“?ề ᴍáɪ пһà хưɑ” (ɴɡᴜʏễп ?ăп Ðôпɡ) – Bᴜôпɡ Ьỏ ᴍᴜộп ρһɪềп, тгở ᴠề ᴄùпɡ զᴜê пɡһèᴏ тһâп тһươпɡ

Quê hương là nơi ta được sinh ra, nơi cha mẹ vất vả và tần tảo sớm hôm để nuôi ta khôn lớn thành hình người, là nơi bình yên mà ta quyết định tìm về khi mỏi mệt trong cuộc sống, khi vật vã trong guồng quay có cuộc sống cứ liên tục tuần hoàn. Quê hương không là một định nghĩa cụ thể nào cả, cũng chẳng là cái gì quá xa xôi hay mơ hồ, nó là những điều gần gũi trong ta, đơn sơ và bình dị đến thân quen. Quê hương có thể không giàu có, không nhộn nhịp phồn hoa như đô thành người xe tấp nập; quê hương cũng có thể không rực rỡ ánh đèn đêm mỗi khi chiều buông; nhưng quê hương luôn bao bọc ta, luôn cho ta cảm giác thanh bình và thư thả bởi những con đò câu hát, bởi dòng sông với gió mát trăng thanh….Và ca khúc “Về mái nhà xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã lần nữa đưa chúng ta trở lại một vùng quê dịu êm với cây cầu nhỏ bắc ngang sông, với ánh trăng le lói chiếu rọi cả một khoảng không gian tĩnh lặng. Nghe và cảm nhận ca khúc, ta như gác bỏ những muộn sầu nơi phố đèn rộn rã, buông bỏ những ưu phiền vì cuộc sống mưu sinh.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

“Về mái nhà xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông theo đuổi giai điệu nhẹ nhàng và sâu lắng, như dìu dắt người nghe đi từng bước từng bước vào bức tranh quê hương rực rỡ mà lại yên bình. Ngôn ngữ âm nhạc của nhạc sĩ rất mộc mạc và giản đơn, không cầu kỳ hay hoa mỹ, không khiến người nghe cảm thấy mơ hồ hay trừu tượng, mà hoàn toàn ngược lại, dễ nghe, dễ hiểu và dễ thấu cảm.

“Về đây ngơ ngác, chim bay tìm đàn
Về đây hoang vắng, lạnh buốt cung đàn
Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế
Qua đáy tim chưa đọng song mê
Qua ước mơ duyên tình đơn sợ…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thanh Lan trình bày trước 75

Những bước chân đầu tiên, đặt chân trở lại quê nhà, bản thân sao thấy lạc lõng và lạnh lẽo vô cùng. Phải chăng ta vẫn chưa kịp hòa nhập với guồng sống giản đơn và người dân thì hiếu khách, phóng khoáng? Những bước chân ngơ ngác như chú chim nhỏ lạc đàn, cứ bay mãi bay mãi vẫn không tìm được đồng liêu. Những bước đi hoang vắng bởi khung cảnh rộng lớn nhưng chẳng có bóng người nhộn nhịp như thị thành, gợi cho ta những cảm giác giá lạnh bốc lên từ đôi bàn chân. Người nhạc sĩ ấy vẫn vững bước, vững kiên định trên con đường đồng hoang vắng để tìm về với mái ấm thân yêu, từng bước chân ông lại lắng nghe được tiếng tim mình rộn rã, lắng nghe được “tâm tình nhân thế”. Vì chẳng mấy chốc nữa thôi, ông sẽ tìm được về với cội nguồn bản thân, tìm về được nơi mà con tim vang lên những nhịp đập đầu đời, tìm được về nơi khởi nguồn của những ước mơ “duyên tình đơn sơ”.

Trở về quê hương, trở về nhà, trở về mái tranh xưa nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, trở về để được nhìn thấy bóng dáng mẹ hiền tần tảo, trở về để thấy hình dáng cha già vất vả ngày đêm, trở về để được ngồi vây quầng bên mâm cơm nhỏ nhưng ngói bay nghi ngút, những món ăn đơn sơ nhưng chan chứa tình yêu và đầy ắp tiếng cười. Hai tiếng quê hương nghe có vẻ lớn lao nhưng lại quá đỗi thân thương, nào là mái nhà tranh với lớp rêu xanh phủ đầy, nào là căn bếp nhỏ với lauwr củi bập bùng của mẹ. Thời gian trôi nhanh không đợi chờ bất cứ ai và điều gì, thời gian qua mang theo rất nhiều hồi ức, nhưng quê hương thì vẫn mãi mãi vững vàng nơi đó, vẫn chờ đợi một ngày người tha hương lần nữa quay lại. Quê hương như một dòng máu nóng, đã thấm sâu vào từng thớ thịt, thấm sâu vào từng huyết quản và hơi thở.

“…..Về đây đâu phút vui xưa sum vầy
Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy
Anh có nghe trong lòng thu chết
Bao lá khô phai nhạt hương đêm
Tan tác bay phiêu bạt giữa trời quê…..”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Hà Thanh trình bày trước 75.

Chỉ cần về tới đầu ngõ, mẹ cha vô tình bắt gặp ta, chắc là mọi công chuyện trong tay sẽ buông bỏ hết, đôi mắt lưng tròng nước mà chạy thẳng ôm ngay con vào lòng. Người con sà vào lòng, sà vào vòng tay ấm áp nhất thế gian, hít lấy hít để hương vị của gia đình. Nước mắt rơi trong lúc này không phải là nước mắt bi thương hay đau lòng, mà là những giọt thủy tinh của hạnh phúc, là những giọt ngọc rơi ra từ tình thương gia đình. Giây phút ấy vui tươi và hạnh phúc biết là bao, cảm giác gia đình sum vầy, cả nhà đoàn viên có lẽ là ước muốn của hàng triệu người, nhưng có người lại chẳng thể nào làm được điều đó. Vậy nên hãy trân quý khoảnh khắc ấy khi còn có thể, đừng để mất đi thì có hối tiếc cả đời cũng chẳng tìm về được.

“Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy”, hình ảnh đẹp làm sao! Bậc thềm vốn đang hoang tàn và sơ xác bỗng nhiên được tô một màu nắng vàng tươi với đầy sức sống, từng cánh phượng cũng rủ nhau mà buông cành rơi lả tả càng tăng thêm nét rạng rỡ. Có cảm giác như bậc thềm đang nở hoa, một bức tranh động trong không gian tĩnh đầy đặc sắc. Như con người ta vốn đang mỏi mệt với cuộc sống thường nhật nơi thị thành, khi trở lại quê hương thì lại như được tiếp thêm sinh khí, trở nên năng động và nhiệt huyết như ánh nắng vàng nơi thềm hoang.

“…..Nơi xưa quê nghèo,
Nhà tranh nát tiêu điều
Tình xưa khôn hàn gắn
Người đã đi rồi, người về đâu có hay
Đâu vòng tay đắm say?…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Thái Thanh trình bày.

Quê hương nơi ta sinh ra và trưởng thành có thể nghèo tiền nghèo bạc, có thể nghèo vật chất nhưng lại rất giàu về tinh thần, giàu nhân giàu nghĩa và giàu tình thương. Mái nhà tranh điêu tàn và sơ xác nhưng người trong mái nhà lại luôn được ủ ấm bằng tình thương, tình nghĩa gia đình.

Tác giả bảo rằng “tình xưa khôn hàn gắn, người đã đi rồi, người về đâu có hay”, quay lại mái tranh xưa, cảnh còn nhưng người mất, phải chẳng mái tranh cũ nhưng người thân chẳng còn? Đây chẳng qua chỉ là suy đoán miên man từ một phía mà thôi, nhưng lại tin đó là đúng, bởi chỉ có không còn người mới không thể hàn gắn mối tình xưa, chỉ có thế mới người đi người về không có người hay. Lại thêm câu “đâu vòng tay đắm say?”, đây chẳng phải là càng khẳng định, vòng tay ấm gia đình đã hoàn toàn bị đánh rơi, chẳng thể nào tìm lại được hay sao? Một sự nuối tiếc bao trùm lên cả bài hát, tiếc vì đã không sớm trân trọng hơn, tiếc vì trở về quá muộn…

“….Về đây mây nước đêm thâu lạnh lùng
Vườn dâu thưa lá ngại nỗi tương phùng
Em ái yêu trong chiều Đông giá
Mang áo xanh theo chồng sang sông
Quên mái tranh, quên con đò xưa.”

Con nước ngày xưa thanh mát lúc trời đêm, nhưng giờ đây chỉ mang lại một cảm giác lạnh lùng lại thêm chút cô độc và tịch liêu, nương dâu ngày nào vẫn người người chăm bẵm, mà nay lá cành thưa thớt “ái ngại nỗi tương phùng”. Xót xa lại thêm chút đau lòng! Còn về mối tình nhỏ nơi quê hương ngày trước, cô nàng bé nhỏ của buổi chiều đông giá lạnh, cô gái nhỏ cũng đôi lần ngượng ngùng và e ngại, nay đã khoác lên mình tà áo xanh mà cùng chồng sang sông. Nàng đã quên rồi mái tranh xưa, quên đi rồi con đò cũ chốn lứa đôi từng hẹn hò, quên luôn rồi có một người vẫn nhớ nàng nơi quê cũ….

“Về mái nhà xưa” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không đơn thuần là nỗi niềm nhung nhớ quê nhà của một người con xa xứ, mà còn là sự hoài niệm về những ký ức cũ năm xưa, ký ức về vòng tay mẹ hiền, ký ức về bóng dáng người cha và cả ký ức về người thương năm nào. Quê hương không quá lớn lao như ta nghĩ, quê hương là nơi có thể cất chứa những hồi ức bé nhỏ mà thân yêu, đôi khi còn chứa cả những khổ cực và gian lao. Nhưng dù thế nào, thì đấy cũng là nơi đẹp nhất của mỗi người, nơi chứa đựng một tình cảm khó diễn tả, gần gũi mà thân quen khiến ai cũng muốn trở về khi đi xa.

Lời bài hát Về Mái nhà Xưa – Nguyễn Văn Đông

Về đây ngơ ngác, chim bay tìm đàn
Về đây hoang vắng, lạnh buốt cung đàn
Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế
Qua đáy tim chưa đọng song mê
Qua ước mơ duyên tình đơn sợ

Về đây đâu phút vui xưa xum vầy
Thềm hoang thêu nắng, phượng thắm rơi đầy
Anh có nghe trong lòng thu chết
Bao lá khô phai nhạt hương đêm
Tan tác bay phiêu bạt giữa trời quê.

Nơi xưa quê nghèo,
Nhà tranh nát tiêu điều
Tình xưa khôn hàn gắn
Người đã đi rồi, người về đâu có hay
Đâu vòng tay đắm say?

Về đây mây nước đêm thâu lạnh lùng
Vườn dâu thưa lá ngại nỗi tương phùng
Em ái yêu trong chiều Đông giá
Mang áo xanh theo chồng sang sông
Quên mái tranh, quên con đò xưa.

Viết một bình luận