“36 phố phường” Sài Gòn – Phần 1

Sài Gòn không có cái gọi là “36 phố phường” mang theo nét cổ kính hay đặc trưng lâu đời như Hà Nội, nhưng trên bước đường mưu sinh hàng ngày – người Sài Gòn đã tạo nên những con phố trẻ mang hơi thở riêng, tất bật và đầy lạ lẫm, nhưng cũng không kém phần thú vị. 

Đường Duy Tân với hàng cây dài rợp bóng – phía chính diện hình là hồ Con Rùa nơi Công trường Quốc Tế

Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè, nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do… (Du Tử Lê) – Người chụp ảnh đang đứng ở đường Tự Do (sau này là đường Đồng Khởi, còn dưới thời Pháp thuộc là đường Catinat) nhìn về phía vườn hoa và Nhà thờ Đức Bà. Khúc đường Tự Do này từ Nguyễn Du tới Gia Long, ngộ cái hai bên đường trồng toàn cây xoài không biết từ hồi nào. Mùa xoài chín đi ngang nhìn trái lủng lẳng trên cây thèm lượm được một trái nào rụng nhưng bao giờ cũng có người khác dớt trước.

Thủ đô Sài Gòn có nhũng con đường đi vào thi ca, rất lãng mạn, điển hình như đoạn đường Duy Tân này với hàng cây im lìm vắng lặng, chỉ có tiếng xào xạc của lá cây và tiếng gió vi vu….

Công trường Lam Sơn – Đây là khu vực công cộng ở Quận 1, bao quanh phía trước và phía sau Nhà hát Thành phố. Ngoài Nhà hát, xung quanh công trường còn có một số khách sạn lâu đời như Khách sạn Continental và Khách sạn Caravelle Sài Gòn.

Tự Do Night Club, nằm gần với khách sạn Caravelle trên đường Tự Do (góc Tự Do – Thái Lập Thành, nay là góc Đồng Khởi – Đông Du)

Vỉa hè trên đường Nguyễn Huệ, dọc đoạn đường này có rất nhiều quán cafe sang chảnh cùng nhà hàng, quán bar,…được xem là khu “giải trí” bậc nhất Sài Thành.

Vỉa hè Nguyễn Huệ – Trước đó khi có đại lộ Nguyễn Huệ thì đây chỉ là một con kênh hướng ra sông Sài Gòn, mang tên kinh Chợ Vải và là nơi tụ tập nhiều tiểu thương buôn bán hai bên bờ kênh.

Tự Do Night Club – Nơi đây từng xảy ra một vụ nổ bom và đây cũng là vụ tấn công đẫm máu nhất tại Sài Gòn trong năm 1971.

Không gian bên trong của Tự Do Night Club – sân khấu biểu diễn của những ca sĩ, ban nhạc

Tình trạng kẹt xe ở đoạn đường Công trường Công xã Paris, xung quanh Nhà thờ Đức Bà. Trong hình là hình ảnh người đàn ông cố gắng đẩy xe mía ra khỏi vòng kẹt.

Đầu đường Lê Lợi gần bồn phun nước – Hai đứa trẻ bán bong bóng đang mời khách người Tây mua ủng hộ.

Đại lộ Lê Lợi, đoạn giao Lê Lợi với Pasteur

Công viên phía trước Nhà hát Thành phố ở Công trường Lam Sơn – Thời Pháp thuộc, phần công trường phía mặt tiền Nhà hát có tên là Place Francis Garnier. Năm 1910, nhà cầm quyền cho đặt một bức tượng Francis Garnier – nhân vật gắn với sự kiện Pháp chiếm thành Hà Nội. Nhưng sau đó, bức tượng này đã được thay thế bởi bức tượng khắc họa hai binh sĩ Thủy quân Lục chiến VNCH. Sau năm 1975 thì bức tượng này cũng bị đám đông kéo bỏ.

Đường Lê Thánh Tôn, đoạn phía sau chợ Sài Gòn

Ngã tư đường Công Lý – Nguyễn Du, sau này đổi tên thành đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Du

Cổng Trường Trung Học Văn Hóa Quân Đội tọa lạc tại số 17 đường Thống Nhất (sau này là đường Lê Duẩn) – Trong hình, nơi này được chọn làm điểm bỏ phiếu phục vụ cho ngày bầu cử.

Ảnh chụp từ phía bên trong chợ Bến Thành hướng ra ngoài

Những chiếc xe đang dừng đèn giao thông

Ngày hẹn hò của nam thanh nữ tú, nam lịch thiệp trong “áo trắng sơ vin quần tây”, nữ thì dịu dàng và tha thướt trong tà áo dài truyền thống.

Phía trước nhà sách Vĩnh Bảo

Xe ba gác chở chổi lông gà

Một góc của chợ Bến Thành

Người người đông đúc, qua lại ngược xuôi nơi chợ để chọn lấy thứ cần thiết

Góc chợ Bến Thành, cũng có không ít người bán hàng rong đang gánh từng gánh nặng ngược xuôi buôn bán

Gánh bán đồ ăn vặt ở chợ Bến Thành

Bên đường bán thật nhiều trái cây….

Những sạp trái cây ở bên hông chợ

Hai bên đường bán rất nhiều trái cây, phần lớn là quýt và cam….

Gánh ăn vặt

Góc phố Đồng Khánh – Tổng Đốc Phương

Xe ba gác chở đầy cả một xe chuối

Giao thông trên đường phố Sài Gòn – Tòa nhà trắng đối diện  khung hình là Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Xe xích lô máy đã từng là biểu tượng độc đáo của Sài Thành, nhưng sau đó vì sự khan hiếm xăng dầu mà nó biến mất hoàn toàn trên những nẻo đường.

Đường phố Sài Gòn

Rạp chiếu phim Cao Đồng Hưng nằm ở số 475 Bạch Đằng nối liền với cuối đường Chi Lăng (đến ngã tư Bùi Hữu Nghĩa – Gia Định) đoạn qua chợ Bà Chiểu hướng từ Chi Lăng về Hàng Sanh – Sau năm 1975, Rạp này được đổi tên thành rạp Gia Định và nay chuyển sang nhà sách Thiếu Nhi thuộc công ty Fahasha.

Ngã Bảy Lý Thái Tổ

Đường Nguyễn Tri Phương

Tượng An Dương Vương ở ngã sáu Minh Mạng (hay còn gọi là Ngã Sáu Chợ Lớn)

Đường Nguyễn Huệ nhìn từ ban công của một quán cà phê, hướng nhìn ra sông Sài Gòn

Bãi giữ xe ở đại lộ Nguyễn Huệ

Công viên trước Nhà hát Thành phố ở Công trường Lam Sơn, ở thời điểm này, bức tượng hai binh sĩ Thủy quân Lục chiến VNCH đã được dựng lên.

Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn, nằm ở số nhà 132 – 134 đường Tự Do (sau này đổi tên thành đường Đồng Khởi, thời Pháp thuộc thì đường có tên là Rue Catinat). Khách sạn khởi xây vào năm 1878 và khánh thành năm 1880.

Đường Hai Bà Trưng, đi lên một xíu hướng về bên phải là ngã ba Hai Bà Trưng – Nguyễn Đình Chiểu (cột điện thứ 2)

Khu chợ Thái Bình

Giờ tan trường của những cậu nhóc

Tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam trên chiếc xe VelóSolex lúc nào cũng mang theo nét dịu dàng và thướt tha

Đường Võ Tánh (nay là đường Hoàng Văn Thụ) thẳng phía trước Lăng Cha Cả – Khu vực này sau đó là vòng xoay Lăng Cha Cả. Sau năm 1975 lăng đã bị để cho mục nát rồi cuối cùng phá bỏ để làm vòng xoay giao thông.

Đoạn đường gần khu vực Lăng Cha Cả

Đường phố Sài Gòn

Tượng đài Biệt Động Quân được dựng ở Ngã bảy Lý Thái Tổ

Bùng binh ngã bảy Lý Thái Tổ, tượng Biệt Động Quân

Viết một bình luận