Sài Gòn năm 1966 thật sống động qua loạt ảnh của Donald MacKinnon

Sài Gòn năm 1966 sống động qua loạt ảnh về những chiếc xe hơi sang trọng và bóng loáng trên đường Công Lý đến những chiếc xe ngựa chở rau đơn sơ mộc mạc ở ngã tư Trần Hưng Đạo – Huỳnh Mẫn Đạt hay là hình ảnh tòa cao ốc Regent BOQ gần đầu cầu Phan Thanh Giản… tất cả về Sài Gòn năm 1966 đó đã được cựu nhân viên quân sự Mỹ Donald MacKinnon lưu lại dưới ống kính của mình.

Đại lộ Thống Nhứt, Dinh Độc Lập. Đại lộ Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn

Đại lộ Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn. Dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên Sài Gòn với Dinh Độc Lập, con đường có từ trước khi Sài Gòn bị người Pháp đánh chiếm. Sau đó nó được nối với đường trung tâm Hoàng thành cũ, thành đại lộ trung tâm của khu vực đầu não chính quyền mới.

Lúc đầu, đường mang tên là đại lộ Chính Phủ, về sau đổi tên là đại lộ Norodom (tên một nhà vua Campuchia từng đến thăm Sài Gòn).

Năm 1950, Dinh Norodom được Chính phủ Bảo Đại đổi tên thành Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất. Năm năm sau khu vực đại lộ Thống Nhất trở thành khu vực chính trị và ngoại giao của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa với rất nhiều cơ quan đầu não cùng các cơ quan ngoại giao.

Sau năm1975, Dinh Độc Lập được đổi tên thành Dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất đổi thành Đường 30 tháng 4. Đến năm 1986, đại lộ này được chính quyền TP HCM đổi thành đường Lê Duẩn.

Đây là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn, được đổi tên 4 lần từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XXI. Đại lộ Lê Duẩn mang trên mình đầy đủ chuyển động tiêu biểu của lịch sử thành phố hơn 300 tuổi.

Đường Công Lý
Đường Công Lý
Đường Công Lý, nhìn về phía sân bay Tân Sơn Nhất 
Phía trước là ngã tư Công Lý – Yên Đổ
Trường Tiểu Học Sao Mai cạnh chùa Vĩnh Nghiêm
Ngã tư Lê Lợi-Công Lý

Cùng với đại lộ Thống Nhất, đại lộ Lê Lợi (tên thời thuộc Pháp là Bonard) là hai trong 5 đại lộ lớn và lâu đời nhất Sài Gòn. Ban đầu đây cũng là con kênh dài gần một km do người Pháp đào, một đầu đổ ra sông Sài Gòn, đầu còn lại nối với kênh Olivier đổ ra rạch Bến Nghé để tiêu thoát nước. Khoảng năm 1880, kênh bị lấp hoàn toàn để xây dựng thành đại lộ Bonard.

Sau khi Nhà hát thành phố và Chợ Bến Thành mới (chợ Mới) thành lập vào năm 1914, ga xe lửa Saigon – Mỹ Tho được dời từ đầu đường Hàm Nghi đến vị trí ở quảng trường Cuniac (quảng trường Quách Thị Trang) và ôtô bắt đầu phát triển vào khoảng thập niên 1920 thì đại lộ Bonard chiếm ưu thế về kinh tế so với những con đường khác như Catinat (Đồng Khởi), Charner.

Từ năm 1955 đến nay, đường này mang tên Lê Lợi và vẫn được mệnh danh là con đường thương mại vì có nhiều cửa hàng, thương hiệu lớn.

Ngã tư Trần Hưng Đạo-Huỳnh Mẫn Đạt
Ngã tư Trần Hưng Đạo-Huỳnh Mẫn Đạt
Đường Trần Hưng Đạo và cây xăng Esso ngày ấy
VP chỉ huy Quân Cảnh Mỹ (Provost Marshal’s Office) trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện Bệnh viện Sùng Chính & Khách sạn Victoria 

Khu vực Lăng Cha Cả – Đường Võ Tánh, nay là Hoàng Văn Thụ
Đường Huỳnh Mẫn Đạt, đoạn giữa Trần Hưng Đạo và Bến Hàm Tử
Tòa cao ốc Regent BOQ (sau 1975 là chung cư nhân viên Bưu điện) gần đầu cầu Phan Thanh Giản, góc Phan Thanh Giản-Phạm Đăng Hưng (nay là góc Điện Biên Phủ-Mai Thị Lựu)

Viết một bình luận