập trên đường Lê Duẩn – từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Tượng Thiên sứ Micae, Thánh tổ Binh chủng Nhảy Dù VNCH

Đường Chu Mạnh Trinh, bên hông nhà thương Grall

Trường Đại học Y Khoa Sài Gòn

Đây là trường đại học đào tạo bác sĩ y khoa của Việt Nam Cộng hòa. Đây là một phân khoa đại học của Viện Đại học Sài Gòn.

Trường Đại học Y khoa đầu tiên ở Việt Nam là Trường Y khoa Hà Nội được thành lập năm 1902 đặt ở Hà Nội. Năm 1904 trường đổi tên thành Trường Y khoa Đông Dương và trực thuộc Viện Đại học Đông Dương vào năm 1906. Năm 1947 trường mở thêm một trường phụ thuộc ở Sài Gòn với tên Faculté de Médecine et de Pharmacie de Hanoi, Section de Saigon.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, cơ sở và nhân sự được dời từ ngoài Bắc vào Sài Gòn dưới tên mới: Trường Đại học Y Dược khoa, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Đó là khởi điểm của trường Y Dược khoa riêng của Sài Gòn. Khoảng 2/3 sinh viên y khoa Hà Nội cùng các giáo sư cũng di cư vào Nam tăng sĩ số và giảng viên.

Trụ sở của trường là số 28 đường Testard gần góc với đường Barbé (sau năm 1955 đổi là Trần Quý Cáp và Lê Quý Đôn). Đó nguyên là đất cũ của ngôi chùa Khải Tường lịch sử. Sang thời Pháp thuộc chùa bị phá. Lấp lên trên nền chùa cũ là biệt thự tư gia. Năm 1940 nữ bác sĩ Henriette Bùi, mở dưỡng đường sản phụ khoa ở đó.

Trường Hàng Hải thuộc Đại Học Kỹ thuật Phú Thọ, ngày nay nằm trong Đại Học Bách Khoa TP. HCM

Tiệm cắt tóc Xinh Xinh góc đường Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng

Ngã tư Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm. Hình chụp từ tòa nhà Naval Support Activity, góc đường Phan Đình Phùng – Đoàn Thị Điểm (đối diện Bộ Tư lệnh Hải Quân Mỹ)

Tòa nhà dài phía trên cùng là dãy lớp phía sau của trường Gia Long, ngã ba phía dưới là giao lộ Trương Định – Hồ Xuân Hương bây giờ.

Chợ lớn – Bãi cỏ góc phía sau nhà thờ Jeanne d’Arc, nhìn sang công viên Văn Lang

Đường Nguyễn Tri Phương khúc giữa Hùng Vương – ngã sáu Trần Hoàng Quân (cái cột chân tượng trong hình)

Gánh tàu hũ nóng hay còn gọi là “tàu phớ” của người Hoa

Sạp báo với chủ nhân nằm dài đánh một giấc ngủ trưa

Xe bán đồ ăn vặt của người Hoa

Xe bán nước giải khát, trẻ con rất thích những loại thức uống nhiều màu này!

Công viên Dạ Trạch, bên phải là đường Minh Mạng. Công viên này ở trước nhà thờ Jeanne d’Arc, còn công viên Văn Lang nằm phía bên kia đường. Phía bên phải của hình là trường Chu Văn An và Ký Túc Xá Minh Mạng.

Trụ sở Ngân hàng Pháp Hoa trên Đại lộ Hàm Nghi. Đối diện bên kia đường Hàm Nghi, ngay góc Hàm Nghi – Võ Di Nguy (sau này là đường Hàm Nghi – Hồ Tùng Mậu) là Tòa Đại Sứ cũ của Mỹ, bị đánh bom năm 1965.

Cầu tiểu cạnh bên phía sau Quốc Hội

Trụ sở chính cảu công ty SHELL trên đường Thống Nhất (sau này là đường Lê Duẩn)

Viết một bình luận